[New] Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài?

Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cẩm nang Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài? văn hóa, phong tục tập quán ở các địa phương tại Việt Nam… là như thế nào nhé!

[Cẩm Nang] Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài?

Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài?

=>Bạn có thể click xem các: Giỏ Trái Cây Đám Tang để đi viếng người đã mất

Địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi về nước

Bạn có biết địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài là địa phương nào không? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số thông tin về địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước, mời các bạn cùng tham khảo.

Sau 30 năm bôn ba nước ngoài địa phương nào Bác đặt chân đến đầu tiên

Năm 1941, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác Hồ đã trở về đất nước và tỉnh đầu tiên Bác đặt chân đến khi về nước chính là tỉnh Cao Bằng.

Đồng bào Pác Bó vinh dự và tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón Bác trở về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Thời gian đầu, Người ở với đồng bào Pác Bó nhưng để đảm bảo bí mật, ngày 8/2/1941, Người chuyển vào hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó, nơi có đường sang biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ. Từ đây, Cốc Bó trở thành đầu nguồn của cách mạng Việt Nam.

Sau 30 năm bôn ba nước ngoài địa phương nào Bác đặt chân đến đầu tiên

Mùa xuân 1941, Bác Hồ về Pác Bó trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đối với dân tộc Việt Nam, mùa xuân năm 1941 thực sự là một mùa xuân kỳ diệu, bởi đó là mùa xuân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã mang theo sắc xuân bất diệt cho đất nước Việt Nam.

Tháng 10/1940, khi chính thức quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”. Tầm nhìn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chọn Cao Bằng có ý nghĩa chiến lược lớn, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa một địa phương với toàn quốc, giữa phong trào cách mạng một vùng với phong trào cách mạng cả nước, nhận thức, đoán định được hiện tại và triển vọng tương lai. Trong thời gian chuẩn bị về nước, Người còn tổ chức một lớp huấn luyện chính trị cho 40 thanh niên Việt Nam yêu nước tại Nặm Quang, Ngàm Tảy (Trung Quốc), trong đó chủ yếu là người Cao Bằng làm hạt nhân cho việc xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương sau này.

Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc vượt qua mốc 108 biên giới Việt Nam – Trung Quốc về đến Pác Bó (xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng), một nơi “bí mật” có “hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui”. Đến cột mốc biên giới 108, Bác dừng lại cúi đọc những dòng chữ khắc sâu trên đá rồi đứng lặng hồi lâu hướng tầm mắt nhìn về phía dải đất Tổ quốc điệp trùng. Đất trời đang vào xuân, hoa nở thắm núi rừng. Đất nước trải qua bao đau thương mà vẫn đẹp một cách kỳ lạ, vẫn hồng hào sức sống bất diệt của hàng ngàn năm lịch sử.

Bác về nước đúng vào mùa xuân – mùa tươi đẹp nhất của đất trời, mùa của trăm hoa đua nở, mùa của lộc biếc chồi xanh, vạn vật như khoác lên mình sắc áo mới hứa hẹn một tương lai tươi sáng ở phía trước. Bước chân đầu tiên về đất mẹ cũng là giây phút Người lắng nghe sự sống của sinh thể đất nước đang phôi thai. Nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả lại hình ảnh ấy bằng những câu thơ đầy xúc động: … Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai… (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên).

Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả thiên nhiên đất trời như reo vui: …Ôi sáng xuân nay, Xuân 41/Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/Bác về… Im lặng. Con chim hót/Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… (Theo chân Bác – Tố Hữu).

Đồng bào Pác Bó vinh dự và tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón Bác trở về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Thời gian đầu, Người ở với đồng bào Pác Bó nhưng để đảm bảo bí mật, ngày 8/2/1941, Người chuyển vào hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó, nơi có đường sang biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ. Từ đây, Cốc Bó trở thành đầu nguồn của cách mạng Việt Nam. Tại Pác Bó, tháng 5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Đây là một quyết sách đúng đắn và sáng tạo, một sự chuyển hướng chiến lược cách mạng kịp thời trong tư tưởng chính trị của Đảng ta trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đường lối cách mạng Hồ Chí Minh.

Và cũng chính mùa xuân đầu tiên ấy, từ nơi đầu nguồn thiêng liêng, Người đã cho ra đời bài thơ xuân tuyệt tác tựa đề Pác Bó hùng vỹ:

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là,

Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

Đúng như lời khẳng định của Người, chỉ hơn bốn năm sau, giang sơn Tổ quốc đã thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đồng lòng của nhân dân, cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi vang dội trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Và mùa xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946 đã trở về trên toàn cõi đất nước ta. Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu một bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc với những mùa xuân thắng lợi.

Đã 76 mùa xuân trôi qua nhưng hình ảnh khi lần đầu tiên Bác trở về với Tổ quốc sau 30 năm xa cách ấy vẫn mãi không phai nhòa trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Vinh dự và tự hào là “chiếc nôi của cách mạng Việt Nam”, là quê hương thứ hai của Bác, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng luôn luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn ghi nhớ công ơn to lớn của Người, nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.


Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin kiến thức về về chủ đề Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài? rồi đấy! Nếu bài viết này còn thiếu sót thông tin gì, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới, để giúp chúng tôi cập nhật thêm đầy đủ hơn cho các bạn đọc khác được biết.

Từ khoá tìm kiếm về Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài? mới nhất



#Tên #địa #phương #đầu #tiên #Bác #đặt #chân #đến #khi #trở #về #nước #sau #năm #bôn #nước #ngoài #mới #nhất

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin của chúng tôi. Chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui, kiến thức mới trong cuộc sống!




Nguồn: hoatieu.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *