[New] Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà

Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cẩm nang Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà văn hóa, phong tục tập quán ở các địa phương tại Việt Nam… là như thế nào nhé!

[Cẩm Nang] Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà

Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà

=>Bạn có thể click xem các: Giỏ Trái Cây Đám Tang để đi viếng người đã mất

Cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Sắm lễ cúng rằm tháng 7

Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm khi đến gần đến ngày Rằm tháng 7, lễ cúng cô hồn Rằm tháng 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cách sắm lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất để các bạn nắm được đồ lễ cúng Rằm tháng 7 gồm những gì nhé.

Trong ngày Rằm tháng 7 hàng năm, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng phật, mâm cúng gia tiên và mâm cúng chúng sinh. Dưới đây là những gợi ý sắm lễ cúng rằm tháng 7, mời các bạn cùng tham khảo:

Sắm lễ cúng phật Rằm tháng 7

Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả.

Lưu ý: lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được làm vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối.

Sắm lễ Rằm tháng 7 cúng gia tiên

Nếu cúng Phật là cỗ chay, mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn. Đối với mâm lễ cúng tổ tiên chúng ta thường sắp xếp “trên chay dưới mặn” tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.

Mâm cúng cơ bản cho ngày Rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả…

Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

Sắm lễ cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.

Lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.

Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Một mâm cúng chúng sinh đầy đủ gồm:

Muối gạo: (1 đĩa).

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hay là cơm vắt: 3 vắt.

– 12 cục đường thẻ.

– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…

– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15cm).

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.


Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin kiến thức về về chủ đề Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà rồi đấy! Nếu bài viết này còn thiếu sót thông tin gì, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới, để giúp chúng tôi cập nhật thêm đầy đủ hơn cho các bạn đọc khác được biết.

Từ khoá tìm kiếm về Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà mới nhất



#Sắm #lễ #cúng #Rằm #tháng #tại #nhà #mới #nhất

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin của chúng tôi. Chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui, kiến thức mới trong cuộc sống!




Nguồn: hoatieu.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *