Tập thơ ‘Người thoáng hiện’ của Rabindranath Tagore – Kỳ cuối – Người dịch: Bùi Xuân

Tập thơ ‘Người thoáng hiện’ của Rabindranath Tagore – Kỳ cuối

Tác giả: Rabindranath Tagore
Người dịch: Bùi Xuân
(Dịch theo bản dịch từ tiếng Bengal sang tiếng Anh của Rabindranath Tagore do The MacMillan Company xuất bản năm 1921)

 

NGƯỜI THOÁNG HIỆN – III

1

Hãy đến, Mùa Xuân, người tình lơ đãng của đất, làm cho trái tim rừng thổn thức!

Hãy đến trong cơn gió xôn xao, nơi những bông hoa vừa mở cánh và lá mới chen nhau!

Hãy bừng nở, giống như sự quật khởi của ánh sáng, xuyên qua lễ vọng đêm thâu, xuyên qua mặt hồ u tối, xuyên qua các tháp canh phủ bụi đất, tuyên bố tự do cho những hạt giống bị xích xiềng!

Như tiếng cười của sấm chớp, như tiếng gào của bão tố, hãy hiện ra giữa phố xá ồn ào; giải phóng những lời nói tắc nghẹn và nỗ lực vô tình, hãy tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh đang mệt mỏi của chúng tôi, và chế ngự cái chết!

2

Tôi đã nhìn vào bức tranh này trong nhiều tháng của tháng Ba, khi hoa cải sen nở – dòng nước bên này lười biếng chảy và màu cát xám ở phía bên kia, con đường gồ ghề chạy dọc bờ sông mang tình bạn của cánh đồng đến trung tâm của làng.

Tôi đã cố gắng để nắm bắt giai điệu tiếng sáo nhàn rỗi của gió, nhịp chèo khua vội vã từ một con thuyền lướt qua.

Tôi tự hỏi tâm trí tôi, thế giới kì diệu này đứng trước mặt tôi đơn giản như thế nào: với những gì trìu mến và dễ dàng quen thuộc lấp đầy trái tim tôi, cuộc gặp gỡ bất ngờ này với Người Xa Lạ Muôn Đời.

3

Con đò nối hai làng đối diện nhau qua một dòng sông hẹp.

Nước không rộng cũng không sâu – chỉ là chốn dừng chân trên con đường, làm nổi bật cuộc phiêu lưu nhỏ của cuộc sống hằng ngày, giống như sự phá cách trong lời của bài hát qua giai điệu hân hoan của dòng sông.

Trong khi các lâu đài giàu sang vươn cao và đổ nát điêu tàn, những ngôi làng này trò chuyện với nhau qua dòng sông xôn xao nước chảy và chuyến đò quen thuộc đôi bờ, tuổi chồng lên tuổi, từ hạt giống – thời gian, đến mùa gặt hái.
4

Vào buổi tối, sau khi lùa gia súc về chuồng, họ ngồi trên cỏ trước những túp lều của mình để biết rằng người nằm trong số người vô hình, để lặp lại trong bài hát cái tên mà họ đã trìu mến tặng cho người.
Trong khi các vương miện của các vị vua tỏa sáng và biến mất như những vì sao rụng, quanh những túp lều trong làng, tên của người dâng lên qua đêm yên tĩnh, từ trái tim đơn giản của những người yêu mến người mà danh tánh không được ghi lại.
5

Trong thế giới Trẻ Thơ, cây rung lá vào nó, thì thầm câu thơ theo một ngôn ngữ cổ đã tồn tại từ trước khi tuổi tác có ý nghĩa, và mặt trăng giả vờ có tuổi của riêng mình – đứa bé cô độc của đêm.

Trong thế giới của người lớn, hoa nghiêm túc ửng hồng vì tin tưởng vào chuyện cổ tích thần tiên, và búp bê bị bễ vỡ thú nhận rằng chúng được làm bằng đất sét.

6

Cuộc đời tôi, khi còn là một đứa trẻ, người là cô bé hàng xóm, một người xa lạ đằm thắm rụt rè.

Sau đó, người trở nên bạo dạn và trò chuyện với tôi qua hàng rào, tặng tôi đồ chơi, hoa và vỏ sò.

Tiếp theo, người dỗ ngọt tôi bỏ dở công việc của mình, xúi giục tôi đi vào một vùng đất lúc hoàng hôn hoặc một góc đầy cỏ dại của đôi ba khu vườn trong buổi trưa vắng vẻ.

Cuối cùng, người nói với tôi những câu chuyện của quá khứ, mà hiện tại nàng đang chờ đợi, mong mỏi để được cứu thoát khỏi nhà tù của riêng mình trong khoảnh khắc này.

7

Trái Đất lớn lao ơi, đã bao lần tôi cảm thấy khao khát được chảy qua người, được sẻ chia hạnh phúc với từng phiến lá xanh đang giơ cao tín hiệu bảy tỏ, trả lời cho cái màu xanh lôi cuốn của bầu trời!

Tôi cảm thấy như mình đã thuộc về người trước khi được sinh ra. Đó là lí do tại sao, trong những ngày nắng thu lung linh trên lúa nở rộ bông, tôi như nhớ lại một thời dĩ vãng khi tâm trí của tôi đã ở mọi nơi, và thậm chí nghe thấy tiếng nói như là của người bạn thời thơ bé vang vọng từ quá khứ xa xôi và được phủ che sâu thẳm.

Vào buổi tối, khi đàn gia súc trở lại lũng núi của chúng, bụi đất bay lên từ những lối mòn trên đồng cỏ, khi vầng trăng mọc cao hơn so với những làn khói tỏa lên từ những túp lều trong làng, tôi cảm thấy buồn cho một số ngăn cách lớn lao đã xảy ra trong buổi sáng đầu tiên của cuộc sống lẻ loi.

8

Tâm trí tôi vẫn rì rầm nỗi lo toan của một ngày bận rộn; tôi ngồi mà không hề chú ý tự lúc nào cảnh chạng vạng đã chìm sâu vào bóng tối. Đột nhiên, ánh sáng khuấy động cảnh ảm đạm và chạm vào tôi giống như với một ngón tay.

Tôi ngẩng đầu lên và gặp cái nhìn của trăng tròn đang mở to ngạc nhiên như một đứa bé. Nó giữ đôi mắt tôi lâu ở đó, và tôi cảm thấy như thể một bức thư tình đã bí mật bỏ vào trong cửa sổ nhà tôi. Và kể từ đó, trái tim tôi bùng vỡ để viết câu trả lời cho một cái gì đó có mùi thơm như hoa vô hình của Đêm – tuyệt vời như tuyên bố của nó được nêu ra với những vì sao không tên.

9

Những đám mây cứ dày thêm cho đến khi ánh sáng ban mai trông giống như chiếc tua rũ rượi vào một đêm mưa.

Một cô bé đứng ở bên khung cửa sổ, vẫn còn một cầu vồng ở chiếc cổng khi trận bão đã tàn.

Cô ấy là hàng xóm của tôi, và đã đến với trái đất này giống như tiếng cười nổi loạn của thần thánh. Trong cơn giận dữ, mẹ của cô gọi cô là thứ bất trị; cha của cô mỉm cười và gọi cô là đồ điên.

Cô ấy giống như một thác nước trốn chạy, nhảy qua những hòn đá cuội, như ngọn tre xào xạc trong trận gió không ngừng thổi.

Cô đứng ở bên khung cửa sổ nhìn ra ngoài bầu trời.

Em gái của cô đến bảo, “Mẹ gọi chị.” Cô lắc đầu.

Em trai của cô với chiếc thúng đồ chơi của mình đến và cố gắng để kéo cô ấy ra để cùng chơi; cô giật lấy tay mình ra khỏi tay cậu ấy. Cậu ta vẫn cố giữ và cô đã cho cậu một cái tát từ phía sau lưng.

Tiếng nói lớn đầu tiên là tiếng nói của gió và nước vào buổi đầu sáng tạo của trái đất.

Rằng đó là tiếng kêu cổ xưa của thiên nhiên – tiếng gọi câm lặng của sự sống chưa chào đời – đã vươn tới trái tim của cô bé này và dẫn cô một mình vượt qua bên kia hàng rào của thời đại chúng ta: vì thế cô đứng đó, sở hữu bởi vĩnh cửu!

10

Một con chim bói cá đứng yên trên mũi thuyền trống hoác, trong khi ở mép nước cạn của dòng sông, một con trâu nằm lặng lẽ hạnh phúc, đôi mắt của nó nhắm nghiền để thưởng thức sự xa xỉ của bùn đất mát mẻ.

Không nản lòng vì một con chó cà tàng sủa ở trong làng, một con bò gặm cỏ bên bờ sông, theo sau là một đàn chim sáo nhảy nhót đi săn bướm đêm.

Tôi ngồi trong lùm cây me, nơi có tiếng kêu của cuộc sống câm lặng tụ họp – tiếng rống của gia súc, tiếng trò chuyện của chim sẻ, tiếng kêu chói tai của một con diều hâu ở trên cao, tiếng gáy ri ri của dế, và tiếng quẫy mình của một con cá trong nước.

Tôi nhìn vào vườn sơ sinh của cuộc sống, nơi bà mẹ Trái Đất rung động với cái bấu níu ban đầu của sự sống gần gũi với ngực vú của bà.

11

Ngôi làng im lìm, ban trưa thanh vắng như nửa đêm có nắng, khi kì nghỉ lễ của tôi đã hết.

Con gái nhỏ lên bốn của tôi đã theo tôi cả buổi sáng từ phòng này sang phòng khác, xem sự chuẩn bị của tôi trong im lặng từ tốn, cho đến khi mệt mỏi, cháu ngồi xuống trên thanh dọc của khung cửa phẳng phiu xa lạ, thì thầm với chính mình, “Cha không được đi!”

Đã là giờ ăn, khi giấc ngủ hằng ngày chiến thắng cháu, nhưng mẹ cháu quên gọi và con gái tôi đã buồn đến nỗi chẳng than van.

Cuối cùng, khi tôi chìa đôi tay của mình để nói lời tạm biệt, con gái nhỏ của tôi không nhúc nhích, buồn rầu nhìn tôi nói: “Cha ơi, cha không được đi!”

Và nó khiến tôi thích thú đến rơi lệ khi nghĩ rằng đứa bé này như thế nào mà dám chống lại thế giới khổng lồ cần thiết khi không có nguồn lực nào khác ngoài mấy từ, “Cha ơi, cha không được đi!”

12

Con trai ơi, kì nghỉ sắp tới rồi, ở nơi đó có trời xanh và đồng trống, kho thóc và ngôi đền đổ nát dưới tán me già.

Kì nghỉ của cha phải được thực hiện qua con, tìm kiếm ánh sáng trong vũ điệu trong mắt của con, âm nhạc trong tiếng la hét ồn ào của con.

Mỗi độ thu về mang lại con kì nghỉ tự do thực sự: với cha, nó mang lại một điều là chẳng thể nào làm được việc gì; nhìn kìa! con xông vào phòng của cha.
Vâng, kì nghỉ của cha là sự tự do vô tận cho tình yêu đến quấy rầy cha.
13

Vào buổi tối, con gái nhỏ của tôi nghe một người bạn gọi ở phía dưới khung cửa sổ.

Cháu rụt rè đi xuống cầu thang u tối, tay cầm một ngọn đèn, che chắn nó đằng sau tấm mạng che mặt.

Tôi đang ngồi trên sân thượng trong đêm sao sáng của tháng Ba, khi nghe tiếng khóc đột ngột, tôi chạy đến xem.

Đèn của con gái tôi đã tắt trong cầu thang xoắn ốc tối tăm. Tôi hỏi, “Con ơi, tại sao con khóc?”

Từ bên dưới, con tôi trả lời trong đau khổ, “Cha ơi, con đã đánh mất chính mình!”

Khi tôi trở lại sân thượng dưới đêm sao sáng của tháng Ba, tôi nhìn bầu trời, hình như có một đứa bé đang đi trong nhiều ngọn đèn châu báu đằng sau chiếc mạng che mặt của nó.

Nếu ánh sáng của chúng tắt đi, đứa bé sẽ đột nhiên dừng lại và khóc than vang vọng khắp bầu trời, “Cha ơi, con đã đánh mất chính mình!”

14

Buổi tối đứng ngơ ngác giữa những ngọn đèn đường vàng ố bởi phố phường bụi bẩn.

Một người đàn bà, ăn mặc và trang điểm lòe loẹt, nghiêng người trên lan can của ban công, một ngọn lửa sống chờ đợi con bướm đêm của mình.

Bất ngờ một cơn xoáy lốc được thành hình trên con đường vòng quanh dãy phố – một cậu bé bị nghiền nát dưới bánh xe ngựa, và người đàn bà trên ban công ngã xuống sàn nhà la hét trong đau đớn, ảnh hưởng bởi nỗi đau của Người Mẹ mặc chiếc áo choàng trắng tuyệt vời ngồi bên trong thánh đường thế giới.

15

Tôi nhớ lại cảnh trên vùng đất hoang cằn cỗi – một cô gái ngồi một mình trên bãi cỏ trước chiếc lều Gipsy, thắt bím tóc của cô trong bóng chiều.

Con chó nhỏ nhảy lên và sủa vào đôi bàn tay bận rộn của cô, như thể công việc của cô không mấy quan trọng.

Cô đã quở trách nó một cách vô ích, gọi nó là “đồ sâu hại,” nói rằng cô ta mệt mỏi với sự ngu ngốc suốt đời của nó.

Cô dí ngón tay trỏ quở trách của mình vào mũi nó, mà dường như chỉ để làm thỏa thích nó hơn.

Cô nhìn nó với vẻ đe dọa nghiêm trọng trong một vài phút, để báo trước việc kết tội sắp xảy ra, và sau đó, xõa tóc, nhanh chóng cầm miếng bánh trong tay, cười, và ép nó vào trái tim cô.

16

Anh ta cao và gầy, một nắm xương khô quắt với cơn sốt lặp lại kéo dài, giống như một cái cây chết không thể hút được một giọt nhựa từ bất cứ nơi nào.

Trong kiên nhẫn tuyệt vọng, bà mẹ đã cõng anh ta giống như một đứa trẻ đi tắm nắng, nơi anh ta ngồi bên đường trong bóng râm tan dần mỗi sáng.

Cuộc đời trôi qua – phụ nữ đi lấy nước, mục đồng lùa gia súc tới đồng cỏ, xe ngựa chất đầy hàng hóa đến phiên chợ xa – và người mẹ hi vọng rằng chí ít sự chuyển động của cuộc sống có thể xúc chạm tới căn bệnh hiểm nghèo của người con trai sắp chết của bà.

17

Nếu một dân làng rách rưới, lê bước về nhà từ chợ, đột nhiên được nâng lên đỉnh cao của một thời đại xa xôi, loài người sẽ dừng công việc của mình, thét lên và chạy đến với anh ấy trong niềm vui sướng.

Bởi vì họ sẽ không nhận thấy anh ấy là người nông dân nữa mà tìm thấy ở anh ấy đầy những bí ẩn và tinh thần của thời đại.

Cho dù cảnh nghèo nàn và khổ đau có thể gia tăng, nhưng được thoát khỏi sự xúc phạm nông cạn hiện thời, thì những thứ tầm thường trong chiếc giỏ của anh ấy cũng có thể mang lại những chân giá trị cảm động.

18

Cùng với ban mai, anh ấy bước đi trên một con đường rợp bóng mát giữa những hàng cây thông tuyết, lượn vòng quanh ngọn đồi như tình yêu nài nỉ.

Anh ta giữ bức thư đầu tiên của người vợ mới cưới trong ngôi nhà làng quê của họ, bức thư như cầu xin anh đến với cô ấy, và đến sớm.

Những xúc chạm của một bàn tay vắng mặt ám ảnh khi anh đi, và trong không gian dường như có tiếng ngân nga của bức thư: “Tình yêu, tình yêu của tôi, bầu trời của tôi tràn đầy nước mắt!”

Anh ta tự hỏi trong kinh ngạc, “Làm thế nào để tôi xứng đáng được điều này?”

Mặt trời đột nhiên xuất hiện trên mép những ngọn đồi xanh, và bốn cô gái từ một bờ nước bên kia đi tới với những sải chân mau lẹ, họ nói chuyện inh lên và đi theo sau là một con chó đang sủa.

Hai người lớn hơn quay đi để che giấu trò vui của họ vào một cái gì đó kì lạ vô nghĩa, và một người trẻ nhất xô đẩy một người khác, họ cười to, và chạy đi trong sự vui vẻ cởi mở.

Anh ta dừng lại và đầu cúi thấp. Thế rồi anh ta bất ngờ sờ thấy bức thư của mình, mở ra và đọc lại nó.

19

Một ngày nọ, các hình ảnh từ các ngôi đền được rước quanh thành phố sùng đạo trong xe ngựa của Chúa.

Hoàng hậu thưa với Đức Vua, “Xin cho chúng tôi đi và tham dự lễ hội.”

Chỉ có một người trong hoàng cung là không tham gia vào cuộc hành hương. Công việc của anh ta là thu thập các thân cây cỏ giáo để làm chổi quét cho cung điện của Đức Vua.

Trưởng của các tôi bộc nói trong tiếc nuối với anh ta, “Anh có thể đi với chúng tôi”.

Anh ta cúi đầu, nói: “Không thể được.”

Một người đàn ông cư ngụ ở con đường mà Đức Vua phải vượt qua. Và khi voi của quan Thượng thư đến chỗ này, ông gọi anh ta và nói: “Hãy đi với chúng tôi và nhìn Chúa trong cỗ xe ngựa của ngài!”

“Tôi không dám nhìn Chúa phía sau bóng dáng của Đức Vua”, anh ta nói.

“Vậy làm thế nào anh mới lại có được may mắn nhìn Chúa trong chiếc xe ngựa của ngài?” quan Thượng thư hỏi.

“Khi Chúa đến cửa nhà tôi”, anh ta trả lời.

Quan Thượng thư cười to và nói, “Thằng ngốc! ‘Khi Chúa đến cửa nhà ngươi!’ còn Đức Vua thì phải du hành để chiêm ngưỡng ngài! “

“Ai ngoài Chúa đi thăm người nghèo?” Anh ta nói.

20

Ngày dài ra khi mùa đông kết thúc, và, trong ánh mặt trời, con chó của tôi đã chơi đùa theo cách hoang dã của mình với con nai yêu thích.

Đám đông đi vào chợ bao bọc bởi tường rào, và cười to để nhìn thấy tình yêu của các bạn cùng chơi vật lộn với các ngôn ngữ khác nhau.

Mùa xuân đã về trên không, và những chiếc lá non rung rinh như ngọn lửa. Một tia sáng yếu ớt nhảy múa trong đôi mắt đen của con nai khi nó khởi động, cái cổ cong của nó chuyển động theo cái bóng của chính mình, hoặc nó căng tai để nghe những lời thì thầm trong gió.

Thông điệp đó nổi lên với làn gió lang thang, với những tiếng kêu sột soạt và tia sáng le lói trên bầu trời ThángTư. Nó hát về nỗi đau đớn đầu tiên của tuổi trẻ thế giới, khi đóa hoa đầu tiên bung nở từ nụ hoa, và tình yêu đi ra tìm kiếm những gì nó không biết, để lại tất cả những gì nó đã biết.
Và một buổi chiều, khi những cây am-la tỏa bóng lớn nghiêm trang và ngọt ngào với sự vuốt ve lén lút của ánh sáng, con nai chạy như một sao băng trong tình yêu với cái chết.

Trời tối dần, và đèn đuốc được thắp sáng trong nhà; các vì sao xuất hiện và đêm đã phủ trên cánh đồng, nhưng con nai không bao giờ trở lại nữa rồi.

Con chó của tôi chạy bên tôi rên rỉ, hỏi tôi với đôi mắt đáng thương hại của mình, dường như để nói, “Tôi không hiểu!”

Nhưng ai người hiểu không?

21

Con Đường Làng quanh co, như thể, đã già lắm rồi. Cô nàng bắt đầu việc tìm kiếm cái đích của mình, lưỡng lự bên phải rồi bên trái, và cứ bối rối mãi.

Trên không, giữa các ngôi nhà, trông giống như một dải băng rách treo ngoài không gian: cô gọi nó là chị gái của khu phố màu xanh.

Cô nhìn thấy mặt trời trong chốc lát vào giữa trưa, và tự hỏi trong nghi ngờ thông thái: “Nó có thật không?”

Trong Tháng Sáu, mưa đôi khi làm mờ bản hợp tấu của ánh mặt trời như đường gạch bóng trên hình vẽ của một cây bút chì. Con đường bùn lầy trơn trượt, và những chiếc ô chạm vào nhau. Bất ngờ các tia nước từ các ống máng bắn tung tóe lên vỉa hè. Trong thất vọng, cô pha trò, bảo đó là kiểu sáng tạo không biết phép lịch sự.

Gió xuân, đi lạc trong cuộn dây vặn vẹo của cô, tình cờ như một người nghiện rượu lang thang, vấp vào góc tường hoặc lối rẽ, làm không khí đầy bụi bặm với giấy lộn và giẻ rách. “Giận dữ gì lũ ngốc! Có phải là các Vị Thần điên?” Cô hét lên trong phẫn nộ.

Nhưng rác thải hằng ngày từ các ngôi nhà hai bên đường – vảy cá lẫn lộn với tro, rau hư, quả thối, và chuột chết – không bao giờ khêu gợi ở cô câu hỏi, “Tại sao cần những thứ này?”

Cô chấp nhận những viên đá lát lên cô. Nhưng ở giữa khe hở của chúng đôi khi ló lên ngọn cỏ. Đó là trở ngại của cô. Làm thế nào có thể một vật rắn lại cho phép sự xâm nhập như vậy?

Vào một buổi sáng, khi chạm vào ánh sáng mùa thu, những ngôi nhà của cô thức dậy trong vẻ đẹp từ những giấc mơ hôi thối của chúng, cô nàng thì thầm với chính mình, “Có một kì quan vô hạn ở đâu đó bên ngoài những tòa nhà này.”

Nhưng thì giờ trôi qua; các gia đình trở dậy; người tớ gái trở về từ chợ, tay phải đung đưa và bên trái cặp chặt chiếc rổ, mùi hôi thối và khói bếp tỏa lên trong không khí. Một lần nữa nó trở nên rõ ràng, rằng con Đường Làng của chúng tôi rất thật và bình thường như chỉ có ở cô, những ngôi nhà của cô, và những đống phân chuồng của họ.

22

Ngôi nhà, còn rớt lại sau khi của cải mất sạch, đứng bên đường như một người điên với một miếng giẻ rách vá trên lưng.

Ngày này qua ngày khác, vết sẹo của nó sưng tấy lên một cách đầy ác ý, và các tháng mưa để lại dấu vết kì quái trên những viên gạch trần trụi.

Trong một căn phòng trên lầu vắng, một trong hai cánh cửa đã bị long những chiếc bản lề han gỉ; trông chẳng khác nào, một góa phụ, sầm sập ngày đêm trong luồng gió mạnh thất thường.

Một đêm, tiếng khóc của những người đàn bà phát ra từ ngôi nhà đó. Họ thương tiếc cho cái chết của người con trai út trong gia đình, một cậu con trai mười tám tuổi, kiếm sống bằng đóng vai đào chính trong một gánh hát rong.

Một hai ngày trôi qua, rồi ngôi nhà trở nên im lặng, và tất cả các cánh cửa đều bị khóa chặt.

Chỉ có ở phía bắc trong căn phòng trên lầu vắng, cánh cửa không khép cũng không đóng lại, đung đưa qua lại trong gió như sự tự tra tấn của linh hồn.

Sau một thời gian, tiếng nói của trẻ con một lần nữa phát ra từ ngôi nhà đó. Bên trên lan can của ban công – áo quần của phụ nữ được phơi phóng trong ánh mặt trời, một con chim hót từ một chiếc lồng có mái che, và một cậu bé chơi với cánh diều của mình trên sân thượng.

Người thuê nhà đã đến để choán một hai phòng. Ông kiếm được ít ỏi tiền mà con cái thì đàn đống. Người mẹ mệt mỏi đánh đập chúng và chúng lăn trên sàn nhà, la lối.

Một người hầu gái – tôi bộc của bốn mươi người lao dịch suốt cả ngày, cãi nhau với bà chủ nhà, doạ dẫm, nhưng không bao giờ rời khỏi.

Mỗi ngày một vài sửa chữa nhỏ được thực hiện. Giấy được dán ở những ô trống, những kẽ hở của bờ rào được dặm bằng mành tre; một cái hộp trống được đóng kín bằng những chiếc bù lon; những dấu vết cũ ngờ ngợ hiện ra qua lớp vôi trắng mới quét trên tường.

Sự nguy nga của giàu có đã tìm thấy một đài tưởng niệm phù hợp trong cảnh tàn phá thê lương; nhưng, không có đủ phương tiện, họ cố gắng che giấu điều này với thiết bị đáng ngờ, và giá trị của nó bị xúc phạm.

Họ đã bỏ qua căn phòng vắng ở phía bắc. Và cánh cửa tuyệt vọng vẫn đập trong gió, như Nỗi Thất Vọng đập liên hồi trên ngực của ngôi nhà.

23

Nhà sư khổ hạnh, hai mắt nhắm nghiền, đang tự hành xác mình trong rừng sâu; thầy muốn được lên Thiên đường.

Nhưng, cô gái hái củi mang lại cho thầy trái cây đựng trong vạt áo của cô, và nước suối đựng trong chiếc cốc làm bằng lá cây.

Ngày lại ngày qua, và cuộc hành xác của thầy càng trở nên khắc nghiệt hơn, tới mức trái cây thầy không nếm thử, nước thầy không chạm tới: và cô gái hái củi buồn rầu.

Vị Chúa tể của Thiên đường nghe nói rằng, có một người đàn ông dám mong được như Thánh Thần. Nhiều lần, thầy đã đánh bại Titan, cùng địa vị với thầy, và đuổi họ ra khỏi vương quốc của mình; nhưng thầy sợ con người, có quyền lực là khổ.

Song thầy hiểu biết lề thói người đời, và thầy đã lập kế hoạch cảm hóa nhằm thuyết phục những sinh vật của bụi đất này rời xa cuộc phiêu lưu của thầy.

Một hơi thở từ Thiên đường hôn lên tay chân của cô gái hái củi, và tuổi thanh xuân rạo rực của cô bỗng chốc trở nên đẹp đẽ mê li, và suy nghĩ của cô ngân nga giống như bầy ong vỡ tổ.

Đã đến lúc thầy tu khổ hạnh rời khỏi khu rừng, vào ở trong hang núi, để hoàn thành cuộc hành xác khắc nghiệt của mình.

Khi thầy mở mắt để bắt đầu cuộc hành trình, cô gái hiện ra với thầy như một câu thơ quen thuộc, nhưng bị lãng quên, và thêm giai điệu lạ kì. Nhà sư khổ hạnh đứng lên từ chỗ ngồi của mình và nói với cô gái rằng đã đến lúc thầy rời khỏi khu rừng.

“Nhưng tại sao lấy đi của em cơ hội để được phụng sự thầy?” Cô gái hỏi với những giọt lệ trong mắt cô.

Nhà sư khổ hạnh ngồi lại, nghĩ ngợi hồi lâu, và ở nguyên nơi thầy đã ở.

Rằng đêm ấy, cô gái hối hận không ngủ được. Cô bắt đầu kinh sợ sức mạnh và căm ghét thắng lợi của mình, nhưng tâm trí của cô ném vào những con sóng của niềm vui hỗn độn.

Sớm mai, cô đến, chào nhà sư khổ hạnh và cầu mong phước lành, thưa rằng cô phải từ biệt thầy.

Nhà sư khổ hạnh im lặng nhìn chăm chú vào khuôn mặt của cô, rồi nói, “Đi đi, và ước nguyện của cô có thể được viên mãn.”

Qua nhiều năm, thầy ngồi một mình cho đến khi cuộc hành xác hoàn thành.

Vị Chúa tể của những Người Bất Tử xuống nói với thầy rằng, thầy được lên Thiên đường.

“Lâu rồi, tôi không còn cần đến nó,” thầy nói.

Vị Chúa tể hỏi, những gì quý báu hơn phần thưởng mà thầy mong muốn.

“Tôi muốn cô gái hái củi.”

24

Người ta nói rằng Kabir, người thợ dệt, được hưởng phước lành của Chúa, và đám đông tụ tập quanh ngài bởi y học và phép lạ. Nhưng ngài gặp rắc rối; nguồn gốc thấp hèn đã ban tặng cho ngài sự tối tăm quý báu để làm ngọt những bài hát và sự hiện diện của Chúa. Ngài cầu nguyện rằng nó có thể khôi phục lại.

Ghen tị với danh tiếng của con người cô độc này, các thầy tế tự mình liên minh với gái điếm để làm ô nhục ngài. Kabir đến chợ để bán vải, dệt từ khung cửi của mình; khi người phụ nữ nắm tay, vu vạ ngài là xảo trá, và đi theo ngài về nhà, bảo rằng cô ta không chịu bị bỏ rơi, Kabir nói với chính mình, “Chúa đáp lời cầu nguyện theo cách riêng của người”.

Chẳng bao lâu sau, người phụ nữ cảm thấy rùng mình sợ hãi, quỳ xuống và khóc, “Cứu vớt tôi khỏi tội lỗi của mình!” thế là ngài nói, “Hãy mở cuộc sống của bạn ra với ánh sáng của Chúa!”

Kabir làm việc ở khung cửi của mình và hát, và những bài hát của ngài đã rửa sạch các vết nhơ trong trái tim của người phụ nữ, trả lại cho cô ta giọng nói ngọt ngào.

Một ngày nọ, Đức Vua, trong cơn thất thường, đã gửi chiếu thư mời Kabir đến và hát trước người. Người thợ dệt lắc đầu: nhưng sứ giả không dám rời khỏi cửa nhà ngài cho đến khi những công việc lặt vặt của ngài hoàn tất.

Đức Vua và các quan trong triều đình bắt đầu nhìn thấy Kabir khi ngài bước vào hành lang. Ngài không đi một mình, người phụ nữ theo sau ngài. Một số mỉm cười, một số cau mày, và khuôn mặt của Đức Vua tối sầm trước niềm tự hào và không chút hổ thẹn của con người nghèo túng.

Kabir về lại ngôi nhà của mình trong ghét bỏ, người phụ nữ quỳ gối dưới chân ngài mà khóc, “Thầy ơi, tại sao phải chấp nhận ô danh như vậy chỉ vì lợi ích của con? Hãy cho con quay trở lại với nỗi ô nhục của minh!”

Kabir nói, “Tôi không dám quay lưng với Chúa khi người đến với danh phận là sỉ nhục”.

25

SOMAKA VÀ RITVIK

SOMAKA VÀ RITVIK

Cái bóng của Đức Vua SOMAKA, đi lên Thiên đường trên một cỗ xe ngựa, qua bóng tối khác nhau ở hai bên đường, trong đó có RITVIK, vị cao tăng của ông ta.

TIẾNG NÓI

Ngài sẽ đi đâu, Đức Vua?

SOMAKA

Giọng nói của ai? Không khí vẩn đục này như che mờ đôi mắt, ta không thể nhìn thấy.

TIẾNG NÓI

Đi xuống, Đức Vua! Đi xuống từ chiếc xe ngựa bị ràng buộc bởi Thiên đường.

SOMAKA

Người là ai?

TIẾNG NÓI
Tôi là Ritvik, trong cuộc sống trần gian, tôi là thầy dạy học của ngài và vị tăng trưởng trong nhà ngài.
SOMAKA

Thưa Thầy, tất cả nước mắt của thế gian dường như đã bốc thành hơi để sáng tạo ra vương quốc không rõ ràng này. Người làm gì ở đây?

CÁI BÓNG

Địa ngục này nằm chắn ngay trên con đường dẫn tới Thiên đường, nơi ánh sáng chập chờn le lói, như chỉ để tỏ ra khó gần. Cả ngày lẫn đêm, chúng tôi lắng nghe xe ngựa siêu phàm kêu rầm rầm mà lữ khách cho là xứ sở hạnh phúc; nó dỗ dành giấc ngủ từ đôi mắt chúng tôi và buộc họ phải xem trong ghen tuông vô ích. Xa thẳm dưới kia là những khu rừng già của đất kêu xào xạc và biển rì rào hát bài thánh ca nguyên sơ của sáng tạo: chúng như âm thanh tiếng khóc của kỉ niệm, lang thang trong khoảng trống không gian vô ích.

RITVIK

Đi xuống, Đức Vua!

CÁI BÓNG

Dừng lại chốc lát giữa chúng ta. Nước mắt của trái đất vẫn bám víu lấy ngài giống như sương trên hoa chọn lọc tươi non. Người đã mang ở người mùi hương thơm hoà trộn của đồng cỏ và rừng; kỉ niệm về trẻ em, phụ nữ, và bằng hữu; có cái gì đó mà âm nhạc không thể tả xiết các mùa.

SOMAKA

Thầy ơi, tại sao người phải cam chịu sống trong thế giới trì trệ nghẹt thở này?

RITVIK

Tôi trả giá cho con trai của ngài trong ngọn lửa hiến sinh: rằng tội lỗi đã nộp linh hồn tôi trong cõi tối tăm này.

CÁI BÓNG

Đức Vua, hãy kể cho chúng tôi nghe câu chuyện, chúng tôi van xin người; buổi biểu diễn của tội ác vẫn có thể mang lửa của cuộc sống vào tình trạng uể oải của chúng tôi.
SOMAKA

Ta tên là Somaka, Đức Vua nước Videha. Sau tế lễ nhiều năm mệt mỏi không thể đếm xuể ở các đền thờ, một đứa con trai chào đời trong ngôi nhà của ta khi ta đã già, yêu thương cho ai, như thình lình trận lụt trái mùa, cân nhắc cuốn trôi mọi điều khác từ cuộc sống của ta. Nó che khuất ta hoàn toàn, như hoa sen che giấu cuống hoa. Nhiệm vụ bỏ quên của một đấng quân vương chất đống trong sự xấu hổ trước ngai vàng. Một ngày, trong tòa chính điện, ta nghe tiếng con ta khóc thét từ căn buồng của mẹ nó, và vội vã đi ngay, bỏ trống ngai vàng.

RITVIK

Đúng lúc đó, tình cờ, tôi bước vào phòng dành riêng cho Đức Vua cầu nguyện hàng ngày; vội vàng mù quáng, ngài gạt tôi qua một bên và gây ra cơn phẫn nộ của tôi. Sau khi ngài trở lại, xấu hổ – đối mặt, tôi hỏi ngài: “Đức Vua, những báo động liều lĩnh nào có thể lôi kéo ngài đến căn buồng của phụ nữ ở giờ bận rộn nhất trong ngày, để rời bỏ nhân phẩm và nhiệm vụ của một quân vương – sứ giả đến từ các hoàng cung thân thích, nỗi buồn phiền của người yêu sách công lí, các quan thượng thư của ngài chờ đợi nghị bàn vấn đề nhập khẩu quan trọng? và thậm chí dẫn đến việc ngài coi thường phước lành của Tu sĩ Bà la môn?”

SOMAKA

Lúc đầu, trái tim của ta rực hồng giận dữ, chốc lát sau, ta giẫm nó xuống như giẫm cái đầu nâng cao của một con rắn và ngoan ngoãn trả lời: “Chỉ có một đứa con, ta đã mất đi sự bình an của tâm hồn. Tha thứ cho ta một lần, và ta hứa rằng, sự mê đắm của người cha trong tương lai sẽ không bao giờ chiếm đoạt Đức Vua”.

RITVIK

Nhưng trái tim tôi cay đắng oán giận, và tôi nói, “Nếu ngài muốn thoát khỏi lời nguyền là chỉ có một đứa con, tôi có thể chỉ cách cho ngài. Nhưng rất khó khăn là vì tôi cảm thấy ngài sẽ không làm theo cách đó”. Chọc giận niềm tự hào của Đức Vua và ngài đứng dậy, la lên, “Ta thề, bằng tất cả thiêng liêng, là Sát đế li và Quân vương, ta sẽ không chùn lại, mà thực hiện bất cứ cái gì thầy có thể yêu cầu, cho dù bất cứ khó khăn nào”. “Thế thì hãy lắng nghe,” Tôi nói. “Ánh sáng của ngọn lửa hiến sinh sẽ bùng cháy, phủ lên con trai của ngài: khói bốc cao mang ngài về với con cháu, khi những đám mây mang mưa. “Đức Vua cúi đầu trước ngực và vẫn im lặng: các triều thần hét lên kinh dị, các Bà la môn vỗ tay bịt tai của họ, kêu la, “Tội lỗi là do cả hai thốt ra và lắng nghe những lời như vậy.” Sau khoảnh khắc hoang mang tinh thần. Đức Vua bình tĩnh nói, “Ta sẽ tuân theo lời hứa của ta.” Ngày đến, ngọn lửa được thắp lên, phố phường trống vắng người, trẻ em được gọi về, nhưng những người hầu cận từ chối mệnh lệnh, các binh sĩ chống đối thi hành nhiệm vụ, quẳng vũ khí của họ. Sau đó, tôi, trong sự khôn ngoan bay xa hơn rất nhiều so với tất cả yếu đuối của trái tim và cảm xúc ảo tưởng, chính mình đi tới căn hộ, nơi, với cánh tay của họ, người phụ nữ bảo bọc đứa trẻ như một bông hoa bao quanh bởi các nhành gai nhọn của cây. Đức Vua nhìn tôi, dang cánh tay háo hức và cố đến với tôi, vì ngài ao ước không có tình yêu giam cầm ngài. Thét lên, “Tôi đến đây để biếu ngài sự thật của giải thoát,” rồi tôi dùng vũ lực để giật lấy đứa bé từ người mẹ ngất xỉu và cô bảo mẫu khóc lóc trong tuyệt vọng. Những chiếc lưỡi run rẩy của lửa liếm láp bầu trời và Đức Vua đứng bên cạnh nó, yên lặng và im lặng, giống như một cái cây bị sét đánh chết. Bị cuốn hút bởi sự lộng lẫy của ngọn lửa thần thánh, đứa bé bi bô trong vui sướng và nhảy múa trong vòng tay tôi, thiếu kiên nhẫn để tìm kiếm cô bảo mẫu trong vinh quang tự do của những ngọn lửa.

SOMAKA

Dừng, không hơn, tôi cầu nguyện!

CÁI BÓNG

Ritvik, sự hiện diện của ngài là nỗi ô nhục cho chính địa ngục!

NGƯỜI ĐÁNH XE NGỰA

Đức Vua, đây không phải là nơi dành cho người! Người cũng không đáng bị buộc phải lắng nghe chuyện kể lể này của một việc làm khiến địa ngục rùng mình thương xót.
SOMAKA

Đánh xe ngựa của ngươi đi! – tu sĩ Bà la môn, chỗ của ta là do ngươi trong địa ngục này. Chúa có thể quên đi tội lỗi của ta, nhưng ta có thể nào quên hình ảnh cuối cùng bất ngờ đau đớn trên khuôn mặt của con ta khi, ở một khoảnh khắc khủng khiếp nhất, con ta nhận ra rằng người cha của nó phản bội lòng tin của nó?

DHARMA, vị Thẩm Phán của Linh Hồn Người Qúa Cố, bước vào.

DHARMA

Đức Vua, Thiên đường chờ đợi ngài.

SOMAKA

Không, không phải cho ta. Ta đã giết chết đứa con độc nhất của mình.

DHARMA

Tội lỗi của người đã bị cuốn trôi trong cơn giận dữ của nỗi đau đớn mà nó gây ra cho người.

RITVIK

Không, Đức Vua, ngài không bao giờ lên thiên đường một mình, và theo cách đó tạo ra một địa ngục thứ hai đối với tôi, đốt cháy cả hai với lửa và với lòng căm thù của ngài! Ở lại đây!

SOMAKA

Ta sẽ ở lại.

CÁI BÓNG

Và vương miện tuyệt vọng và nhục nhã đau khổ của địa ngục với chiến thắng của một linh hồn!

26

Người đàn ông vô công rồi nghề, chỉ biết thay đổi thất thường các vật dụng khác nhau.

Cho nên anh ta bất ngờ lúc thấy mình ở trên Thiên đường sau khi hoàn thành những công việc vặt vãnh ở trần gian.

Bây giờ, người dẫn đường sơ suất dẫn anh lạc tới Thiên đường – nơi chỉ có ý nghĩa đối với những linh hồn tốt và bận rộn.

Trên Thiên đường, người đàn ông tản bộ trên đường cái, duy nhất là làm cản trở công việc đang diễn ra tất bật.

Anh ta đứng bên con đường mòn và bị quở mắng là giẫm lên những hạt giống đã gieo. Bị xô ngã, anh ta vội đứng dậy: lật đật, anh ta đi tiếp.

Một cô gái rất bận rộn đến giếng lấy nước. Đôi chân của cô chạy trên lớp đá lót vỉa hè như những ngón tay lướt nhanh trên suối dây đàn hạc. Hấp tấp, cô ta thắt một cách cẩu thả dải ruy-băng trên mái tóc, và buộc lỏng lẻo nó trên trán, làm gia tăng khoảng tối trong mắt cô.

Người đàn ông nói với cô gái: “Xin cho tôi mượn vò nước của cô?”

“Chiếc vò ?” Cô ta hỏi, “Lấy nước?”

“Không, để vẽ hoa văn trên đó”.

“Tôi không có thời gian để mà lãng phí”, cô gái khinh thường đáp lại.

Bây giờ một linh hồn bận rộn không có cơ hội tranh cãi với một linh hồn vô cùng nhàn rỗi.

Mỗi ngày, cô gái gặp anh ta tại giếng nước, và mỗi ngày anh ta lặp đi lặp lại một yêu cầu giống nhau, cho đến cuối cùng cô gái phải nhượng bộ.

Người đàn ông vẽ lên chiếc vò nước những màu sắc gây tò mò trong mê cung bí ẩn của đường nét.

Cô gái cầm chiếc vò nước lên, quay tròn và hỏi, “Điều đó có nghĩa là gì?”

“Nó không có ý nghĩa”, anh ta trả lời.

Cô gái mang vò nước về nhà. Cô đặt nó trong những ánh sáng khác nhau và cố gắng khám phá điều bí ẩn.

Ban đêm, cô gái rời khỏi giường của mình, thắp một ngọn đèn, và nhìn chăm chú vào nó từ tất cả các điểm.

Đó là lần đầu tiên cô thấy một cái gì không có ý nghĩa.

Ngày hôm sau, người đàn ông lại một lần nữa đến bên giếng nước.

Cô gái hỏi: “Anh muốn gì?”

“Để làm được nhiều việc hơn cho cô.”

“Việc gì?” Cô thắc mắc.

“Cho phép tôi dệt sợi màu vào dải ruy-băng để cài lên tóc của cô.”

“Có điều kiện gì không?” Cô gái hỏi.

“Không có bất cứ điều kiện gì”, anh ta thừa nhận.

Các dải ruy-băng được dệt ra, và từ đó về sau, cô gái dành rất nhiều thời gian hơn cho mái tóc của mình.

Thậm chí có sự trễ nãi ở giếng nước – thời gian bận rộn trên Thiên đường đã bắt đầu cho thấy những kẽ hở khác thường.

Các trưởng lão gặp rắc rối, họ họp nhau tại hội đồng.

Người hướng dẫn thú nhận sai lầm của mình, nói rằng ông đã mang nhầm người đến nhầm chỗ.

Người đàn ông bị nhầm lẫn được gọi tới. Chiếc khăn đội đầu của anh ta rực rỡ màu sắc, cho thấy rõ ràng như thế nào là tuyệt vời mà sự nhầm lẫn có được.

Trưởng thượng của các trưởng lão nói, “Anh phải trở lại trần gian.”

Người đàn ông thở phào nhẹ nhõm: “Tôi sẵn sàng.”

Cô gái với dải ruy-băng buộc mái tóc phụ họa: “Tôi cũng thế!”

Thế là lần đầu tiên người đứng đầu của các trưởng lão phải đối mặt với một tình huống không có ý nghĩa gì.

27

Người ta nói rằng, ở khu rừng nọ, gần nơi tụ họp của sông, hồ, có những nàng tiên cải trang sinh sống và chỉ được thừa nhận như những nàng tiên sau khi họ bay đi.

Một hoàng tử đã đến khu rừng này, và khi chàng đến nơi dòng sông gặp hồ nước, chàng nhìn thấy một thôn nữ đang ngồi trên bờ sông khỏa nước làm cho những bông hoa huệ đong đưa.
Chàng thì thầm hỏi cô gái, “Nói cho ta biết, những gì là nghệ thuật thần tiên của nàng?”

Cô gái bật cười trước câu hỏi của chàng và các sườn đồi vọng lại tiếng cười vui vẻ của cô.

Hoàng tử nghĩ rằng cô gái là nàng tiên cười của thác nước.

Tin đưa về Đức Vua, rằng Hoàng tử đã kết hôn với một nàng tiên: nhà vua liền gửi ngựa, người, bầu đoàn kéo đến nhà chàng.

Hoàng hậu nhìn thấy cô dâu và quay mặt đi trong chán ghét, chị gái của Hoàng tử mặt đỏ bừng với nỗi phiền muộn, và những người hầu gái hỏi nếu vậy thì làm sao nàng tiên mặc quần áo.

Hoàng tử nói nhỏ, “Suỵt! Nàng tiên cải trang đến nhà chúng ta.”

Vào ngày lễ hội hằng năm, Hoàng hậu nói với con trai mình, “Bảo cô vợ mới cưới của con không được làm chúng ta hổ thẹn trước mặt họ hàng đến xem nàng tiên.”

Và Hoàng tử nói với cô dâu, “Vì tình yêu của ta, nàng hãy hóa con người thật của nàng để ra mắt mọi người.”

Cô gái ngồi im lặng hồi lâu, sau đó gật đầu hứa hẹn, trong khi nước mắt chảy xuống đôi má của cô.

Trăng tròn tỏa sáng, Hoàng tử, mặc áo cưới, bước vào phòng cô dâu.

Không có ai ở đó, không có gì ngoài một vệt ánh trăng từ cửa sổ nghiêng soi xuống chiếc giường.

Họ hàng đông đúc của Đức Vua và Hoàng hậu, chị gái của Hoàng tử đứng ở cửa.

Mọi ngưởi hỏi, “Cô dâu tiên nữ ở đâu?”

Hoàng tử trả lời: “Nàng biến mất mãi mãi để làm cho người ta biết đến nàng.”

28

KARNA VÀ KUNTI

KARNA VÀ KUNTI

Hoàng hậu vương quốc Pandava là Kunti trước hôn nhân đã có một con trai là Karna, một người, tính tình cương nghị, đã trở thành người chỉ huy đạo quân Kaurava. Để che giấu hổ thẹn, bà đã bỏ rơi anh từ lúc mới sinh, và một người đánh xe ngựa, tên là Adhiratha, đã nuôi nấng anh như con trai của mình.

KARNA

Tôi là Karna, con trai của người đánh xe ngựa, Adhiratha, và tôi ngồi ở đây bên bờ sông Hằng linh thiêng để bái vọng mặt trời lặn. Hãy nói cho tôi biết người là ai.

KUNTI

Ta là người phụ nữ trước tiên cho ngươi làm quen với ánh sáng mà ngươi đang tôn thờ.

KARNA

Tôi không hiểu: nhưng đôi mắt của người làm trái tim tôi tan chảy, như nụ hôn của mặt trời buổi sáng làm tan chảy tuyết trên đỉnh núi, và giọng nói của người khuấy động nỗi buồn rầu khó thấy trong tôi, mà nguyên nhân có lẽ nằm xa tầm với của kỉ niệm đầu tiên của tôi. Nói với tôi, người phụ nữ xa lạ, những gì là bí ẩn đã ràng buộc sự chào đời của tôi với người?

KUNTI

Nhẫn nại, con tôi. Ta sẽ trả lời khi mí mắt của bóng tối sụp xuống trên đôi mắt tò mò của ngày. Trong lúc đó, hãy biết rằng ta là Kunti.

KARNA

Kunti! Mẹ của Arjuna?
KUNTI

Vâng, đúng thế, ta là mẹ của Arjuna, địch thủ của con. Nhưng không, vì vậy, mà căm ghét ta. Ta vẫn còn nhớ ngày khảo thí quân binh tại Hastina, khi con, một cậu bé vô danh, mạnh dạn bước vào đấu trường, giống như tia sáng đầu tiên của bình minh trong muôn ngàn vì sao đêm. Chao ôi! ai là người phụ nữ bất hạnh mà ánh mắt hôn trần, lên thân hình mảnh khảnh của con, qua nước mắt mà cầu phúc cho con, ở đó, bà ngồi giữa những người phụ nữ của hoàng gia phía sau tấm thảm sặc sở? Tại sao, người mẹ của Arjuna! Sau đó là một người Bà la môn, thầy của quân đội, bước ra và nói, “Không một người trẻ tuổi thuộc dòng dõi thấp kém có thể thách thức Arjuna để thử sức mạnh của mình.” Con đứng yên không nói, giống như một đám mây mang sấm sét vào lúc hoàng hôn nung nóng nỗi đau lụi tắt ánh ngày. Nhưng ai là người đàn bà có trái tim bốc lửa từ sự xấu hổ và giận dữ của con, và bùng lên trong im lặng? Người mẹ của Arjuna! Đáng ngợi ca là Duryodhana, người hiểu được giá trị của con, và sau đó và tại đó đã đội lên trên đầu con vương miện Vua của Anga, và do đó mà con đã giành ngôi vô địch cho Kauravas. Choáng ngợp trước vận may, Adhiratha, người đánh xe ngựa, đã chen qua đám đông, con lập tức bổ nhào tới và đặt vương miện của mình dưới chân ông ta giữa những tiếng cười chế giễu của Pandavas và bạn bè của họ. Nhưng có một phụ nữ nhà Pandavas, trái tim ánh lên niềm vui trước niềm tự hào dũng cảm của lòng khiêm tốn; – đó là mẹ của Arjuna!

KARNA

Nhưng tại sao người có mặt ở đây một mình, Người Mẹ của các vị vua?

KUNTI

Ta có một lời cầu khẩn khát khao.

KARNA

Hãy ra lệnh cho tôi, và bất kể thứ gì thuộc về phẩm hạnh và danh dự của tôi, như là sự cho phép một Sát đế li được phục vụ dưới chân người.

KUNTI

Ta đến để đưa con đi.

KARNA

Nơi đâu?

KUNTI

Ngực của ta khao khát tình yêu thương của con, con trai của ta.

KARNA

Một người mẹ may mắn của năm vị vua dũng cảm, nơi đâu người có thể tìm thấy một vị trí dành cho tôi, một thủ lĩnh nhỏ có nguồn gốc thấp hèn?

KUNTI

Vị trí của con ở trước tất cả các con trai khác của ta.

KARNA

Nhưng tôi có quyền gì để mà giữ nó?

KUNTI

Quyền của Chúa dành riêng cho con – cho tình yêu của người mẹ.

KARNA

Vẻ u ám của buổi chiều tà trải rộng ra trên mặt đất, sự im lặng ngưng lại trên mặt nước, và tiếng nói của người dẫn tôi trở lại thế giới nguyên thủy của trẻ thơ đã bị mất trong ý thức lờ mờ. Song, dù đó là giấc mơ, hoặc mảnh vỡ của thực tế bị lãng quên, hãy đến gần và đặt tay phải của người lên trán tôi. Tin đồn lan truyền rằng tôi bị người mẹ của mình bỏ rơi. Nhiều đêm, người đã đến với tôi trong giấc ngủ, nhưng khi tôi thét lên: “Mẹ mở mạng che mặt, cho con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ!” thì hình bóng của người thường biến mất. Có giấc mơ tương tự thế này đến vào tối nay khiến tôi thức giấc? Hãy nhìn xem, đằng xa kia những chiếc đèn được thắp sáng trong lều trại các con trai của người bên kia sông; và bên này này là lều mái vòm Kaurava của tôi, như những con sóng lơ lửng của một cơn bão ngưng nghỉ chốc lát trên biển. Trước tiếng ầm ỉ của trận chiến ngày mai, trong im lặng khủng khiếp của chiến trường này, nơi phải diễn ra cuộc chiến đấu, tại sao tiếng nói của mẹ đối thủ của tôi, Arjuna, mang lại cho tôi một lời nhắn gửi về sự lãng quên làm mẹ? và tại sao tên tôi lại mang lời ru từ giọng nói của người như để cho trái tim tôi xích lại gần anh ấy và anh em anh ấy?

KUNTI

Đừng chần chừ nữa, con trai, hãy đi với ta!

KARNA

Thưa vâng, tôi sẽ đi và không bao giờ đặt câu hỏi, không bao giờ nghi ngờ. Linh hồn tôi sẽ đáp lại tiếng gọi của người; và cuộc đấu tranh giành chiến thắng và danh vọng và cơn thịnh nộ của hận thù đã bất ngờ trở nên không đúng sự thật với tôi, như cơn mơ mê sảng trong đêm về sáng thanh bình. Nói cho tôi biết, nơi mà người muốn dẫn dắt tôi đến?

KUNTI

Bên kia sông, nơi những ngọn đèn sáng rực qua xanh xao rùng rợn của cát.

KARNA

Tôi ở đó để tìm người mẹ lạc mất của mình mãi mãi?

KUNTI

Ôi, con trai tôi!

KARNA

Vậy thì tại sao người rứt ruột bỏ tôi – một đứa bé bơ vơ phải rời xa mảnh đất tổ tiên, phiêu dạt, không cửa nhà, nhục nhã? Tại sao người tạo ra hố ngăn không đáy giữa Arjuna và tôi, biến mối quan hệ anh em gắn bó tự nhiên thành ra nỗi sợ hãi thù hận? Người vẫn còn nói ra lời. Sự hổ thẹn của người thấm nhuần rộng lớn bóng tối và gửi run rẩy vô hình qua tay chân tôi. Để lại tôi câu hỏi chưa được trả lời! Không bao giờ giải thích cho tôi những gì khiến người cướp của con trai mình tình yêu thương người mẹ! Chỉ cho tôi biết, tại sao hôm nay người đến đây để bảo tôi trở lại với những phế tích của một thiên đường sụp đổ bởi tay người?

KUNTI

Ta đeo đẳng một lời nguyền rủa chết người hơn lời trách móc của con: cho, cho dù, vây quanh là năm người con trai, trái tim ta quắt lại như một người đàn bà mất con. Bị giằng xé mãnh liệt của tiếng ngáp dài trong lần sinh nở đầu tiên hiu quạnh của mình, tất cả những thú vui của cuộc sống bị uổng phí. Vào cái ngày đáng nguyền rủa, khi ta đi ngược lại đạo làm mẹ, con chưa nói được nửa lời; hôm nay người mẹ bội bạc nài nỉ xin con đôi lời độ lượng. Hãy để cho sự tha thứ của con đốt cháy trái tim của mẹ như lửa và giũ sạch tội lỗi của nó.
KARNA

Mẹ ơi, nhận lấy những giọt nước mắt của con!

KUNTI

Mẹ không đến với hi vọng thuyết phục con trở lại trong vòng tay bồng ẵm của mẹ, nhưng là để khôi phục lại quyền lực cho con. Hãy đi và nhận, như là con trai của vua, là quyền được hưởng của con trong số các anh em của mình.

KARNA

Con, thực hơn, là con trai của người đánh xe ngựa, và không ham muốn vinh quang của các bậc cha mẹ vĩ đại.

KUNTI

Giờ là lúc có thể, hãy đi và giành lại vương quốc, bằng điều phải của con!

KARNA

Có phải người, từng từ chối con tình mẫu tử, đang cám dỗ con bởi một vương quốc? Những quan hệ ruột rà họ hàng thân thích mà người đã cắt đứt từ gốc rễ của nó đã chết, và có thể không bao giờ sống trở lại. Xấu hổ là con, liệu con có nên nhanh nhẩu gọi mẹ của các vị vua là mẹ, và từ bỏ mẹ của con trong ngôi nhà của người đánh xe ngựa!

KUNTI

Thật tuyệt vời, con trai của mẹ! Làm thế nào mà Chúa vô hình trừng phạt sự nảy nở từ một nhỏ hạt giống bé xíu đến một cuộc sống khổng lồ! Đứa bé bất lực vì bị mẹ bỏ rơi, đã trở thành một con người đi qua các mê cung tăm tối của các biến cố để chống chọi lại người anh em của mình!

KARNA

Mẹ ơi, đừng sợ! Con biết chắc chắn rằng chiến thắng đang chờ đợi Pandavas. Mặc dù hòa bình và yên tĩnh vẫn còn đêm nay, trái tim của con là khúc hát vô vọng liều lĩnh và là trở ngại cuối cùng. Hãy bảo con đừng từ bỏ những người tất phải thất bại. Hãy để Pandavas giành lấy ngôi vua, vì họ là thế: Con sẽ tiếp tục tuyệt vọng và khổ đau. Vào đêm con sinh ra, người bỏ con trần truồng, vô danh, tủi nhục: hãy bỏ con một lần nữa mà không thương xót trước vẻ bình tĩnh đón đợi thất bại và cái chết!

29

Khi như một thanh đại đao cháy rực ngọn đồi được bọc trong cảnh ảm đạm của buổi chiều tà, đột nhiên một đàn chim bay ngang qua ở phía trên, đôi cánh cười đùa ầm ĩ của chúng giống như đường bay của một mũi tên ở giữa các vì sao.

Nó làm giật mình niềm đam mê tốc độ ở trong tim của tất cả những thứ bất động; những ngọn đồi dường như cảm thấy trong lòng mình nỗi thống khổ của những đám mây báo bão, và cây cao phá vỡ cái gốc bén rễ của chúng.

Đối với tôi, các đường bay của những con chim như một tấm màn che tĩnh lặng, và cho thấy một sự rung động to lớn trong im lặng thẳm sâu.

Tôi nhìn thấy những ngọn đồi và rừng cây bay qua thời gian để đến với cái chưa biết, và sự rùng mình của bóng tối hóa thân vào lửa như các cánh sao.

Tôi cảm thấy trong bản ngã của mình sự vội vã của loài chim bay qua biển, vượt quá giới hạn của sống còn, trong khi thế giới di trú kêu lên với vô số giọng nói, “Không phải ở đây, nhưng ở nơi khác, trong lồng ngực của Xa Xôi.”

30

Đám đông ngạc nhiên lắng nghe Kashi, một ca sĩ trẻ, có giọng hát, giống như một thanh kiếm kì công tinh xảo, múa may giữa vô vọng rối rắm, cắt chúng ra từng mảnh, và hoan hỉ.

Giữa đám người nghe, ông già Rajah Pratap ngồi, cố nén vẻ mệt mỏi. Cho dù, cuộc sống ông được nuôi dưỡng và bao bọc bằng những bài hát của Barajlal, như đất đai hạnh phúc ven sông với vẻ đẹp của nó. Những buổi tối mưa giăng hay những giờ yên tĩnh của những ngày thu đã trò chuyện với trái tim ông qua giọng hát của Barajlal, và những đêm lễ hội của ông đã sửa soạn chiếc đèn và tiếng chuông leng keng của chúng hòa vào tiếng hát.

Khi Kashi dừng lại nghỉ ngơi, Pratap mỉm cười nháy mắt với Barajlal và thì thầm với ông ấy, “Thầy ơi, bây giờ chúng ta hãy thưởng thức âm nhạc và tiếng hát không mới – lạ này, hãy bắt chước trò đùa mèo con vờn chuột”

Lão ca sĩ với khăn xếp trắng đội đầu cúi chào khán giả rồi ngồi xuống chỗ của mình. Những ngón tay mảnh dẻ của ông lướt trên suối đàn, mắt nhắm lại, do dự, ngập ngừng rồi bắt đầu hát. Khán phòng thì rộng mà giọng ông yếu ớt, Pratap phải hét lên “Hay lắm!” để cho mọi người chú ý, nhưng lại thì thầm vào tai ông, “Hãy to hơn một chút, bạn ơi!”

Đám đông bồn chồn, một số ngáp dài, một số ngủ gật, một số phàn nàn bực tức. Không khí của khán phòng chùng xuống với nhiều giọng nói lơ đễnh, và bài hát, giống như một chiếc thuyền mỏng manh, bị hất lên cho đến khi chìm xuống trong huyên náo.

Đột nhiên ông già, khó chịu trong lòng, quên mất một đoạn, và giọng ông mò mẩm đớn đau, nó giống như một người mù ở một chợ phiên mà không người dẫn dắt. Ông cố gắng lấp đầy lỗ hỗng với bất kì giọng điệu nào có thể. Nhưng lỗ hỗng cứ mở toác ra: những ghi nhớ bị tra tấn không chịu phục vụ nhu cầu, đột nhiên tiếng hát lạc điệu, và thốt ra tiếng nấc. Người thầy gục đầu trên cây đàn của mình, và nơi bài hát bị lãng quên của mình, ở đó vỡ ra từ ông tiếng khóc đầu đời mà một đứa bé mang vào trần thế.

Pratap chạm nhẹ vào bờ vai ông, và nói, “Rời khỏi đây, cuộc họp của chúng ta ở nơi khác. Bạn ơi, tôi biết, sự thật góa bụa thiếu vắng tình yêu, và cái đẹp cư ngụ không phải với số đông, cũng không phải trong khoảnh khắc.”

31

Trong tuổi thanh xuân của thế giới, Hi malaya, bạn sinh ra từ kẽ hở bầu vú của đất, và ném những thách thức cháy bỏng của bạn lên mặt trời, đồi nối tiếp đồi. Sau đó là đến thời gian êm dịu, khi bạn tự nói với chính mình, “Không hơn nữa, không thêm nữa!” và trái tim bốc lửa của bạn, nổ ra cho tự do của mây, tìm thấy được giới hạn của nó, và đứng yên chào vô hạn. Sau khi kiểm tra niềm đam mê của bạn, cái đẹp được tự do chơi đùa trên bầu vú, và tin tưởng bao quanh bạn với niềm vui của hoa và chim.

Bạn ngồi trong cô đơn giống như một độc giả vĩ đại, mà trên lưng nằm mở ra một cuốn sách cổ với vô số các trang sách đá. Câu chuyện gì được viết ở đó, tôi tự hỏi? – có phải là đám cưới vĩnh cữu của các tu sĩ thần thánh, Shiva, với Bhavani, thần thánh tình yêu? – có phải xúc động của Khủng Khiếp ve vãn sức mạnh của Mỏng Manh?

32

Tôi cảm thấy trái tim tôi sẽ bỏ lại màu sắc riêng của mình trong tất cả các cảnh của bạn, Ôi trái đất, khi tôi nói lời chào từ biệt bạn. Một số lưu ý của tôi sẽ được thêm vào giai điệu các mùa, và những suy nghĩ của tôi sẽ biểu lộ mà không được nhận ra qua chu kì của bóng tối và ánh sáng.

Trong những ngày xa xôi, mùa hè sẽ đến khu vườn của những cặp tình nhân, nhưng họ sẽ không biết là hoa của họ đã mượn thêm vẻ đẹp từ các bài hát của tôi, cũng không phải tình yêu họ dành cho thế giới này đã sâu đậm bằng tôi.

33

Mắt tôi cảm thấy sự bình an sâu sắc của bầu trời này, và ở đó khuấy động trong tôi những gì mà một cái cây cảm thấy khi nó giơ ra những chiếc lá của mình, như một chiếc cốc chứa đầy nắng.

Suy nghĩ dâng lên trong tâm trí tôi, như hơi thở ấm áp của cỏ dưới ánh mặt trời; nó trộn lẫn với tiếng ùng ục của mặt nước vỗ nhẹ và tiếng thở dài của cơn gió mệt mỏi trong con đường làng, – suy nghĩ mà tôi đã sống cùng với toàn bộ đời sống của cuộc đời này và có được tình yêu và nỗi buồn của tôi.

34

Tôi hỏi không có phần thưởng cho những bài ca tôi hát cho người. Tôi sẽ hài lòng nếu chúng trải qua đêm, cho đến Bình Minh, như người thiếu nữ chăn cừu, gọi tới các vì sao, báo thức mặt trời.

Nhưng có những lúc, khi người hát những bái hát của người cho tôi, và trong khi biết niềm tự hào của tôi, Nhà thơ ơi, người có bao giờ nhớ là tôi đã nghe và đánh mất trái tim mình.

35

Buổi sáng, khi sương long lanh trên cỏ, người đã đến và đẩy chiếc đu của tôi; vậy mà, đong đưa từ nụ cười đến nước mắt, tôi có biết gì đâu.

Thế rồi đến một buổi trưa Tháng Tư ánh sáng rực rỡ, và tôi nghĩ rằng người gật đầu ra hiệu cho tôi đi theo người.
Nhưng khi tôi tìm kiếm khuôn mặt của người, ở đó thoảng qua giữa tôi và người là đám rước hoa, và đàn ông và đàn bà ném bài hát của họ theo ngọn gió phương nam.

Hằng ngày tôi qua người trên đường mà nào hay biết.

Nhưng vào một hai ngày đầy mùi hương uể oải của bụi trúc đào, khi gió bướng bỉnh than phiền giữa đám lá cọ, tôi sẽ đứng trước người mà tự hỏi rằng đã bao giờ người là một người xa lạ với tôi.

36

Ngày phai dần. Vì sao Hôm mới mọc, ngập ngừng ở gần đường diềm của bầu trời cô đơn màu xám.

Tôi ngoái nhìn và cảm thấy con đường ở phía sau tôi xa xôi vô tận; dò tìm qua đời tôi, nó chỉ phục vụ một cuộc hành trình duy nhất và không bao giờ lặp lại.

Câu chuyện dài sắp tới của tôi nằm ở đó im lặng, trong dòng uốn khúc của bụi đất trải dài từ đỉnh đồi ban mai đến bờ vực của đêm thâu.

Tôi ngồi một mình, và tự hỏi, phải chăng con đường này giống như một nhạc cụ chờ đợi để từ bỏ giọng hát bị mất đi của ngày trong âm nhạc khi chạm vào bằng ngón tay thần thánh buổi hoàng hôn.

37

Xin cho tôi lòng can đảm tối thượng của tình yêu, đây là lời cầu nguyện của tôi – lòng can đảm để nói, để làm, để chịu thiệt thòi mà người sẽ mang đến, để rời khỏi tất cả mọi thứ hoặc được còn lại một mình. Cho tôi trở nên mạnh mẽ với những công việc hiểm nguy, tán dương nỗi đau đớn, và giúp tôi vượt lên tâm trạng khó khăn để hằng ngày dâng lễ cho người.

Xin cho tôi sự tự tin cao nhất của tình yêu, đây là lời cầu nguyện của tôi – sự tự tin về sự sống trong cái chết, chiến thắng trong thất bại, sức mạnh ẩn chìm trong vẻ đẹp mỏng mảnh yếu ớt, giữ gìn phẩm hạnh trong đau đớn mà chấp nhận tổn thương, nhưng xem thường sự trả lại nó.

38

DỊCH THUẬT

TỪ NHỮNG BÀI HÁT TIẾNG HIN-ĐI
CỦA JNANADAS

1

Chim của ta ơi, tiếng hót của mi đâu rồi, khi đêm về mi mệt mỏi nằm im trong tổ?

Có phải tất cả niềm vui của mi được gói ghém ở trong đó?

Điều gì khiến mi đánh mất trái tim mình trong bầu trời – bầu trời kia là vô biên?

Trả lời

Khi nghỉ ngơi trong giới hạn cho phép, tôi toại nguyện. Nhưng khi bay vào bao la, tôi thấy mình có thể hát ca.

2

Sứ giả ơi, sớm mai mang đến cho người, chiếc áo nhuộm màu vàng.

Cuối buổi hoàng hôn, bài hát của người khoác giai điệu của màu xám khổ hạnh, và đi vào đêm.

Thông điệp của người được viết bằng nét chữ sáng ngời trên màu đen.

Tại sao sự huy hoàng như vậy chỉ để dụ dỗ trái tim của một kẻ không có gì ?

Trả lời

Tuyệt vời là tại cung điện của lễ hội, bạn là khách mời duy nhất.

Vì thế, thiệp mời cho bạn được viết từ bầu trời cao chót vót, và tôi, một tôi bộc tự hào, mang lời mời đến với tất cả các buổi lễ.

3

Tôi đi suốt cả ngày và mệt mỏi, thế rồi tôi cúi đầu hướng về cung điện vương giả của người, vẫn còn rất xa.

Đêm sâu hơn, nỗi ham muốn thiêu đốt trái tim tôi, bất cứ điều gì của những lời tôi hát, đau đớn khóc than qua chúng, thậm chí là bài hát mà tôi hằng khao khát. Ôi người tình của tôi, người yêu dấu của tôi, thân thiết nhất của tôi trong cõi đời này!

Khi thời gian dường như đánh rơi quyền trượng của nó trong bóng tối tay người để cầm lên cây đàn luýt, khảy hợp âm vô cùng; và trái tim tôi vang lên tiếng hát, Ôi người tình của tôi, người yêu dấu của tôi, thân thiết nhất của tôi trong cõi đời này!

A, có cánh tay của ai ôm tôi không?

Bất cứ điều gì tôi để lại xin cho tôi để lại, và bất cứ điều gì tôi phải chịu đựng xin cho tôi chịu đựng. Duy nhất, hãy cho tôi đi cùng người, Ôi người tình của tôi, người yêu dấu của tôi, thân thiết nhất của tôi trong cõi đời này!

Bước xuống từ khán phòng của người, bước xuống giữa những niềm vui và nỗi buồn; giấu trong tất cả các hình thức và niềm sung sướng, trong tình yêu và trong trái tim tôi; ở đó hát lên những bài hát của người, Ôi người tình của tôi, người yêu dấu của tôi, thân thiết nhất của tôi trong cõi đời này!

HẾT

 

Lời bạt

Ấn Độ, một quốc gia, nhưng là cả một lục địa, là một cội nguồn của nền văn minh châu Á, có nóc nhà thế giới Himalaya, có sông Hằng huyền bí huyền thoại, có kho tàng vô giá về sử thi, về kinh Phật và… có thơ Kalidasa, Tagore….

Thế giới biết nhiều về Tagore từ khi tập Thơ dâng nhận được giải Nobel năm 1913. Đây là nhà văn châu Á đầu tiên được trao giải Nobel văn học, mãi hơn 50 năm sau mới có nhà văn châu Á thứ hai nhận được giải này. Hiếm có một nhân vật có tài năng đa dạng và sự cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc và nhân loại như “người khổng lồ” Tagore. Không chỉ sáng tạo hàng nghìn tác phẩm văn chương và nghệ thuật, ông còn là người chiến sĩ tiên phong trong công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền dân tộc và quyền con người, như Thánh Gandhi đã từng nói: “Tagore là người lính canh vĩ đại của nhân gian”. Những ngày này, người Ấn Độ và Bangladed vẫn hát hai bài quốc ca của cùng một tác giả: Tagore.

Để đọc – hiểu, và đọc – cảm được một tác phẩm của Tagore như Người thoáng hiện thật không đơn giản, vì nhà thơ này đã hấp thụ được những tinh hoa của một nền văn hóa, văn chương từ mấy nghìn năm trước, từ Veda – Upanisad, Ramayana… Muốn hiểu Tagore cũng có khi phải ngược dòng tri thức trở về những cội nguồn đó. Vậy những thu hoạch sau đây cũng chỉ mới là đoạn đầu của chiếc phao, phần lớn chiếc phao còn chìm dưới mặt nước.

So với vài tập thơ đã xuất bản, tập Người thoáng hiện có phức tạp hơn về hình thức kết cấuđề tài. Vậy đầu tiên nên làm công việc tháo gỡ:

Ba Phần: Người thoáng hiện I, Người thoáng hiện II, Người thoáng hiện III (NTH I, II, III) như một lộ trình cố ý, tác giả đưa ta vào thế giới của tình yêu và tình người, của thiên nhiên muôn màu, hé lộ từng khung cửa, để ta gặp những cảnh huống, những con người, thật bất ngờ thú vị, nhưng cũng có khi thật u buồn, xót xa căng thẳng.

Qua ba Phần, mỗi phần có một số Bài, và nhỏ hơn bài, là Đoạn. Hầu hết bài chỉ đánh số thứ tự, không đặt tên, chỉ có những bài mang hình thức “thoại kịch” mới có tên. Cuối mỗi phần là một chùm thơ ở thể “Dịch thuật”.

Ba Phần của tập thơ là ba chặng đường, từ chặng đầu tương đối êm dịu, hiền hòa, với những bài, những đoạn thưa thớt, những câu chuyện căng thẳng vừa phải, đến chặng cuối là những bài, những đoạn dài ngắn dồn dập, căng thẳng trong cuộc đấu tranh thiện ác đầy kịch tính, khiến ta liên tưởng đến một bản nhạc sonate cổ điển, thường có ba chương như ba phần của tập thơ. Có gì gần gũi giữa tập thơ Người thoáng hiện với sonate Ánh trăng – sonate hay nhất của Beethoven, nhất là diễn tiến từ êm dịu ban đầu đến cao trào khi kết thúc, như một nhà âm nhạc học Nga đã nhận xét, đó là “tấn bi kịch của tâm hồn”[1](*). Sự so sánh tuy chỉ là tương đối, nhưng cũng không xa lắm, vì ta biết thơ và nhạc từng là cặp song sinh, nay vẫn thế; Tagore không chỉ là nhà thơ, ông cũng là nhạc sĩ, trong thơ ông, ta thường cảm nhận được nhạc tính và ông thường miêu tả chen vào hình ảnh là những tiếng đàn, lời ca tiếng hát. Còn so sánh với Beetthoven thì cũng không xa. Có nhà văn châu Âu từng đặt Tagore cạnh Goethe, và người Đức vẫn xem Goethe và Beethoven là “hai mặt trời của nước Đức”.

Trong ba bài mở đầu là trụ cột của ba phần, hai bài thuộc phần I và II có đề tài tương tự, đề tài tình yêu, nhưng bài mở đầu phần ba là “những mảnh ghép của cuộc sống”. Như một cuộn phim vừa quay xong chưa kịp làm montage (dựng phim), ta gặp những sự kiện và hình ảnh đượm một sắc thái u buồn. Mở đầu cho phần này, phát đi liên tục những lời hiệu triệu “Hãy đến”, “Hãy đến”, “Hãy hiện ra”… “như tiếng cười của sấm chớp, tiếng gào của bão tố”, “hãy tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh đang mệt mỏi của chúng tôi, và chế ngự cái chết”. Đầu tập thơ là cuộc gặp gỡ người đẹp thoáng hiện muôn đời đến đây là cuộc gặp gỡ với “Người xa lạ muôn đời”. Ta được đi theo một cuộc diễu hành của những lâu đài đổ nát, vương miện của các vị vua, những túp lều, mùa gặt, chuyến đò, con đường làng, đàn gia súc, con chim bói cá, con trâu nằm lặng lẽ, những dân làng rách rưới và “cô bé hàng xóm đến với trái đất này như tiếng cười nổi loạn của thần thánh”, một người mẹ cõng người con tật nguyền, cơn xoáy lốc bất ngờ làm “một cậu bé bị nghiền nát dưới bánh xe ngựa”, “người đàn bà trên ban công ngã xuống sàn nhà la hét”, “tiếng khóc của những người đàn bà” vì “cái chết của người con trai”… Tất cả những mảnh đời – diễn ra như một xã hội Ấn Độ đương thời thu nhỏ – trong thời kì nhà thơ chăm lo và đấu tranh cho công bằng và hạnh phúc của đồng bào mình.

Chỉ một đoạn ngắn nhưng khó có thể miêu tả hay hơn về dãy Himalaya: “trong tuổi thanh xuân của thế giới, Himalaya, bạn sinh ra từ kẽ hở bầu vú của đất, và ném những thách thức cháy bỏng của bạn lên mặt trời”, “đứng yên chào vô hạn”, “ngồi trong cô đơn giống như một độc giả vĩ đại, mà trên lưng nằm mở ra một cuốn sách cổ với vô số các trang sách đá” trên đó kể các câu chuyện “đám cưới vĩnh cửu của các tu sĩ thần thánh, Shiva, Bhavani”… Không gì hơn khi lịch sử Ấn Độ vĩ đại được ghi tạc trên đá của đỉnh cao Himalaya.

Chủ đề cơ bản của tập thơ, cũng là chủ đề muôn thuở: Tình yêu. Đúng như Xuân Diệu đã nói, “làm sao cắt nghĩa được”, nhưng chẳng đừng được, ai cũng muốn cắt nghĩa. Những lời của người tình trẻ như được hát lên thiết tha: “Tình yêu của em, em sẽ giấu kín anh trong đôi mắt của em, em sẽ xe sợi hình ảnh anh giống như một viên đá quý bằng niềm vui của em và gắn nó lên trên ngực mình”. “Anh ở trong tim em từ khi em còn tấm bé, trong tuổi trẻ em, trong cuộc đời em, qua tất cả giấc mơ của em”… “Anh là thuyền em là biển, và cũng là người chèo thuyền… hãy để cho biển dâng sóng và quẳng anh lên trên sóng của nó, anh sẽ bằng lòng” (NTHII, bài “dịch thuật” – giống một tứ thơ của Xuân Quỳnh). Tình yêu mạnh lắm: một nhà sư khổ hạnh vì có kỉ niệm về một cuộc gặp gỡ với cô gái hái củi mà từ chối cả việc lên Thiên đường! (III, 24). Không chỉ bạn trẻ, cả người lớn tuổi – như người viết bài này, đọc những câu thơ tình yêu của Tagore cứ muốn đọc đi học lại hoài, nó vừa đẹp, vừa gợi tả, vừa gợi cảm, như người ta nói, “muôn nỗi của tình yêu”. Đâu chỉ có niềm vui, có cả nỗi buồn, sự thiếu vắng, chia li, mất mát. Vì nhà thơ nói về tình yêu đôi bạn, luôn gắn với đất đai sông núi mây trời trăng sao và cả các đấng thần linh, để tình yêu luôn nhận được sự nâng niu che chở. Do vậy kẻ cô đơn không còn thấy cô đơn, kẻ tuyệt vọng không còn tuyệt vọng, cảm thấy được vỗ về, an ủi.

Từ tình yêu “riêng tư”, mở ra tình yêu “cộng đồng”, nhưng một cộng đồng có chọn lọc: người thơ dành cảm tình cho những người nghèo khổ đang sống trong các túp lều, dành cho những nghệ sĩ, tu sĩ chân chính, và luôn nhắc tới trẻ em một cách thật trìu mến.

Những bài thơ ở mục “dịch thuật” cuối ba phần, dành cho tiếng nói của tình yêu. Vẫn xu thế chung như một sự kết thúc bi kịch của phần ba, bài “dịch thuật” (III, số 33). Trước khi có chữ chấm hết tập thơ (The end), vang lên lặp lại 3 lần 1 câu: Ôi người tình của tôi, người yêu dấu của tôi, thân thiết nhất của tôi trong cõi đời này!

Đây là bài cuối cùng của tập thơ, nghe như một bài ca từ biệt tình yêu và cuộc sống. (Giá có nhạc sĩ và ca sĩ nào phổ nhạc và song ca để chúng ta được thưởng thức bài thơ cuối cùng này cùng với âm nhạc).

Về thể loại, trước hết có lẽ nên nói về thể thơ văn xuôi. Với Tagore, là sự nối tiếp và sáng tạo từ những lời thơ thời sử thi, với người dịch, là sự vận dụng nhịp điệu âm thanh của ngôn ngữ Việt một cách nhuần nhị, nên thể thơ văn xuôi rất đắc địa, tạo cho người đọc có cảm giác như bị chìm đắm trong một dòng sông thơ đang chảy, giữa đôi bờ đầy hoa, kinh qua những thác ghềnh. Sở trường của tập thơ là thể văn đối đáp. Đây là hình thức phổ biến của lối thơ của các quốc gia cổ đại, thời văn triết bất phân. Nhưng Tagore đã hiện đại hóa thể đối đáp thành những câu hát “giao duyên” hoặc những màn thoại sân khấu. Giao duyên linh hoạt, lúc “anh” và “em” nói với nhau, lúc “anh” hoặc “em” chỉ nói một mình hoặc phân trần với ai đó, một người thứ ba. Còn thể đối đáp sân khấu là những câu chuyện kịch được dàn dựng hẳn hoi. Mở đầu là vài dòng tóm tắt cốt truyện, sau đó màn thoại bắt đầu. Tư tưởng tác giả thể hiện rõ nhất ở những màn kịch này, những tư tưởng chưa hề cũ ngay cả với thời đương đại. Gay cấn nhất thường là những câu chuyện xảy ra trong hoàng cung, với những vai vua, hoàng hậu, những kẻ đầy mưu mô đen tối và tội ác cùng những sám hối ăn năn muộn màng, với những lời thoại rất dữ dội, gợi lại không khí của Hamlet, Machbet, Vua Lia – những bi kịch của Shakespeare.

Một số câu chuyện kịch:

  • Con gái nhà hiền triết đem lòng yêu thương người học trò của cha mình, thuyết phục anh từ bỏ quyền lực, danh vọng và cả mớ kiến thức có rất nhiều hứa hẹn sau khi “tốt nghiệp”, để ở lại với tình yêu (NTH I, đoạn 20)

  • Cha mẹ là tín đồ Bà la môn cấm con gái sống với người chồng theo đạo Hồi, nhưng người con không nghe, quyết bảo vệ tình yêu và bênh vực chồng. Cuối cùng, người cha thừa nhận con gái đúng, ông không còn tư tưởng thành kiến kì thị tín ngưỡng: “Chồng của con gái tôi, dù là một tín đồ Hồi giáo, đã trung thành với đức tin của mình” (NTH II, đoạn 29).

  • Một ông vua nghe những lời giễu cợt xa xôi của anh hề, đã rút gươm trừng trị, khiến anh không bao giờ nói được nữa (NTH II, đoạn 31)

Hai câu chuyện dài  gây xúc động nhất:

  • Vua và hoàng hậu, do lừa đảo khiến người anh em họ hàng bị cướp mất đất đai. Hoàng hậu xin vua hãy giết người con trai – hoàng tử, để trừ mối họa. Vua thương con, ăn năn tội lỗi, bác bỏ yêu cầu đó. Hoàng hậu hoảng sợ, gào lên cầu nguyện một cách vô vọng, “hòa bình đau khổ”, “sự dập tắt phi thường của hận thù”, “sự giải thoát cuối cùng”…. (NTH II, đoạn 32)

  • Đứa con riêng bị người mẹ – hoàng hậu, bỏ rơi lúc mới sinh, nay là một vị tướng. Hoàng hậu đến dụ con trai dấy binh chiếm đoạt ngai vàng. Người con bác bỏ hành vi độc ác thứ hai này của người mẹ: “Con đã tuyệt vọng và đau khổ. Vào đêm con sinh ra, người bỏ con trần truồng, vô danh, tủi nhục. Hãy bỏ con một lần nữa mà không thương xót”…. (NTH III, đoạn 28)

Điều làm cho thơ khó hiểu, là từ bút pháp li kì, biến hóa được tiếp tay bằng những thủ pháp tu từ (tuy đã qua chuyển ngữ ); từ thực đến ảo và ngược lại, từ ảo đến thực; từ gần gũi thân quen thoắt biến thành xa lạ, mênh mang, vô hạn; người đó rồi thần thánh đó; người thơ nói với chúng ta, nói với cả cây cỏ chim muông và nói với “người” – là ai? không rõ: Người đẹp ấy là “Người thoáng hiện”, là  thực hay hư? Với “tấm thân vô hình” lướt đi… Nhưng rồi, ta vẫn gặp lại “nàng”, một cô gái Bengal bình thường với “đôi bàn chân trần nhỏ bé tung tăng trên mặt đất”, ta vẫn thấy nàng đi kín nước với âm thanh quen thuộc : “tiếng lanh canh của chiếc vòng đeo tay chạm vào vò nước”. Nhưng rồi nàng lại “hiện lên từ đại dương quyến rũ… với chiếc cốc của cuộc sống ở tay phải và chén thuốc độc ở tay trái. Con quỷ biển được ru ngủ như con rắn bị mê hoặc, đặt cả ngàn chiếc đầu của nó xuống chân nàng” (NTH I, 3). Nói về một bầy chim di trú: “khi như một thanh đại đao cháy rực ngọn đồi được bọc trong cảnh ảm đạm của buổi chiều tà” “tôi cảm thấy trong bản ngã của mình sự vội vã của loài chim bay qua biển, vượt qua giới hạn của sống còn, trong khi thế giới di trú kêu lên với vô số giọng nói,“Không phải ở đây, nhưng ở nơi khác, trong lồng ngực của Xa Xôi” (NTH III, 29)…

Một điều rất nhất quán, về Tagore, khi ta đọc Người thoáng hiện hoặc những tập thơ khác, vẫn nhận thấy được tư tưởng, tâm hồn, bóng dáng của người nghệ sĩ, người công dân của ông ẩn hiện trong từng trang chữ.

Chỉ là một trong số năm mươi tập thơ, làm sao nói đủ những điều cần nói, nhưng trong một tập cũng đã thấy được sự lớn lao của tư tưởng và tài năng của tác giả.

*

Cuối bài, tôi xin có lời giải thích: Ở trên là những lời chia sẻ với bạn đọc về những điều tôi thu hoạch được sau khi đọc tập thơ Người thoáng hiện. Người viết bài này không phải là chuyên gia về văn học Ấn Độ, về Tagore, chỉ là bạn vong niên của Bùi Xuân (tôi trội hơn Xuân gần hai con giáp). Từ chỗ là đồng hương, chúng tôi cùng cộng tác nghiên cứu những danh nhân của đất Quảng, cùng đàm đạo về thơ, tôi thích những tứ thơ lạ của “nhà thơ tỉnh lẻ” nhưng đã có thơ đăng trên các tạp chí văn học có uy tín, và sau đó, tôi bị lây “bệnh mê Tagore” của anh, và chúng tôi trở thành tri kỉ. Anh Xuân bảo tôi viết giới thiệu tập thơ, nhưng tôi không dám, chỉ viết thu hoạch như một độc giả để san sẻ với bạn đọc, mong được thông cảm và chỉ giáo.

Tp Hồ Chí Minh, tháng Giêng năm Ất Mùi
TS. LÂM VINH[2]

 

CẢM NHẬN TRÍCH IN Ở GÁY SÁCH

DỊCH THƠ NGHĨA LÀ ĐỒNG SÁNG TẠO

Say đắm thơ Tagore, Bùi Xuân mê mải lội trong thế giới thơ mênh mang, bí ẩn và huyền diệu, ngập tràn tình yêu, ánh sáng và hương hoa của thiên tài thi ca Tagore bằng thái độ tin sùng của một tín đồ hơn là một dịch giả chuyển ngữ thơ… Ở mức độ nào đó, anh thật sự là một người đồng sáng tạo của thiên tài Tagore.   

Đà Nẵng, 23.3.2015
Nhà thơ Nguyễn Kim Huy

 

NHƯ MỘT LỰC ĐẨY

Như trong bất kì công việc nào, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu-sáng tác, luôn cần có sự đam mê, như là một lực đẩy cần thiết. Nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, mà phải có hiểu biết về nghề nghiệp, vốn kiến thức và cả những phương tiện cần và đủ. Sự “thuận lợi” của Bùi Xuân trong việc chuyển ngữ có phải do chính anh là một nhà thơ và đã từng viết nhiều bài thơ theo thể thơ văn xuôi?

Tam Kì, ngày 15 tháng 3 năm 2015

Nhà thơ Nguyễn Đông Nhật

 

MỚI THOÁNG HIỆN ĐÃ ĐẦY ẤN TƯỢNG

Mỗi khi nghĩ về Tagore, tôi thường nhớ tới hai câu thơ của ông được chuyển ngữ tiếng Việt: Cỏ tìm bạn bè dưới đất / Cây tìm nỗi cô đơn trên trời. Trên bầu trời cao vợi mênh mông của văn đàn thế giới, Tagore đã tìm thấy nỗi cô đơn – nghĩa là đã trở thành một đại thụ thi ca từng đoạt giải Nobel Văn chương năm 1913. Chỉ riêng chuyện hơn nửa thế kỉ sau đó mới có nhà văn châu Á thứ hai dành được giải thưởng văn chương danh giá này đủ chứng tỏ Tagore cô đơn đến nhường nào trong sáng tạo nghệ thuật và cũng đủ để khẳng định Tagore là một tài năng chỉ mới thoáng hiện đã đầy ấn tượng. Chỉ mới thoáng hiện đã đầy ấn tượng, huống chi trong quá trình lao động nghệ thuật, Tagore từng đặt dấu vân tay của mình vào hơn năm chục tập thơ, hơn bốn chục vở kịch, hàng chục tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn và bút ký… chưa kể hai nghìn tranh vẽ và thêm ngần ấy bài hát, thì ấn tượng ấy càng đậm nét biết bao. Mặc dầu từ năm 1924 – tức là trước thời điểm Tagore đến Sài Gòn giao lưu văn hóa khoảng năm năm, người Việt đã dịch Tagore đăng trên báo Tiếng chuông rè/La Cloche Fêlée và cả trên Tạp chí Nam Phong, nhưng nhiều độc giả người Việt chủ yếu mới tiếp cận thơ Tagore – mà cũng chỉ vài tập thơ được chuyển ngữ trong vòng năm mươi năm nay ở cả hai miền Nam-Bắc qua sự đồng sáng tạo của một số dịch giả đáng tin cậy như Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý…

Nhà xuất bản Đà Nẵng là một trong không nhiều nhà xuất bản địa phương “có duyên” với thơ Tagore. Từ năm 1997, nhà xuất bản của thành phố bên sông Hàn đã tái bản các tập thơ Tâm tình hiến dâng/The Gardener, Lời dâng/Gitanjali, Tặng vật/Lover’s gift qua bản dịch của Đỗ Khánh Hoan và Mảnh trăng non/The Crescent Moon qua bản dịch của Phạm Hồng Dung và Phạm Bích Thủy. Và đáng chú ý là từ năm 2012 đến nay, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho ra mắt độc giả ba tập thơ Tagore: Bầy chim lạc/Stray Birds, Mùa hái quả/Fruit – Gathering và Người thoáng hiện/ The Fugitive qua bản dịch của chính một người Đà Nẵng là nhà thơ Bùi Xuân. Trong bối cảnh Hội Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ vừa được thành lập tại thành phố Đà Nẵng hồi tháng 10 năm ngoái, nỗ lực của Nhà xuất bản Đà Nẵng và nhất là công phu lao động dịch thuật nghiêm túc của Bùi Xuân qua Người thoáng hiện được xem là đóng góp đầy ý nghĩa nhằm giúp người đọc thâm nhập sâu hơn vào vũ trụ thơ (mượn chữ Đặng Tiến) của nhà thơ Ấn Độ kiệt xuất này và qua đó mà thâm nhập sâu hơn vào văn hóa của đất nước bên sông Hằng.

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2015

Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng

[1] (*)Theo Popova, nhà âm nhạc học Nga (Lan Hương dịch).

[2] Nguyên giảng viên lí  luận văn học và mĩ  học  – Đại học Sư phạm Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *