Từ cuộc đời của Tư Mã Ý: Nắm chắc 2 điều này, dù đi đến chân trời góc bể cũng không sợ bị người đào thải, sự nghiệp chỉ có tiến về phía trước

Từ cuộc đời của Tư Mã Ý: Nắm chắc 2 điều này, dù đi đến chân trời góc bể cũng không sợ bị người đào thải, sự nghiệp chỉ có tiến về phía trước

Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cả đời tranh đấu ngược xuôi tranh giành thiên hạ nhưng cuối cùng tất cả thiên hạ lại phải rơi vào tay nhà Tư Mã Ý. Nếu nói gia tộc Tư Mã là gia tộc hùng mạnh thì Tư Mã Ý chính là thủ lĩnh đứng đầu.

Trong cuộc đời của ông, bí quyết để đối nhân xử thế chỉ vỏn vẹn dựa vào hai câu nói kinh điển của mình.

 

Từ cuộc đời của Tư Mã Ý: Nắm chắc 2 điều này, dù đi đến chân trời góc bể cũng không sợ bị người đào thải, sự nghiệp chỉ có tiến về phía trước - Ảnh 1.

 

1. Đường đời không có kẻ thủ, lấy chữ Nhẫn, chữ Hòa làm trọng 

Đặc điểm nổi bật nhất của Tư Mã Ý chính là nhẫn, có thể nhẫn chịu cái nhẫn mà người khác không thể, nhẫn tới một mực đáng kinh ngạc, khó có ai có thể nhìn ra được tâm tư suy nghĩ của ông.

Dương Tu cả đời đều căm hận Tư Mã Ý, sớm chiều đều mong ông chết sớm nhưng ngược lại Tư Mã Ý trước sau lại chẳng bận tâm nhớ thù ghi oán. 

Dương Tu nhiều lần muốn đưa Tư Mã Ý vào chỗ chết nhưng sau này vì không biết giữ mình nên đắc tội với Tào Tháo mà bị xử tội chết. Tư Mã biết chuyện liền chủ động ngỏ ý xin đi thăm. Tào Tháo thấy vậy hỏi tại sao lại muốn đi thăm? Tư Mã Ý bèn nói rằng: “Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy”. Tào Tháo sau khi nghe xong, trong lòng đối với Tư Mã Ý có phần nể trọng.

Đây là quy tắc xử thế và làm việc của Tư Mã Ý, ông luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ “Hòa”.

Tư Mã Ý cũng rất tôn trọng Gia Cát Lượng.

Thời kỳ đầu, đối thủ chủ yếu của Tư Mã Ý là Dương Tu, sau này mới chuyển sang Gia Cát Lượng. Sau khi Gia Cát Lượng chết, lại còn dùng tượng gỗ để hù dọa đội quân của Tư Mã ý khiến cho tướng sĩ của ông kinh hồn bạt vía. 

Ấy thế mà Tư Mã Ý còn lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào, nếu như không có con trai nhắc rằng quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông sẽ quỳ xuống mà tế lạy.

Ông tế Khổng Minh rằng: “Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!”.

Không chỉ vậy Tư Mã Ý cũng là người luôn biết cách mang lại sự tôn nghiêm cho người khác. Có chuyện rằng, sau khi Tào Duệ chết, nam sủng của Tào Duệ là Tích Tà bị bắt vào ngục. Tư Mã Ý là người duy nhất đi thăm Tích Tà, cho dù ông ta từng vì Tào Duệ mà gây ra không ít phiền phức cho ông. Tư Mã Ý đã dùng tấm lòng đại độ lượng, lại vì trân trọng tấm lòng tận trung của Tích Tà nên đã mang cho ông ta một bộ y phục, để ông ta có thể giữ lại sự tôn nghiêm cuối cùng trước khi bước vào cửa tử.

Tích Tà nhắc nhở Tư Mã Ý rằng, Tào Sảng tuổi trẻ ngông cuồng, vội vàng muốn chiếm ngôi cao, e rằng nửa đời sau của Tư Mã Ý cũng sẽ rơi vào chốn ngục tù. Nhưng Tư Mã Ý đã trả lời rằng: “Ta sẽ không tranh đấu cùng người khác”. Khiêm tốn, cung kính, nội liễm, không tranh không giành chính là những gì được thể hiện về Tư Mã Ý.

Sự tôn kính mà Tư Mã Ý dành cho đối thủ của mình đã thể hiện tấm lòng rộng lớn và khí độ rộng lượng của ông. Trong công việc nên biết cách học hỏi đối phương, tôn trọng đối phương, bởi vì sự tồn tại của họ giúp chúng ta hoàn thiện hơn, càng khiến cho chúng ta có thêm nhiều tiến bộ.

 

Tôn trọng đối thủ và kẻ địch của mình chính là triết lý làm người của Tư Mã Ý: “Chúng ta làm người phải biết cảm ơn những khó nạn mà người khác mang đến cho mình, vì nhờ có khó nạn đó mà chúng ta trưởng thành mau hơn”.

Từ cuộc đời của Tư Mã Ý: Nắm chắc 2 điều này, dù đi đến chân trời góc bể cũng không sợ bị người đào thải, sự nghiệp chỉ có tiến về phía trước - Ảnh 3.

Tư Mã Ý cầm quân giao chiến với Gia Cát Lượng nhiều lần bị mắc mưu, nhưng ông chưa bao giờ bi lụy. Bên ngoài họ là kỳ phùng địch thủ, nhưng trong lòng Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng chính là tri âm

2. Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua

Vì đâu mà gia tộc Tư Mã có thể thành công? Nó ngoài việc có mối quan hệ rất lớn với sự đoản mệnh của gia tộc họ Tào. Kỳ thực Tào Phi là người rất có năng lực, nhưng vì đoản mệnh mà ra đi sớm, kế vị Tào Phi là Tào Duệ cũng vậy, đều sống chẳng được bao năm.

Tuy nhiên có một điều không thể không thừa nhận đó là, Tư Mã Ý là người rất biết cách nuôi dạy con cái, con của Tư Mã Ý cũng là một đấng nam nhi tài trí hơn người, văn võ song toàn.

Ngay từ rất nhỏ, Tư Mã Ý đã dạy con cái làm người phải hiểu được đạo lý: “Không trốn tránh thất bại, phải từ thất bại mà đứng lên chiến thắng”.

Trong quá trình đấu quyền, đấu trí với Gia Cát Lượng, có một lần bị Gia Cát Lượng đánh lừa cho quân đi cướp lương thực. Mặc dù lúc đó lực lượng quân Ngụy đông gấp mấy lần quân Thục, nhưng Tư Mã Ý lại không cho quân lính đi cướp lại. Chúng tướng bất bình, hai con của Tư Mã Ý cũng đứng ngồi không yên, không hiểu tại sao lại vậy nên đi tìm cha mình hỏi chuyện. 

Khi đến đại doanh của Tư Mã Ý, thấy cha mình đang nói chuyện với một người, Tư Mã Ý nói: “Các người là đến đánh trận hay là đến đọ khí thế với người, những kẻ một lòng muốn thắng liệu có thắng cuối cùng hay không? Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng”.

Lại có câu chuyện, sau khi Tào Duệ chết, Tào Sảng mở mang thế lực, hoành hành bá đạo, độc đoán chuyên quyền. Một tay thao túng thăng chức cho Tư Mã Ý làm Thái Phó, nhưng thật ra là muốn kiểm soát và loại bỏ quyền lực của ông trong triều đình.

Đối mặt với hành động không ngừng ép buộc người khác của Tào Sảng, học trò của Tư Mã Ý là Chung Hội liên tục đến cửa khuyên ngăn ông: “Thầy thật sự cam tâm ngồi ở vị trí Thái Phó này sao?”.

Lời khuyên ngăn ấy một mặt nào đó cũng thể hiện được tham vọng to lớn của Chung Hội, hy vọng Tư Mã Ý sẽ tranh đấu cùng Tào Sảng, đoạt lại vị trí của sĩ tộc trong triều đình.

Nhưng Tư Mã Ý lại bất vi sở động, ông lấy ví dụ của Dương Tu mà tìm lời khuyên Chung Hội, rằng không nên lặp lại sai lầm: “Một người không thể hèn nhát, nhưng càng không thể không biết học hỏi và kính trọng đối thủ của mình”.

Một câu nói ấy đã chỉ rõ rằng Tư Mã Ý sẽ không cùng Tào Sảng tính toán. Nguyên nhân không phải do hèn yếu, mà là vì trong lòng ông còn giữ được một phần tôn kính.

Không nên “lấy cứng chọi cứng” với những kẻ ngu xuẩn, mà học cách cúi đầu

Trong phim, Tào Sảng thường xuyên lấn lướt Tư Mã Ý, sau lại nuôi ý định chiếm đoạt quyền lực của họ Tư Mã, ép buộc Quách Thái Hậu chuyển cung để tiện thực hiện mưu đồ khống chế ấu Đế.

Tư Mã Chiêu vô cùng bất bình, đến nói với cha rằng Tào Sảng thật quá đáng, hắn lạm quyền như vậy chính là lăng nhục Tư Mã gia, khi không thể nhẫn nhịn được nữa thì không thể tiếp tục nhẫn nhịn.

Tư Mã Ý vẫn vô cùng bình tĩnh, ông hỏi Tư Mã Chiêu: “Tào Sảng so với Gia Cát Lượng thì thế nào?”.

Tư Mã Chiêu đáp rằng: “Tào Sảng chỉ là dế nhũi”.

Tư Mã Ý lại tiến thêm một bước nói với con trai rằng: “Lấy cứng chọi cứng với những kẻ ngu xuẩn, chỉ đổi lấy kết cục đầu rơi máu chảy. Như vậy không phải càng ngu xuẩn hơn sao? Trong cuộc đời mỗi người, khó tránh khỏi những lúc chung đụng với những kẻ ngu xuẩn, phải biết học cách cúi đầu”.

Lời nói này của Tư Mã Ý cho thấy, Tào Sảng mặc dù dùng nhiều thủ đoạn để ép Quách Thái Hậu rời cung, lợi dụng quân chủ còn nhỏ mà một tay che trời, lộng hành ngang ngược – Một kẻ như Tào Sảng thật sự có thể cười đến cuối cùng hay sao?

 

Những đạo lý của Tư Mã Ý nói cho chúng ta biết rằng, khi gặp phải sự khiêu khích và thủ đoạn thì không cần thiết phải giận dữ, cũng không cần phải đáp trả. Hãy giữ cái đầu tỉnh táo, trí tuệ minh triết để phân tích tình huống và tìm ra giải pháp phù hợp, tất cả sự sốc nổi, trả đũa chỉ giải quyết tâm lý tạm thời, chứ không có giá trị hữu dụng lâu dài. 

Đời người muôn ngàn sóng gió, thất bại nhất thời cũng chẳng có gì đáng phải nặng lòng. Cả đời Tư Mã Ý đánh không biết bao nhiêu trận, và cũng bại không biết bao nhiêu lần, tuy nhiên người chiến thắng cuối cùng lại là ông.

Đời người chính là như vậy, trên nẻo đường đời, trong một lúc nào đó chúng ta gặp phải thất bại cũng chẳng là gì cả, nó không thể đại biểu cho cả cuộc đời của mình. Vậy nên dù gặp bất cứ việc gì cũng không nên buông bỏ chính mình.

Có nhiều người thường hay than vãn rằng: “Tôi 30 tuổi rồi mà hiện nay vẫn thế này thế kia”. Nhưng 30 tuổi đã là gì? Đời còn dài, tháng ngày phía trước vẫn còn cả một bầu trời rộng mở, cơ hội luôn chờ đợi những người sẵn sàng đón nhận nó. Thế nên làm người thì dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không nên tự bó buộc mình trong một phạm vi nào đó. Đôi khi đối với một người, vượt lên nghịch cảnh còn quan trọng hơn cả trí thông minh, một người có năng lực vượt lên nghịch cảnh càng lớn thì cảnh giới càng cao.

Từ cuộc đời của Tư Mã Ý: Nắm chắc 2 điều này, dù đi đến chân trời góc bể cũng không sợ bị người đào thải, sự nghiệp chỉ có tiến về phía trước - Ảnh 5.

 

Một người có thể vượt qua nghịch cách thì dù có từ địa vị cao cỡ nào mà có không may ngã xuống thì vẫn có thể đứng dậy vươn lên. Mỗi lần ngã xuống chính là mỗi lần tăng thêm sức mạnh cho chính mình.

Hai câu nói này chính là triết lý sống cả đời của Tư Mã Ý, chúng ta làm người nếu có thể học được hai điều này thì dù cho giang sơn bốn biển đi đâu cũng chẳng sợ người đời phụ bạc.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *