Tủ bếp chữ L là kiểu thiết kế thích hợp với hầu hết các không gian bếp cỡ trung và nhỏ.
Thiết kế này giúp người nội trợ giảm thiểu khoảng cách di chuyển trong quá trình nấu nướng và cung cấp không gian lưu trữ tối đa cho nhà bếp
Thiết kế tủ bếp kiểu chữ L theo góc vuông mở ra 2 cạnh để tận dụng triệt để các góc chết, hay góc cột của nhà bếp.
Đồng thời mở ra khoảng trống cho không gian tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi cho căn phòng.
Hình thành tam giác bếp (bếp nấu – chậu rửa – tủ lạnh) linh hoạt với sự bố trí hợp lý, khoa học khi tận dụng các góc nhà bếp hiệu quả.
Tiết kiệm thời gian di chuyển và hợp lý hóa quá trình chuẩn bị nấu nướng cho chị em nội trợ. Tủ bếp kiểu chữ L được áp dụng đa dạng với mọi không gian nhà bếp, từ nhà biệt thự, chung cư hay nhà mặt đất đều là sự lựa chọn tuyệt vời.
Với tủ bếp kiểu chữ L có thể tận dụng không gian trống để bạn có thể làm thêm bàn ăn hay đảo bếp hoặc một chiếc tủ quầy bar cạnh tủ bếp khiến nhà bếp trở nên hiện đại, sang trọng và ấn tượng.
Thiết kể tủ bếp kiểu chữ L còn có thể điều chỉnh kích thước tủ bếp một cách dễ dàng bằng cách đặt thêm thùng chứa đồ nối vào tủ bếp.
Không gian nấu nướng trở nên rộng rãi và chi phí cũng được tiết kiệm hơn.
Với những ưu điểm đó, bạn cũng có thể thấy đây là mẫu tủ bếp với nhiều tính năng được quan tâm và phổ biến nhất hiện nay. Mang đến sự tiện nghi cho người nội trợ và vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho phòng bếp gia đình.
Sản xuất tủ bếp tiêu chuẩn EU
Mỗi sản phẩm mang thương hiệu bep.vn đều là sự kết tinh của những công nghệ hiện đại.
Giải pháp thiết kế CAD/CAM, hệ thống gia công CNC của Mỹ mang tới độ chuẩn xác cao nhất trong thiết kế và sản xuất.
Tủ bếp được dán cạnh bằng máy của Đức sử dụng keo chống nước PUR đảm bảo đồ bền và thẩm mỹ trong từng chi tiết nhỏ nhất…
Đây là một trong những yếu tố giúp Bep.vn luôn là lựa chọn số 1 của nhiều khách hàng
Tư vấn thiết kế tủ bếp chữ L
Thiết kế tủ bếp chữ L cơ bản
Đây là thiết kế tủ bếp chữ L với không gian mở.
Thiết kế tủ bếp chữ L nhỏ cơ bản
Thường thì người ta sẽ bố trí thêm một chiếc bàn như này để tận dụng phần không gian trống.
Trong một số trường hợp, chiếc bàn này sẽ thay thế bằng khu vực đặt bếp nấu hoặc ô rửa.
Một cách khác khi bố trí căn bếp hình chữ L là: cửa ra vào sẽ nằm ở khoảng khuyết của chữ L. Các bố trí này sẽ phù hợp hơn nếu phòng bếp nhà bạn thường xuyên mở.
Cố gắng bố trí ô thiết bị ít sử dụng nhất nằm ở phía đối diện cửa ra vào để không có cảm giác bừa bộn mỗi khi nhìn vào bếp.
Kích thước tủ bếp chữ L
Kích thước của tủ bếp chữ L lớn nhỏ như nào còn phụ thuộc vào diện tích căn bếp nhà bạn. Bên cạnh đó, xoay chiều chữ L như nào sẽ bị chi phối bởi việc bố trí tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh. Hai cạnh của chữ L có kích thước tối thiểu là 240cm – 90cm.
Và một nguyên tắc bất di bất dịch nữa là: 2 đầu của cạnh chữ L và góc chung của 2 cạnh chữ L còn lại chính là nơi đặt tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh. Phần không gian thừa ở cạnh nhỏ của chữ L thường là nơi để tủ lạnh hoặc tủ đựng đồ khô.
Thiết kế nhà bếp hình chữ L kép (2 chữ L)
Đây là cách thiết kế thêm 1 tủ bếp chữ L phụ không sử dụng nhiều, phần tủ bếp chữ L này chỉ đơn giản là để chia không gian nhà bếp với một không gian khác, nếu có nhiều không gian chung (gần nhau) cần phân biệt. Tủ bếp chữ L phụ này thường không dùng để đặt đồ ăn, đặt bồn rửa hay đặt bếp.
Tủ bếp chữ L phụ trong cách bố trí này có thể đủ chỗ để đặt bếp hoặc ô rửa. Nếu muốn phần chữ L này có tính thẩm mỹ, nên xây thành cho nó, toàn bộ thiết bị đặt bên trong và hoạt động trong khu vực này sẽ không bị nhìn thấy từ bên ngoài.
Cách thiết kế tủ bếp chữ L phụ như này sẽ phù hợp với những nhà bếp có 2 cửa ra vào.
Đây là cách bố trí tủ bếp chữ L phụ với tam giác hướng bếp 45 độ.
Thiết kế nhà bếp hình chữ L không liền
Nhìn vào hình này, bạn có thể tưởng tưởng là tủ bếp được thiết kế theo chữ L không liền hoặc chữ U không liền đều không sai.
Tam giác hoạt động bếp – bồn rửa – tủ lạnh vẫn phải được bố trí hài hòa, tốt nhất là nên để mỗi thiết bị này ở 1 cạnh rời (đối mặt nhau). Khi thiết kế tủ bếp, tốt nhất là bạn sẽ đứng cao bằng 2/3 chiều cao từ mặt đất lên đỉnh trên của tủ bếp.
Thiết kế nhà bếp hình chữ L thêm ô (bán đảo) liền 1 cạnh chữ L
Nhìn vào hình dưới đây, bạn có thể tưởng tượng nó là thiết kế tủ bếp hình chữ L hoặc hình chữ U (thêm một vài ô rời bên cạnh) cũng đúng.
Ô bán đảo trong gian bếp hình chữ L này có thể dùng làm bàn làm việc, bạn có thể vừa làm việc với máy tính vừa kiểm soát mọi việc trong bếp.
Những lưu ý khi thiết kế tủ bếp kiểu chữ L
Mục đích chính của việc phải thiết kế nhà bếp theo hình này, hình kia là:
– Có đủ không gian để làm các công việc trong nhà bếp, từ nấu ăn đến lấy đồ ăn, rửa nồi niêu bát đĩa, …
– Có đủ không gian để bố trí các đồ đạc, thiết bị trong bếp được hợp lý.
– Có không gian để bố trí tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh hợp lý, thuận tiện.
– Có sự hài hòa với các không gian khác trong gia đình.
Vì vậy, bây giờ chúng ta sẽ đi vào đi sâu vào từng mục đích cụ thể trong nội dung dưới đây.
Không gian đi lại trong nhà bếp:
Cần phải tính toán sao cho khu vực này luôn phải an toàn nhất vì chúng ta di chuyển, đi lại nhiều nhất trong khu vực này. Các thiết bị nguy hiểm không nên để trong những khu vực này.
Nhiều người tận dụng phần cạnh ngắn của chữ L để đặt tủ lạnh nhưng nhiều gia đình đã chọn giải pháp đặt tủ lạnh trong tủ bếp phía dưới.
Nếu không gian giữa của chữ L đủ rộng có thể đặt thêm bàn bếp hay bàn rửa, bàn để thức ăn chính.
Tuy nhiên, cần phải có tính toán cụ thể để bàn này không ảnh hưởng quá nhiều đến độ an toàn và thuận tiện của gian bếp.
Để đồ trong gian bếp hình chữ L
Tìm các không gian để đồ, đặt tủ để đồ trong những gian bếp hình chữ L khó khăn hơn các thiết kế khác, đặc biệt là với những gian bếp hình chữ L nhỏ
Người ta thường bố trí nhiều tủ tường, thêm các bàn đặt trong không gian trống của chữ L làm không gian đựng đồ.
Thiết kế hợp lý tam giác hoạt động trong bếp
Dù bạn bố trí nhà bếp theo cách nào, tận dụng các không gian này ra sao thì phần không gian giữa của tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh không được có vật cản nào cả.