Trong thời đại 4.0, website là một trong những kênh bán hàng hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng website cũng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Trong bài viết này bePOS sẽ hướng dẫn bạn cách tạo website đầy đủ, chi tiết nhất.
Website là gì?
Khái niệm website được hiểu là một tập hợp các trang web và những nội dung có liên quan đến nhau nằm dưới một tên miền duy nhất, được tạo ra bởi cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp. Website thường bao gồm các nội dung như hình ảnh, video, âm thanh,… được lưu trữ trên một server (máy chủ). Những nội dung này nói về một chủ đề cụ thể, có mục đích nhất định, ví dụ như tin tức, giáo dục, giải trí, thương mại hay mạng xã hội,… Người sử dụng Internet có thể truy cập website thông qua các trình duyệt Firefox, Google Chrome,…
Website
Vai trò của website đối với doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc xây dựng web đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Có thể kể tới những vai trò cơ bản của website đối với doanh nghiệp như:
Xây dựng hình ảnh, thương hiệu
Website có vai trò trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Việc đưa ra những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sứ mệnh, tầm nhìn, thành tựu, đánh giá,… trên website giúp doanh nghiệp chứng minh mức độ uy tín và sự chuyên nghiệp của mình. Điều này tác động tích cực đến quá trình ra quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Nguồn thông tin hữu ích cho khách hàng
Trên website, doanh nghiệp có thể đăng tất cả các thông tin muốn truyền tải tới khách hàng. Ví dụ như: thông tin về sản phẩm, dịch vụ; chương trình khuyến mãi; chia sẻ kinh nghiệm,… Nhờ đó, khách hàng sẽ hiểu hơn về mặt hàng của doanh nghiệp, cũng như có thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Lưu ý, nội dung trên web nên được trình bày mạch lạc, rõ ràng giúp người đọc dễ tra cứu, dễ hiểu và cũng khiến website trông thu hút hơn.
Góp phần tạo nên thành công của hoạt động Marketing
Một website được đầu tư bài bản về thiết kế, nội dung sẽ là công cụ marketing online rất hiệu quả của doanh nghiệp. Nhờ có website, bạn có thể dễ dàng tiếp cận được người dùng trên toàn cầu. Đồng thời, nếu triển khai SEO web tốt, việc quảng bá sản phẩm dịch vụ sẽ không tốn quá nhiều chi phí truyền thông.
Website là một công cụ marketing online đắc lực cho các doanh nghiệp
Website đóng vai trò là “cửa hàng trực tuyến”
Có thể nói website là “cửa hàng số”, là cầu nối giữa khách hàng với những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tại đây, doanh nghiệp có thể “trưng bày”, cung cấp thông tin về mặt hàng của mình. Bên cạnh đó, khi triển khai marketing với kênh website hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hút được một lượng khách hàng lớn, thúc đẩy việc bán hàng, góp phần tăng doanh thu.
Hướng dẫn tạo trang web từ A-Z
Dưới đây bePOS sẽ hướng dẫn tạo trang web đầy đủ, chi tiết nhất để bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Đưa ra ý tưởng xây dựng trang web
Bước đầu tiên trong cách tạo website đó là bạn phải đưa ra được những ý tưởng về trang web. Cụ thể, website của bạn phục vụ cho mục đích gì, có những chức năng nào. Tùy vào từng loại website mà giao diện, phong cách thiết kế, các tính năng,… sẽ khác nhau.
Đưa ra ý tưởng về trang web
Những loại hình website được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:
-
Trang web dạng thương mại điện tử hay trang web để bán hàng online.
-
Website dưới dạng blog cá nhân: Nơi chủ blog có thể chia sẻ những kinh nghiệm về du lịch, ẩm thực, kinh doanh,…
-
Website chuyên cung cấp tin tức: Là dạng báo điện tử, nội dung chủ yếu là các tin tức mới hay những câu chuyện,…
-
Website về giáo dục.
-
Website dạng diễn đàn (forum): Một dạng cộng đồng online, nơi người dùng có thể trò chuyện, chia sẻ thông tin, rao vặt,…
-
Website dạng Landing Page: Thường sử dụng khi cần thực hiện chiến dịch quảng cáo cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Bạn cũng cần nghiên cứu và định hình ra những chức năng sẽ có trên website. Chẳng hạn như khi bạn tạo website bán hàng thì cần có các chức năng hỗ trợ đặt hàng và công cụ thanh toán,… Ngoài ra, website nên được thiết kế chuẩn SEO, có tính bảo mật cao, tốc độ load nhanh, giao diện UX/UI tối ưu,…
Bước 2: Đăng ký tên miền (domain) khi lập website
Tên miền (domain) được hiểu đơn giản là địa chỉ của website. Mọi trang web đều cần có yếu tố này. Chúng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được website của bạn. Domain là địa chỉ độc nhất chỉ thuộc về một website, không có sự trùng lặp giữa các trang web.
Đăng ký tên miền để lập website
Bạn có thể lựa chọn đặt domain mang tính cá nhân hóa hoặc gắn với đặc trưng của doanh nghiệp/sản phẩm/thương hiệu/… Có một số mẹo nhỏ đặt tên miền bạn cần lưu ý đó là:
-
Không nên đặt tên miền quá dài và phức tạp.
-
Không nên đặt tên miền gần giống hoặc tương tự với tên miền đã được đăng ký bởi người khác.
-
Tránh đặt tên miền chứa các ký tự đặc biệt, ký tự số.
-
Nên chọn các đuôi phổ biến như .com, .vn, .net, .org,… cho tên miền.
-
Tránh đặt tên miền khó phát âm hay chứa các từ ngữ dễ gây hiểu lầm,…
Quy trình đăng ký tên miền (domain) diễn ra như sau:
-
Thứ nhất, đưa ra một vài lựa chọn tên miền dự kiến.
-
Thứ hai, kiểm tra tính khả dụng của tên miền. Bạn có thể check qua website của các đơn vị cung cấp tên miền uy tín. Nếu domain đó đã có bên đăng ký trước thì bạn phải sử dụng tên miền khác.
-
Thứ ba, sau khi check được tên miền khả dụng, hãy tiến hành đăng ký mua domain.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHỌN DOMAIN GIÚP WEBSITE PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NHẤT 2021
Bước 3: Thuê web hosting để lưu trữ dữ liệu của website
Bước tiếp theo trong cách tạo trang web chính là thuê web hosting. Đây chính là nơi dùng để lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên website của bạn. Từ đó, các trình duyệt có thể tải lên các thông tin và hiển thị chúng cho người dùng. Khi đã thuê được web hosting, bạn hãy kết nối domain và hosting lại với nhau.
Thuê web hosting để lưu trữ dữ liệu của website
Có 3 loại web hosting được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Shared hosting, Cloud hosting và VPS hosting. Trong đó, Shared hosting hoặc Cloud hosting phù hợp hơn cả với những ai không rành về lập trình.
Bước 4: Lựa chọn nền tảng xây dựng website thích hợp
Lựa chọn nền tảng lập website thích hợp là bước kế tiếp trong cách tạo trang web. Nếu không cần một website quá phức tạp, bạn có thể sử dụng các nền tảng tạo website miễn phí. Đó là công cụ tạo website trên Google, hay tạo website bằng WordPress, Blogger,… cụ thể:
– Google Sites – công cụ tạo website của Google hoàn toàn miễn phí. Cách lập trang web bằng Google Sites rất dễ dàng với những tính năng có sẵn. Tuy nhiên website được tạo bằng công cụ này có giao diện khá đơn điệu.
– Blogger cũng là một nền tảng tạo website trên Google nhưng ưu việt hơn Google Sites. Công cụ này hỗ trợ HTML, CSS, Script,… Chính vì thế, người dùng có thể lập website từ đơn giản đến chuyên nghiệp.
Tạo website bằng WordPress
– WordPress – phần mềm tạo website miễn phí mã nguồn mở thích hợp cho cả cá nhân và tổ chức. Tạo website bằng WordPress đem lại một số lợi ích cho người dùng như:
-
Đa dạng về giao diện, template.
-
Hỗ trợ SEO miễn phí, có các công cụ tối ưu từ khóa.
-
Sử dụng đơn giản, có nhiều ngôn ngữ.
-
Cách lập trang web phù hợp để tạo website bán hàng, blog, giới thiệu doanh nghiệp,…
Tuy vậy, nhược điểm của nền tảng này là bảo mật không cao và bị giới hạn về tính năng có thể cài đặt trên web.
Ngoài ra, nếu bạn muốn xây dựng website với nhiều chức năng chuyên biệt thì nên lựa chọn phương án tự code web. Tuy nhiên, cách tạo website này sẽ yêu cầu cao về kỹ năng lập trình. Đồng thời, bạn cần phải am hiểu về các giao thức JavaScript, HTML, CSS,…. Do đó, để tiện lợi hơn bạn có thể thuê những đơn vị chuyên thiết kế và code web.
>> Xem thêm: TOP 5 KHÓA HỌC LÀM WEBSITE BẰNG WORDPRESS TỐT NHẤT 2021
Bước 5: Xây dựng chiến lược phát triển website
Khi đã tạo thành công một website, bạn cần xây dựng chiến lược phát triển toàn diện cho trang web của mình. Trước hết hãy hoàn thiện những nội dung (content) trên trang. Tùy theo lĩnh vực của website mà nội dung chi tiết sẽ có sự khác nhau nhất định.
Lập chiến lược phát triển website chi tiết
Sau đó, bạn cần thực hiện các chiến dịch marketing để quảng bá website. Bạn có thể chia sẻ trang web lên các cộng đồng, mạng xã hội, làm SEO, quảng cáo,… Marketing hiệu quả sẽ giúp nhiều người biết đến website của bạn hơn.
Để phát triển một trang web, bạn nên kết hợp sử dụng những công cụ được đánh giá cao như:
-
Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh: Ahrefs, SimilarWeb.
-
Công cụ tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa: Google Keywords Planner, keywordtool,…
-
Công cụ tối ưu SEO Onpage: Website Auditor, SEOquake,…
-
Công cụ phân tích toàn diện website: Google Analytics, Google Search Console,…
Bước 6: Định kỳ bảo trì, nâng cấp website
Đặc biệt, trong cách lập trang web bạn không nên bỏ qua bước định kỳ bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp website. Công nghệ số luôn không ngừng biến hóa mạnh mẽ. Chính vì vậy, bạn cần đánh giá thường xuyên để kiểm tra mức độ tối ưu của website, trải nghiệm người dùng trên trang,… Nếu có tính năng mới phù hợp bạn có thể cập nhật thêm.
Định kỳ bảo trì, nâng cấp website
>> Xem thêm: TOP 9 CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN NHẤT TẠI HÀ NỘI
Trên đây là hướng dẫn tạo trang web chi tiết, đầy đủ nhất. Mong rằng bạn đọc đã nắm được cách thức tạo website đơn giản, nhanh chóng và áp dụng thật thành công!
FAQ
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng website?
Doanh nghiệp cần xây dựng website bởi những lý do cơ bản như sau:
-
Website giúp cung cấp thông tin cho khách hàng.
-
Website góp phần khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp.
-
Website là công cụ marketing hiệu quả, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy trình tạo website gồm những bước nào?
Cách tạo trang web bao gồm 6 bước như sau:
-
Bước 1: Đưa ra ý tưởng xây dựng trang web.
-
Bước 2: Đăng ký tên miền (domain) khi lập website.
-
Bước 3: Thuê web hosting để lưu trữ dữ liệu của website.
-
Bước 4: Lựa chọn nền tảng xây dựng web thích hợp.
-
Bước 5: Xây dựng chiến lược phát triển website.
-
Bước 6: Định kỳ bảo trì, nâng cấp website.