Ở bài trước, tôi đã hướng dẫn các bạn những dụng cụ cần có để làm một vườn hoa hồ điệp. Hôm nay, tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cũng như cách trồng, để cúng ta có một vườn lan hồ điệp thật đẹp.
Vườn và mái che
Ở miền nam, hay nam trung bộ, khí hậu nóng ẩm với hai mùa mưa nắng, nên chúng ta thiết kế vườn phải che nắng cho cho cây, không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Chúng ta có thể dùng nhựa đục làm mái hay tấm bạc mũ hai lớp che nắng. Xung quanh dùng hệ thống lưới để tránh côn trùng bay vào phá hại lan hồ điệp. Lan hồ điệp rất thu hút những loài côn trùng như sâu sâu, nhện ốc sên. Cần phải có hệ thống bổ trợ như là hệ thống phun sương vào những buổi chiều nóng, giữ ẩm cho cây, hệ thống điều hòa nhiệt độ bởi vì lan hồ điệp là một loài cây ưa mát.
Một khoảng vườn nhỏ sẽ cho ta nhiều điều thú vị, cảm hứng
Điều kiện ánh sáng
Lan hồ điệp là loài ưa mát. Vào mùa nắng , bạn nên hạn chế lượng nắng vào cây. Vào mùa mưa, chúng ta có thể thoải mái hơn, không cần che chắn nhiều, chỉ cần đừng để nước mưa tiếp xúc trực tiếp vào lá cây là được.
Lan hồ điệp chỉ cần lượng ánh sáng vừa đủ
Độ ẩm vào nhiệt độ
Lan hồ điệp nguồn góc trong rừng nhiệt đới nên bạn có thể hình dung cây cần độ ẩm rất cao, khoảng 70% đến 80%. Chúng ta có thể duy trì độ ẩm cần thiết cho cây bằng cách tưới nước, hoặc hệ thống phun sương rất tiện lợi. Cây lan hồ điệp sống tốt ở mức nhiệt đô từ 20 đến 25, ở mức cao hơn một tí cây vẫn có thể sống được, nhưng sẽ chậm sinh trưởng, mọc lá, phát triển mầm hoa.
Đảm bảo điều kiện độ ẩm và nhiệt độ, cây sẽ phát triển tốt
Phân bón và thuốc trừ sâu
Việc bón phân cho cây nên được tiến hành thường xuyên hơn vào mùa hè và khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng chất hữu cơ ít hơn. Người chăm cây cần luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa cần được sử dụng phân công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20%).
Các loại phân bón cho lan
Thay chậu
Cây lan hồ điệp lúc nhỏ được chia làm 3 cấp. Cấp 2, khoảng cách 2 lá khoảng 1,5 đến 3 cm, cây được đặt trong khay cây con. Cấp 1, khoảng cách lá khoảng 3 đến 5 cm, cây được đặt trong chậu có đường kính đến 5cm. Cấp 1 khoảng cách hai lá khoảng 3 đến 5cm, đặt trong chậu 3-5cm. khoảng cách các lá chậu, chậu ngoại cỡ.
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người chăm nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Thay chậu lan hồ điệp
Trên đây tôi đã trình bày cho các bạn sơ lược về cách chúng ta có một vườn lan hồ điệp, cụ thể từng phần tôi sẽ trình bày kĩ trong những bài sau. Nếu có thắc mắc xin bạn hãy comment bên dưới nhé. Hẹn gặp lại các bạn.