“Triết lý Hachiman Hikigaya”
Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com/pin/41447259050142725/ 1. Vì sao mình chọn chủ đề này? Có thể nói rằng, từ khi mình bắt…
minhlaphuc
28 tháng 8 2020
Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com/pin/41447259050142725/
1. Vì sao mình chọn chủ đề này?
Có thể nói rằng, từ khi mình bắt đầu xem anime và đọc manga cho đến thời điểm hiện tại thì Hachiman Hikigaya là nhân vật tác động rất lớn đến suy nghĩ của mình. Nói đúng hơn, đây là nhân vật mang xu hướng tính cách khá giống mình và mình thích nhân vật này hơn cả Askeladd (Vinland Saga). Vậy nên bài viết này mình sẽ phân tích tại sao Hachiman lại có cách nhìn nhận phải nói là ” méo mó” đối với cuộc sống.
2. Hachiman Hikigaya
nguồn ảnh: https://www.pinterest.com/pin/738520038874700401/
Một mối tình đơn phương vắt vai của Hachiman
#Đôi nét về Hachiman
Hachiman Hikigaya từng là một học sinh “thất bại đủ đường” từ chuyện tình cảm cho đến giao tiếp,… cũng từ đó khi kết thúc những năm cấp 2 và bước sang cao trung thì Hachiman có một cái nhìn nhận rất sâu sắc về thực tế (do bản thân thất bại đủ đường mà rút ra). Những kinh nghiệm này được gọi là “triết lý của kẻ cô độc”.
#Triết lý của kẻ cô độc
1. “Kinh nghiệm của việc không có kinh nghiệm”
Nếu con người luôn mở mồm là cố gắng làm việc để tích lũy thêm kinh nghiệm từ đó tiến bộ hơn trong cuộc sống, vậy có phải việc mà bạn làm thường xuyên sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm? Để rồi từ đó, những kẻ lười biếng sẽ bị xem là đồ vô dụng của xã hội vì họ chẳng hề có kinh nghiệm. Nhưng nếu kinh nghiệm mà họ đồn đại được xem là ngang nhau vậy kinh nghiệm giữa việc ngủ ngày và kinh nghiệm của việc nấu một món ăn sẽ được xem là ngang nhau. Trong đoạn này khi Hachiman phàn nàn về hoạt động thể thao của trường thì những kẻ không nhất thiết phải động tay chân, sẽ xem việc không có kinh nghiệm trở thành kinh nghiệm tất yếu trong việc thoát khỏi mớ hỗn độn tại trường.
Đọc thêm:
Biện chứng kẻ cô đơn – hikigaya hachiman
Bài viết gửi bởi linhblue trong mục Chuyện trò – Tâm sựspiderum.comhttps://www.pinterest.com/pin/739012620094237890/
2. ” Tôi gần như quên mất rằng, nếu bạn tốt với tôi, bạn cũng đối xử tốt với người khác. Hiện thực vốn tàn nhẫn, nên đôi khi nói dối cũng là một cách thể hiện lòng tốt. Vì thế với tôi lòng tốt tự nó cũng chính là một lời nói dối”
Lời nói dối và lòng tốt là hai điều mâu thuẫn hoàn toàn. Bạn có thể hình dung câu nói này rõ hơn, nếu đổ rác và trực vệ sinh là công việc mà ai cũng muốn làm thì lớp học sẽ không lâm vào tình cảnh “lớp trực dơ”. Nhưng nếu bạn hỏi xem một đứa đang đổ rác và cố ánh mắt giám sát của một giáo viên hoặc là của một thanh tra thì câu trả lời chắc chắn là “đổ rác và trực vệ sinh là một công việc hết sức hữu ích và giúp đỡ cho môi trường vì vậy em muốn làm” nhưng thực tế hãy nhìn vào lớp học.
Nếu một người bạn đơn phương đối xử tốt vơi bạn thì họ vẫn sẽ đối xử tương tự với những người xung quanh. Cách họ nói dối cũng chính là để thỏa mãn cái tôi của họ và cho cả thế giới biết họ tốt đến dường nào nhưng lòng tốt mà họ đang tôn thờ lại chính là một thứ giả dối
Đọc thêm:
Hachiman Hikigaya và triết lý của kẻ cô đơn
Bài viết gửi bởi loveless trong mục Otakulturespiderum.com
3. “Thế cậu có nhớ bao nhiêu người bạn từ học tiểu học cho đến giờ?”
Con số đó là bao nhiêu? có thể hơn 20%, hoặc thậm chí không nhớ nổi cả 3 đứa. Số người bạn mà ta tiếp xúc ngày một nhiều và cũng chẳng để lại cho ta một chút vấn vương. Vậy nên “cố gắng tận hưởng tuổi trẻ cùng bạn bè”, “ký tên lên áo sau khi tốt nghiệp nha”, “chắc chắn mình sẽ đến họp lớp, chắc chắn luôn” nhưng về thực tế, sau 4 năm học đại học, chiếc áo được ký tên nay nằm ở một xó trong tủ và bốc mùi, sau 4 năm chưa về họp lớp lần nào lý do bận deathline xám mặt. Sự thật, bạn nhớ được bao nhiêu người bạn kể từ học tiểu học đến giờ?
nguồn ảnh: https://www.pinterest.com/pin/629870697860292119/
4. “Trò lừa tinh vi nhất của quỷ dữ chính là làm cho người ta tưởng rằng hắn không tồn tại”
Trong một bộ phim bạn luôn thấy rằng quỷ dữ lúc nào cũng xuất hiện trong tập cuối, chỉ những tên tay sai là lộ khuôn mặt trong những tập đầu.
Vậy cho đến giờ “quỷ dữ có tồn tại không” ^^
Theo mình câu này thể hiện rõ nhất lúc Hachiman vì hiểu được ý nghĩa của việc ToBee không nên tỏ tình nên Hachiman bất ngờ xông ra lúc đó mà không ai trong nhóm biết được, và thế là Hachiman tỏ tình luôn với cô gái đó (ngươi nhờ Hachiman làm cho tụi con trai thân thiết hơn để tránh ToBee tỏ tình với mình) và cái kết đã ngăn được ToBee tỏ tình nhưng cả Yui và Yukino đều không chấp nhận hành động đó.
Hoặc là sau buổi lễ tổng kết sự kiện, Hachiman đã tìm thấy chủ tịch ban tổ chức trên tầng thượng và cậu nói ra hết những điều xấu của cô gái đó và Hachiman từ lúc đó y như quỷ dữ xấu xa trong mắt bạn cùng lớp.
#Kết
Tóm lại, nếu viết về Hachiman Hikigaya thì sẽ dài kinh khủng nhưng điều gì cũng có mặt trái của nó và “Triết lý của kẻ cô đơn” cũng có mặt trái vì vậy đừng tin vào triết lý khi bạn chưa minh chứng được mặt trái của nó. ^^
minhlaphuc xin nhận mọi lời bình luận của mn, cảm ơn đã đọc bài viết.
9
9
1305 lượt xem
minhlaphuc
@hachimanhikki191
Otakulture
/otakulture
Bài viết nổi bật khác