Từ xưa trong các bài thuốc Đông Y tri mẫu đã được sử dụng rất nhiều khi điều trị các bệnh như: thanh nhiệt, tự thận, nhuận phế, bổ tỳ… chữa viêm họng, viêm phổi hay đái tháo đường. Vậy loại dược liệu này có gì đặc biệt?
Tên khoa học: Anemarrhena asphodeloides
Tên dược: Rhizoma anemarrhenae
Họ: Hành Aliiaceae
1. Đặc điểm của tri mẫu
Thuộc loại thực thảo thân cỏ, chiều cao có thể đạt tới 90cm. Lá tri mẫu mọc vòng, hẹp và có đầu nhọn, các lá mọc ôm vào nhau. Tri mẫu nở hoa vào mùa hè, hoa có màu trắng hoặc tím nhạt. Tri mẫu có rễ cọc hình trụ hoặc khúc dẹt phân nhánh dài tới khoảng 15cm. Rễ tri mẫu khi bẻ ra có mùi thơm nhẹ. Bộ phận rễ cũng là bộ phận chính sử dụng làm thuốc.
2. Phân bố
Hiện nay, tại Việt Nam tri mẫu chưa tìm được nơi có thổ nhưỡng phù hợp để trồng và phát triển. Nguồn nguyên liệu chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ Trung Quốc.
3. Thu hái và sơ chế
Người ta sẽ thu hoạch tri mẫu vào tháng 3 – 4 hàng năm, phần rễ sau khi đào lên sẽ được làm sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô cho dễ bảo quản.
4. Thành phần hóa học
Theo các nguyên cứu dược lý mới nhất thì trong tri mẫu được chỉ ra có chưa rất nhiều saponin (ở dạng asphori). Ngoài ra, nó còn có chứa các thành phần khác như vitamin PP, chất dính, chất nhầy… cùng nhiều thành phần chưa được xác định cụ thể.
5. Tác dụng dược lý
Với các thành phần hoạt chất được tìm thấy trong tri mẫu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các tác dụng dược lý với loại thảo dược này như:
–
Giảm thân nhiệt: Đối với cả chứng hư hay thực nhiệt thì kết quả nghiêm cứu thực nghiệm cho thấy tri mẫu đều có tác dụng hạ thân nhiệt rõ rệt.
–
An thần: Dược liệu có thể làm giảm tính hưng phấn của hệ thống thần kinh. Tùy vào từng triệu chứng cần điều trị mà tri mẫu có thể kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng công năng của thuốc.
–
Kháng khuẩn: Tri mẫu được chứng minh là có tác dụng ức chế hoạt động của trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn hay trực khuẩn đường ruột.
Còn đối với y học cổ truyền, từ xưa tri mẫu đã được nhắc tới rất nhiều trong các bài thuốc để điều trị các bệnh như: Bệnh tiều đường, thanh nhiệt, nhuận phế, sốt cao, chữa ho, viêm phổi, viêm tai giữa…
6. Cách dùng – liều lượng
Tùy vào điều trị từng bệnh khác nhau mà tri mẫu được sử dụng với nhiều định lượng hoặc kết hợp với thảo dược khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên dùng tối đa 10g tri mẫu/ ngày.
Mặc dù tri mẫu có tác dụng rất tốt, dược tính an toàn tuy nhiên khi điều trị tuyệt đối không được tùy ý sử dụng cũng như tự ý điều phối với các loại thảo dược khác.
Đối với những bệnh nhân mắc chứng tỳ hư hay tiêu chảy tuyệt đối không dùng tri mẫu.