5
/
5
(
1
bình chọn
)
Phòng bếp, nhà ăn chính là nơi “giữ lửa” cho mái ấm của mỗi gia đình. Chính vì thế, việc thiết kế, trang trí không gian phòng bếp ấm cúng đẹp mắt và phụ kiện bếp thông minh là điều rất cần thiết. Đi cùng với ý tưởng thiết kế là những mẫu trần thạch cao phòng bếp được nhiều người sử dụng để trang trí và tạo điểm nhấn cho căn bếp.
Trần thạch cao là gì?
Về cơ bản, trần thạch cao được cấu tạo bao gồm khung xương, tấm thạch cao và lớp sơn bả để tạo nên kết cấu vững chắc, mang tính thẩm mỹ cao cho không gian.Trần thạch cao được sử dụng cho phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp.
Có nên đóng trần thạch cao phòng bếp không?
Ngoài sở hữu những ưu điểm nổi bật như giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ, thân thiện với môi trường, thi công nhanh thì trần thạch cao phòng bếp. Chúng được sử dụng rất nhiều trong Cải tạo bếp cũ thành không gian tiện nghi cuốn hút bởi những công dụng sau:
Chống ẩm một cách hiệu quả
Bếp là nơi nấu nướng nên ngoài nhiệt độ cao thì độ ẩm từ hơi nước thoát ra trong quá trình chế biến thức ăn sẽ làm không gian này trở nên ẩm thấp. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng các mẫu trần thạch cao nhà bếp ( có tính năng chống ẩm ). Nhờ thế, giúp căn bếp luôn sạch đẹp, thông thoáng.
Giảm nhiệt và chống nóng cho nhà bếp, phòng ăn
Thường nhà bếp sẽ được thiết kế chung với phòng ăn. Bếp là nơi thường xuyên đun nấu hơn nữa lại sử dụng nhiều thiết bị như tủ lạnh, lò vi sóng, máy hút mùi, máy rửa bát…lượng nhiệt tỏa ra lớn khiến không gian trở nóng hơn. Để hạn chế tình trạng này, sử dụng trần thạch cao phòng bếp sẽ giảm nhiệt và chống nóng hiệu quả .
Giảm các sự cố về cháy nổ
Công việc nấu nướng diễn ra hàng ngày trong bếp nên rủi ro về vấn đề cháy nổ rất cao. Vì thế, sử dụng trần thạch cao chống cháy nổ giúp phòng bếp an toàn hơn đến 2h khi có hiện tượng cháy xảy ra.
Làm đẹp cho không gian
Trần thạch cao dễ tạo kiểu nên có nhiều mẫu mã từ đơn giản đến họa tiết cầu kỳ phù hợp với không gian mang nhiều phong cách khác nhau. Tạo điểm nhấn giúp cho không gian sinh hoạt thêm tiện nghi và bắt mắt hơn.
Sở hữu nhiều ưu điểm nội trội, do vậy có nên đóng trần thạch cao phòng bếp không câu trả lời sẽ là có.
Các mẫu trần thạch cao phòng bếp
Thông thường trần thạch cao sử dụng cho phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ có 2 loại chính sau. Mỗi loại sẽ có ưu điểm, nhược điểm mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp:
Mẫu trần thạch cao nổi
Loại trần thạch cao này sau khi hoàn thiện sẽ nhìn thấy khung nổi trên nền trần.
Ưu điểm: Thiết kế và thi công đơn giản, kết cấu dễ tháo lắp, sửa chữa bảo trì một cách nhanh chóng. Đồng thời, trần thạch cao nổi ít biến đổi về cấu trúc dưới tác động của thời tiết, không cong vênh và thuận tiện cho lắp đặt thiết bị và hệ thống thông gió nếu cần.
Tuy nhiên chúng có kích thước cố định, thay đổi thiết kế lại khá khó. Đặc biệt, chỉ thích hợp với phòng bếp rộng, với những căn bếp nhỏ sẽ bị xấu.
Mẫu trần thạch cao chìm
Đặc trưng của các mẫu trần thạch cao chìm là tạo ra các khung xương ẩn trong các tấm thạch cao. Mang lại không gian phòng bếp đơn giản gần như trần bê tông thường nhưng lại khá hiện đại và sang trọng.
Mẫu trần thạch cao chìm có 2 loại đó là trần phẳng và trần giật cấp.
Trần thạch cao phẳng – mẫu trần thạch cao phòng bếp đơn giản
Đây là loại trần có bề mặt phẳng khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện. Ưu điểm của loại trần này là dễ thi công, thoải mái trang trí các chi tiết hay đường nét cầu kỳ, giúp tạo cảm giác thông thoáng cho không gian bếp. Mẫu này rất phù hợp với người thích phong cách hiện đại, đơn giản.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại trần thạch cao phòng bếp này là hạn chế về mẫu mã và và dễ lộ nhiều khuyết điểm về thẩm mỹ. Nếu thi công đóng trần bếp bằng thạch cao không khéo léo dễ mang đến cảm giác phòng bếp rất thô.
Trần thạch cao giật cấp
Kiểu giật cấp với nhiều kiểu dáng, hình khối tạo nên sự độc đáo lạ mắt mang đến hiệu ứng thẩm mỹ cao hơn cho phòng bếp. Kỹ thuật thi công có cầu kì hơn tuy nhiên hiệu ứng không gian cao hơn rất nhiều so với trần thạch cao phẳng.
Những mẫu trần thạch cao nhà bếp có hình tròn, ovan, uốn lượn,..theo sở thích là những mẫu phổ biến của loại trần thạch cao giật cấp. Loại mẫu trần thạch cao phòng bếp mang đến không gian phong cách đa dạng, đẹp. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm đèn led để tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp.
Về nhược điểm của trần thạch cao giật cấp là thi công phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn trần phẳng hay trần nổi. Và khi trần có bất kỳ hư hỏng nào thì bạn phải sửa lại toàn bộ thiết kế, rất mất thời gian, công sức và tiêu tốn chi phí cao.
Tuy nhiên, khi so sánh ưu và nhược điểm của loại trần thạch cao giật cấp thì thực tế nhiều người vẫn chọn thi công loại trần này hơn.
Lưu ý khi thi công trần thạch cao nhà bếp
Khi thi công trần thạch cao nhà bếp cần lưu ý về không gian và chất liệu:
Đối với không gian thiết kế nội thất nói chung cũng như nhà bếp khi làm trần thạch cao thì sẽ cần lưu ý các yếu tố sau:
- Chọn mẫu trần thạch cao đẹp nhưng phải hợp với phong cách thiết kế và diện tích không gian.
- Nên chọn loại trần thạch cao có tính năng chống thấm, chống ẩm. Bởi không gian đun nấu sinh hơi nước bốc lên trần dễ làm trần bị ố, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền. Và trước khi thi công đóng trần thạch cao, cần làm chống thấm khu vực làm trần để giảm hiện tượng gặp nước. Việc giảm độ ẩm vẫn luôn là giải pháp tốt giúp việc thi công đạt hiệu quả tốt nhất.
- Những mẫu trần thạch cao cách nhiệt, chống cháy sẽ đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng, tạo không gian thoáng và mát hơn.
Mẫu ảnh trần thạch cao phòng bếp đẹp 2020
Trên đây là tất cả thông tin và cũng trả lời cho câu hỏi phòng bếp có nên làm trần thạch cao không?
Mỗi mẫu trần thạch cao phòng bếp đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, trước khi tiến hàng thiết kế và thi công cho ngôi nhà, bạn cần xem xét, tìm hiểu kỹ. Và đừng quên tham khảo các báo giá, cũng như mẫu mã trần thạch cao của các đơn vị uy tín nhằm giúp bạn có thể chọn lựa giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho công trình. Eurogold chúc quý bạn đọc có thiết kế không gian bếp ưng ý cho gia đình của mình.