Trần Thạch Cao Đẹp Giá Rẻ, TOP 50 Mẫu Được Yêu Thích 2022

Khái niệm Trần thạch cao trong lĩnh vực xây dựng đang dần trở nên phổ biến trong giới chuyên môn. Bởi nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, kèm theo đó sẽ là yêu cầu về chất liệu có khả năng chống nhiệt, cách âm, chống cháy, dễ dàng thi công và có tính thẩm mỹ cũng tăng lên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Trần thạch cao và các kiểu trần thạch cao đẹp – giá rẻ nhất 2021 này nhé.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư liên quan, giúp ngăn cách các khu vực chức năng hoặc làm đẹp cho trần nhà một cách thẩm mỹ.

Chức năng chính của các vật liệu trên cụ thể là:

  • Khung xương: Cố định hệ trần theo một khung xương có sẵn, tối ưu tính vững chắc để lên thạch cao và sơn bả.
  • Tấm trần thạch cao: là bộ phận liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng, tạo độ phẳng cho trần.
  • Sơn bả: tạo độ mịn, đều màu cho mặt trần.

Trang trí trần nhà thạch cao hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn nhỏ. Trong không gian thiết kế nội thất, trần thạch cao góp một phần vô cùng quan trọng giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ. Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi măng, … và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.

Trần thạch cao là vật liệu xây dựng dùng trong hoàn thiện nội – ngoại thất không còn quá xa lạ, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian từ phòng khách, bếp, cho đến phòng ngủ.

Một trong những không gian luôn có sự góp mặt hoàn thiện của trần thạch cao để làm đẹp, đem đến những nét sang trọng chính là phòng khách.

trần thạch cao

Có nên làm trần thạch cao hay không?

Về khả năng chống cháy, thạch cao được xem là một nguyên liệu tuyệt vời nhờ vào lõi có chứa gần 21% các thành phần về mặt hóa học hóa, có tác dụng làm chậm lại quá trình truyền nhiệt và sự lan truyền của lửa, rất hiệu quả trong việc chống hỏa hoạn. Ngoài ra, tính năng cách nhiệt của tấm thạch cao còn đóng vai trò chống nóng và giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa vào mùa hè.

Về tính cách âm, đây là một yếu tố quan trọng khi thiết kế một công trình đặc biệt là những công trình có nhiều không gian sinh hoạt cần sự tách biệt như chung cư, văn phòng, … Thạch cao có thể giảm thiểu sự truyền thanh cho âm thanh vào khoảng 32-60dB. Vì vậy, hệ thống tường và trần thạch cao là giải pháp tốt cho hệ thống cách âm của công trình.

Việc lắp đặt hệ thống dễ dàng cũng là lý do khiến trần thạch cao được ưu ái sử dụng. Vì diện tích tấm thạch cao tương đối lớn nên có thể nhanh chóng bao phủ bề mặt hơn so với các vật liệu khác. Ngoài ra, thạch cao là một vật liệu tương đối nhẹ, nên dễ dàng thao tác, thông thường chỉ cần khoảng 2-3 công nhân thi công cho một căn hộ. Vật dụng cần cho lắp đặt cũng tương đối đơn giản, có thể dùng cưa hay dao chuyên dụng để cắt và cố định bằng những loại ốc, vít cùng một số công cụ cầm tay và máy.

Ngoài các ưu điểm về kỹ thuật, trần nhà thạch cao còn có giá trị thẩm mỹ cao với các mẫu mã đa dạng. Bề mặt thạch cao được xem là nhẵn mịn nhất trong tất cả các chất liệu nên dễ dàng cho việc sơn phết, vẽ trang trí hay dùng giấy dán. Thạch cao tuy là vật liệu nhẹ, nhưng sau khi lắp đặt vẫn đảm bảo tính bền vững, có thể an tâm để lắp đặt thêm hệ thống đèn, quạt trần.

Với những ưu điểm nổi bật hơn các vật liệu khác đã giúp trần thạch cao trở nên được ưa chuộng hơn hẳn, và cũng là lý do mà hiện nay chúng ta CÓ NÊN ĐÓNG TRẦN THẠCH CAO bởi những lợi ích mà nó đem lại.

Báo giá trần thạch cao phần thô mới nhất 

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất:

LOẠI TRẦN

VẬT LIỆU

ĐƠN GIÁ

Dưới 30m2

ĐƠN GIÁ

Từ 30-50m2

ĐƠN GIÁ

Từ 50-100m2

ĐƠN GIÁ

Từ 100m2

Trần thạch cao giật cấp từ 2-3 lớp
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái
Thỏa thuận theo thực tế
150.000/m2
145.000/m2
Giá sẽ tiếp tục giảm theo diện tích thực tế

Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái 9mm
160.000/m2
155.000/m2

Trần thạch cao phẳng
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái
150.000/m2
145.000/m2

Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái 9mm
155.000/m2
150.000/m2

Trần thạch cao tấm thả
Tấm thả phủ nhựa màu trắng 60x60cm, khung xương Hà Nội, tấm Thái
145.000/m2
140.000/m2

Tấm thả phủ nhựa màu trắng 60x60cm, khung xương Vĩnh Tường, tấm Thái
150.000/m2
145.000/m2

Tấm thạch cao chịu nước
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao UCO 4mm
180.000/m2
175.000/m2

Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao UCO 4mm
185.000/m2
180.000/m2

Chi chú:

  • Đơn giá trên chưa bao gồm VAT 10%
  • Đơn giá trên chỉ áp dụng với khu vực nội thành HN và HCM
  • Đơn giá trên dành cho thi công trọn gói phần thô, chưa bao gồm sơn bả, xử lý mối nối thạch cao.

Bảng giá trần thạch cao hoàn thiện trọn gói mới nhất

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất:

STT

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

ĐVT

ĐƠN GIÁ

A1
Trần thạch cao chìm mặt phẳng

  • Tấm thạch cao 9mm Gyproc/Boral
  • Hệ khung 400×800

M2
145.000

A2
Trần thạch cao chìm đóng giật cấp

  • Tấm thạch cao 9mm Gyproc/Boral

M2
145.000

B1
Trần khung nổi 600×600

  • T

    ấm thạch cao 9mm sơn trắng

M2
135.000

B2
Trần khung nổi 600×600

  • Tấm thạch cao 9mm in hoa văn

M2
135.000

B3
Trần khung nổi 600×600

  • Tấm thạch cao 9mm dán simily hoa văn

M2
140.000

B4
Trần khung nổi 600×600

  • TấmPrima, Uco, Smartboard 3.5mm sơn trắng

M2
135.000

B5
Trần khung nổi 600×600

  • TấmPrima, Uco, Smartboard 3.5mm in hoa văn

M2
140.000

B6
Trần khung nổi 600×600

  •  TấmPrima, Uco, Smartboard 3.5mm dán Simily

M2
145.000

B7
Trần khung nổi 600×600

  • Tấm nhựa 8mm, in màu, hoa văn

M2
155.000

  • Trần chim thô chưa bao gồm phí bả matic và lăn sơn
  • Khung trần nổi được sơn tĩnh điện trắng
  • Trần khung nổi hệ 600×600

M2
5.000

C1
Trần la phông nhựa tấm dài

  •  Tấm dài in hoa văn, bản rộng 18cm, chỉ viền 5F

M2
115.000

C2
Trần la phông nhựa tấm dài

  • Tấm dài in hoa văn, bản rộng 25cm, chỉ viền 5F

M2
115.000

D1
Trần tôn đi khung trần chìm 600×800
M2
135.000

D2
Trần tôn đi khung sắt hộp 4×8
M2
315.000

E1
Chỉ viền tường, chỉ trần thạch cao
M2
45.000

E2
Bông trần thạch cao
M2
295.000

F1
Vách 1 mặt, vách ốp. Tấm thạch cao 9mm
M2
160.000

F2
Vách ngăn 2 mặt. Tấm thạch cao 9mm
M2
200.000

F3
Vách ngăn 2 mặt. Tấm Prima 4mm
M2
230.000

F4
Vách ngăn 2 mặt. Tấm Prima 6mm
M2
280.000

  • Vách thô chưa bao gồm bả matic và lăn sơn
  • Khung vách U65, khoảng cách 2 thanh 600mm
  • Ngoài ra tùy theo yêu cầu công trình thực tế mà sẽ sử dụng tấm thạch cao cách âm, chịu nước, chống cháy, …

F5
Bả Matic + sơn nước
M2
55.000

Chi chú:

  • Đơn giá trên chưa bao gồm VAT 10%
  • Đơn giá trên chỉ áp dụng với khu vực nội thành HN và HCM
  • Đơn giá trên dành cho thi công trọn gói phần thô, chưa bao gồm sơn bả, xử lý mối nối thạch cao.

Báo giá thi công trần nhà thạch cao mới nhất 2022

STT

Sản phẩm trần vách thạch cao

ĐVT

Đơn giá

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

1
Giá thi công trần thạch cao khung xương thường
M2
130.000

2
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường
M2
145.000

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm

3
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường
M2
130.000

4
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường
M2
140.000

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm

5
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường
M2
145.000

6
Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường
M2
155.000

Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

7
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường
M2
185.000

8
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường
M2
200.000

Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

9
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường
M2
200.000

10
Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường
M2
230.000

Ghi chú:

  • Đơn giá trên chưa bao gồm VAT 10%
  • Đơn giá trên chỉ áp dụng với khu vực nội thành HN và HCM
  • Đơn giá trên dành cho thi công trọn gói phần thô, chưa bao gồm sơn bả, xử lý mối nối thạch cao.

50+ mẫu thiết kế trần thạch cao đẹp – giá rẻ được ưa chuộng năm 2022

Năm 2021 này xu hướng thiết kế trần thạch cao được ưa chuộng là những mẫu nào? Cùng Best Decor chiêm ngưỡng 50+ mẫu thiết kế trần thạch cao dưới đây nhé!

trần thạch cao
trần thạch cao
trần thạch cao
trần thạch cao
trần thạch cao
Trần thạch cao
trần thạch cao

Tham khảo thêm 100+ mẫu trần thạch cao phòng khách dẫn đầu mọi xu hướng

Trần thạch cao
Trần thạch cao
Trần thạch cao
Trần thạch cao
Trần thạch cao

Cùng ngắm nhìn trọn bộ mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp nhất tại đây

trần thạch cao
trần thạch cao
trần thạch cao
trần thạch cao

Bạn có thể xem chi tiết hơn về trần thạch cao phòng ngủ tại đây

Kinh nghiệm lựa chọn các kiểu trần thạch cao phù hợp

Lựa chọn theo các loại trần thạch cao

1. Trần thạch cao chìm:

Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.

Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp:

  • Trần phẳng: Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.
  • Trần giật cấp: Trần thạch cao giật cấp được hiểu đơn giản là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các kiến trúc sư, đây là kiểu trần hàm chứa giá trị nghệ thuật cao nhất.

Trần thạch cao

2. Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.

Đối với các loại trần thạch cao này, khi thi công xong phần khung xương thì người thợ sẽ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho cho nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Thế nên ngoài trên gọi là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công.

Lựa chọn theo phong cách thiết kế

Mỗi phòng khách được thiết kế theo những phong cách khác nhau, từ đơn giản, hiện đại cho đến Tân cổ điển. Mỗi không gian sẽ có những đặc thù riêng về màu sắc, bố cục, kết cấu. Để tạo được tính thẩm mĩ đồng bộ, khi thiết kế trần thạch cao cho phòng khách, cần chú ý lựa chọn những mẫu thiết kế đồng bộ với phong cách thiết kế nội thất tổng thể của ngôi nhà.

Tránh trường hợp nội thất ngôi nhà theo phong cách hiện đại đơn giản, lại thiết kế trần thạch cao theo phong cách Tân cổ điển, tạo nên sự khiên cưỡng, không phù hợp, dẫn đến làm xấu không gian phòng khách. Ví dụ:

1. Trần thạch cao hiện đại

Có thể khẳng định đây là kiểu trần thạch cao có tính “linh động” cao nhất. Với trần thạch cao hiện điển, bạn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, vật dụng trang trí khác nhau để tạo nét cá tính, phong cách riêng.

Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần được ưu chuộng nhất trong phong cách trần hiện đại. Sở dĩ vậy, vì ở trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ, cùng hiệu ứng ánh sáng đạt mức tối ưu nhất.

2. Trần thạch cao cổ điển

Ở kiểu trần thạch cao cổ điển này, các họa tiết trang trí thường có mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể, các họa tiết thường sử dụng gồm:

  • Mài vòm
  • Góc trang trí trần tường hoa văn
  • Chỉ nẹp hoa văn
  • Phào chỉ hoa văn

Bên cạnh các họa tiết đó, hình dáng đèn trần cũng được coi là 1 chi tiết quan trọng của phong cách cổ điển.

Trần thạch cao

3. Trần thạch cao tân cổ điển:

Đây là kiểu trần mang hơi hướng giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Các chi tiết thường sử dụng gồm:

  • Góc trang trí trần tường trơn
  • Chỉ nẹp cong
  • Chỉ nẹp trơn
  • Phào chỉ trơn

Tương tự như trần thạch cao cổ điển, đèn trần cũng là 1 chi tiết quan trọng giúp tạo nên phong cách của trần thạch cao tân cổ điển. Tuy nhiên, đèn trần ở đây có thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn so với phong cách cổ điển.

Lựa chọn mẫu thiết kế theo chức năng

1. Trần thạch cao cách âm

Về cấu tạo, trần thạch cao cách âm gồm 3 phần chính: khung xương, tấm thạch cao, bông thủy tinh.

Khả năng cách âm của trần thạch cao được tạo bởi lớp giấy giảm âm Glass Matt, có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp bông thủy tinh, có tính kín khít cao. Cơ chế hoạt động của sản phẩm này là ngăn chặn đường đi của âm thanh và giảm âm lượng của tiếng ồn. Nhờ đó, trần thạch cao có khả năng cách âm tốt hơn 1,5 lần so với các loại trần kiểu cũ có cùng độ dày.

2. Trần nhà thạch cao chống cháy

Về cấu tạo, kiểu trần này được làm từ bột thạch cao, trộn với thủy tinh. Chính nhờ sự kết hợp với thủy tinh làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt do đó thạch cao không hấp thụ độ nóng, đồng thời, hạn chế việc thất thoát nhiệt ra ngoài.

Trần thạch cao

Những mẫu trần thạch cao chống cháy có khả năng chịu đựng được lửa trực tiếp tương đối cao. Tùy vào việc lắp đặt, trần có thể chịu được lửa trong 2 giờ đồng hồ. Thậm chí, với giấy bao thạch cao, khả năng chịu lửa còn lên tới 3 giờ đồng hồ.

3. Trần thạch cao chống ẩm:

Về cấu tạo, bề mặt của tấm thạch cao chịu nước được phủ một lớp sơn chống thấm, tiếp đến là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau, đặc biệt do phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu, nên loại vật liệu này có khả năng chống ẩm gần như hoàn hảo.

Mặt khác, nhờ khả năng ngăn cản được sự di chuyển của độ ẩm, nên trần thạch cao gần như không “sản sinh” ra nấm mốc.

Trên đây là tất cả những chia sẻ về Trần thạch cao của Best Decor. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đem đến, bạn và gia đình có thể lựa chọn cho mái ấm của mình kiểu trần nhà thạch cao đẹp với công năng phù hợp nhất. Để có thể được báo giá trần thạch cao một cách chi tiết nhất, đừng ngại chat hoặc gọi tới hotline của chúng tôi!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 – (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *