Câu 1 trang 76 SGK văn 12 tập 1
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
Những đặc điểm cơ bản…
Là những kiến thức khoa học Lịch sử văn học
Thuộc loại văn bản: khoa học giáo khoa, dùng để giảng dạy trong nhà trường, có tính sư phạm (chính xác và phù hợp với trình độ học sinh lớp 12.
Hệ thống ngôn ngữ:
Hệ thống các đề mục hợp lí, dễ hiểu
Sử dụng một số thuật ngữ khoa học văn học ở mức độ hợp lí (chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng….
Câu 2 trang 76 SGK văn 12 tập 1
Ví dụ:
Đoạn thẳng:
Ngôn ngữ thông thường: đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhauc(ngôn ngữ khoa học)
Mặt phẳng:
Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
Góc:
Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”)
Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm
Sự khác nhau giữa những từ ngữ thông thường với từ ngữ khoa học:
Từ ngữ khoa học: chính xác, có tính trí tuệ, chứa đựng quan niệm của chuyên ngành khoa học, có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.
Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, sinh động, hồn nhiên, giàu sắc thái biểu cảm.
Câu 3 trang 76 SGK văn 12 tập 1
Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn:
Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá…
Tính lí trí và logic thể hiện ở lập luận:
Câu đầu: nêu lên luận điểm
Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế và kết cấu diễn dịch
Câu 4 (tr76, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Sự sống của con người nói riêng và sự sống trên Trái Đất nói chung được duy trì cũng là một phần to lớn của nước. Chiến 3/4 diện tích của Trái Đất, nước có ở các đại dương sông lớn và cùng với vô số biển và ao hồ, sông suối. Trong các tế bào sinh học, nước đóng một vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến thời tiết và khí hậu của một vùng miền đó. Những năm gần đây, ô nhiễm nguồn nước dần trở thành một vấn nạn và nhiều nơi trên Trái Đất đang dần thiếu đi nước tạo nên nỗi lo lắng. Bởi vậy mà chúng ta cần chung tay, góp sức bảo vệ nguồn nước.