Xu hướng lựa chọn các cách trị nổi mề đay tại nhà ngày càng được nhiều người quan tâm nhờ tính hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, trong dân gian có đa dạng phương pháp chữa dị ứng, mề đay bằng thảo dược giúp người mắc sớm chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khó chịu. Tham khảo bài viết dưới đây để cho mình kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi chẳng may mắc phải.
5/5 – (3 bình chọn)
Cách chữa trị nổi mề đay tại nhà có tốt không?
Nổi mề đay (mày đay) là bệnh da liễu phổ biến, dễ tái phát khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu. Điều này không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu kéo dài liên tục.
Với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát, mề đay cấp tính, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp này để giảm bớt khó chịu, cân bằng lại cuộc sống. Hiện nay, mỗi phương pháp chữa nổi mề đay tại nhà đều tồn tại ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
- Các bài thuốc từ thảo dược dễ thực hiện, mỗi bài thuốc chỉ mất thời gian khoảng 15 – 30 phút.
- Sử dụng thảo dược trong vườn nhà nên dễ kiếm, an toàn, lành tính cho người dùng, không lo lắng về tác dụng phu.
- Thành phần dược liệu rẻ, chi phí điều trị ít, người bệnh có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc.
- Một số mẹo dân gian trị mề đay tại nhà có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại không ít nhược điểm:
- Như đã nói ở trên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với những người bị bệnh nhẹ bởi hiệu quả chưa thực sự vượt trội.
- Các bài thuốc đều truyền miệng, cách điều chế có thể linh hoạt, phụ thuộc vào người thực hiện. Điều này dẫn đến hiệu quả không tốt, có thể gây kích ứng da.
Nổi mề đay là bệnh gì? – Chuyên gia hướng dẫn các nhận biết và điều trị bệnh
20 cách trị nổi mề đay tại nhà được dân gian lưu truyền
Theo lưu truyền, trong dân gian có rất nhiều cách khắc phục tình trạng nổi mề đay hoặc dị ứng bằng cách nấu nước lá để xông, tắm hoặc trị tận gốc từ bên trong thông qua các loại nước uống.
1. Cách trị mề đay tại nhà bằng lá khế
Lá khế được xem là “vị cứu tinh” của những người bị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này chứa một số chất có tác dụng đào thải độc tố tích tụ dưới da, kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa, ngăn ngừa sự hình thành các mảng mề đay trên da.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá khế, rửa sạch.
- Đun sôi kỹ với 3 bát nước, để nguội rồi rửa lên khu vực da bị nổi mề đay, ngứa ngáy.
- Ngày thực hiện 2 lần, dùng liên tục 2-3 ngày sẽ thấy tình trạng mề đay giảm rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá khế sao nóng rồi bọc một lớp vải mỏng, đắp lên vùng da bị mề đay. Hơi nóng giúp các chất trong lá khế sẽ thấm nhanh hơn vào da, xoa dịu cơn ngứa tức thì.
2. Chườm lạnh – Cách trị nổi mề đay nhanh nhất
Chườm lạnh là cách giảm ngứa, khó chịu nhanh chóng cho người bị mề đay. Khi thực hiện mẹo này, cảm giác lạnh sẽ khiến cho các mạch máu co lại, ngăn chặn sự tích tụ độc tố trên da. Ngoài ra, khi chườm lạnh, người bệnh có cảm giác dễ chịu, cơn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên đây là biện pháp giúp giảm ngứa tức thời, không trị căn nguyên của bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc khăn mềm bọc đá.
- Áp trực tiếp túi chườm hoặc khăn bọc đá lên vùng da bị mẩn ngứa trong 10 – 15 giây rồi lấy túi chườm ra, sau đó thực hiện lặp lại liên tục trong 5 – 10 phút.
- Để da nghỉ khoảng 20 phút, sau đó lại tiếp tục thực hiện.
- Lưu ý, không nên chườm liên tục có thể sẽ khiến da bị bỏng lạnh.
3. Uống nhiều nước tăng đào thải độc tố
Trong điều trị mề đay tại nhà, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước rất cần thiết với cơ thể chúng ta, đặc biệt là với người bị mề đay. Khi mắc phải tình trạng này, uống nước thường xuyên giúp bạn điều hòa thân nhiệt, giảm cảm giác nóng rát ở vùng tổn thương. Đồng thời, nước có tác dụng đẩy nhanh quá trình hydrat hóa giúp tế bào da được khỏe mạnh.
Hơn nữa, nước cũng có tác dụng đào thải các yếu tố dị nguyên gây mề đay bên trong, chẳng hạn như hóa chất bảo quản thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ, thuốc… Do đó, người bệnh nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày với các loại như:
- Nước đun sôi để nguội
- Nước khoáng
- Nước ép trái cây
- Nước luộc hoặc nấu canh từ rau củ.
4. Tắm mát, đảm bảo cơ thể luôn thoải mái
Một mẹo đơn giản giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, hạn chế ngứa ngáy khi bị mề đay là tắm mát.
Khi tắm, toàn bộ bụi bẩn, dầu nhờn, yếu tố dị nguyên trên da sẽ được loại bỏ. Từ đó, người bệnh sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát được giảm bớt. Tuy nhiên, khi tắm tránh kỳ cọ hoặc sử dụng xà phòng chứa bọt, bởi da có thể bị kích ứng và lan tỏa diện tích nổi mề đay.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết hanh khô, nóng nực. Mặc quần áo dễ chịu, thoáng mát, mở cửa sổ trong nhà để không khí được lưu thông.
5. Cách trị ngứa nổi mề đay tại nhà với nha đam
Nha đam không chỉ là nguyên liệu chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ mà còn được biết đến với “thần dược” chữa mề đay.
Với hàm lượng các hoạt chất như: glycoprotein, acid cinnamic, vitamin… nha đam giúp giảm ngứa, kháng viêm, se khít lỗ chân lông, kích thích cơ thể đào thải độc tố.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam to còn tươi.
- Lột vỏ, tách lấy phần thịt trong lá nha đam, sau đó bôi trực tiếp lên da đang bị ngứa. Lúc này da sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Tiếp đến, massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào bên trong da.
- Áp dụng ngay khi ngứa ngáy sẽ thấy tác dụng nhanh chóng.
*Lưu ý: Làm sạch phần nhựa của lá nha đam do có chất gây kích ứng và thử bôi lên một vùng da nhỏ để thử phản ứng trước khi dùng trên diện rộng.
6. Mẹo chữa bệnh mề đay từ bạc hà
Bạc hà chứa hàm lượng Menthol – hoạt chất gây tê tự nhiên. Khi chúng thẩm thấu vào da có tác dụng giảm đau, làm dịu da tại chỗ, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn bên trong. Đó là lý do vì sao thảo dược này được sử dụng làm nước súc miệng, kem đánh răng, thuốc xịt thơm miệng. Ngoài ra, nhiều người cũng áp dụng lá bạc hà trong các bài thuốc chữa mày đay, mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó cho vào cối giã nhuyễn, rồi đắp trực tiếp lên da.
- Nếu những mảng mề đay khắp trên cơ thể, bạn có thể giã nhuyễn rồi hòa với nước để tắm toàn cơ thể.
7. Uống trà hoa cúc thải độc từ bên trong
Hoa cúc có tác dụng thư giãn tinh thần, ngăn ngừa tình trạng stress, căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó, loại hoa này còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa – nguyên liệu tham gia quá trình bài tiết bã nhờn trên da, hỗ trợ trị nổi mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Cho 10g hoa cúc khô vào ấm trà, tráng qua với nước sôi rồi đổ bỏ nước đó.
- Sau đó, thêm 150ml nước sôi vào ấm trà, chờ 5 phút cho hoa cúc ngấm trong nước.
- Tiếp đến, cho thêm 10ml mật ong vào nước trà để thưởng thức.
Uống nước trà hoa cúc vừa tốt cho sức khỏe lại cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Bạn hãy thêm trà hoa cúc vào danh sách các cách chữa trị nổi mề đay tại nhà ngay hôm nay để áp dụng khi cần.
8. Cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản bằng mật ong
Mật ong ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể còn cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.
Sở dĩ, mật ong có tác dụng này là bởi chúng chứa chất chống oxy hóa, axit amin, polyphenol, vitamin B, E… giúp dưỡng ẩm, giảm khô da, xoa dịu cơn ngứa.
Cách thực hiện với mật ong:
- Rửa sạch, lau khô vùng bị nổi mề đay.
- Tiếp đến, lấy lượng mật ong nguyên chất vừa đủ bôi một lớp mỏng lên những nơi cần điều trị.
- Sau 15 phút, rửa sạch lại với nước ấm.
- Nếu trong nhà có nha đam, dầu dừa, bạn có thể kết hợp cùng với mật ong theo tỷ lệ 1:1 để cải thiện nhanh triệu chứng ngứa ngáy.
9. Tắm với nước chè xanh giảm ngứa, mề đay
Nước trà xanh an toàn và tốt cho người gặp các vấn đề về da nhất là mày đay, mẩn ngứa. Đây cũng là cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ được nhiều bà mẹ áp dụng.
Thảo dược này được biết đến với tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, làm mát da. Ngoài ra, hoạt chất EGCG trong lá trà xanh có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm ở vùng bị mề đay. Bên cạnh đó, chất polyphenol sẵn có trong trà xanh giúp giảm tình trạng nóng rát trên da.
Khi bị mề đay, bạn chỉ cần rửa sạch lá trà xanh cho vào đun nước. Sau đó, pha loãng nước trà để rắm rửa mỗi ngày.
10. Bài thuốc dân gian chữa mề đay từ lá tía tô
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong lá tía tô có hoạt chất limonene, hydrocumin có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng bề mặt vùng da bị nổi mề đay, từ đó làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.
Để trị mề đay từ lá tía tô, bạn có thể sắc lá lấy nước uống hoặc nấu nước ngâm rửa thường xuyên vùng da bị mề đay. Áp dụng hàng ngày cho đến khi tình trạng mề đay chấm dứt.
11. Rau má giảm ngứa, dị ứng hiệu quả
Ở loại rau này, ngoài tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn còn giúp thanh nhiệt, giải độc gan khá tốt. Vì vậy, sử dụng rau má chữa mề đay tại nhà cũng được nhiều người thực hiện.
Thật đơn giản, bạn chỉ cần nhặt sạch rau má, rửa với nước sau đó để ráo. Tiếp đến là xay nhuyễn với nước, cho thêm đường để uống ngon hơn hoặc đun nước rau má uống cũng rất tốt.
18 cách giải độc gan tại nhà từ thảo dược được dân gian tin dùng
12. Mẹo trị mề đay dân gian với cây chó đẻ
Theo dân gian, chó đẻ có khả năng chống viêm, hỗ trợ giải độc và tăng cường chức năng gan. Bên cạnh đó, thảo dược này còn cải thiện các vấn đề da liễu, đặc biệt là nổi mề đay. Do đó, bài thuốc cây chó đẻ được nhiều người truyền tai nhau thực hiện để giảm ngứa, châm chích của mề đay.
Thực hiện:
- 100g cây chó đẻ rửa sạch, bỏ vào cối hoặc dùng máy xay nhuyễn.
- Dùng phần lá vừa thu được đắp trực tiếp lên da, chờ 15 phút rồi rửa lại với nước.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần để nhanh chóng loại bỏ tình trạng ngứa rát do mề đay gây ra.
13. Chữa bệnh nổi mề đay tại nhà từ lá kinh giới
Dân gian truyền miệng rất nhiều các bài thuốc nam chữa mề đay, trong đó nổi bật là lá kinh giới. Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, ấm, chứa hoạt chất giúp làm dịu da, giảm ngứa, nổi mẩn đỏ.
Cách thực hiện:
- Lá kinh giới rửa sạch, để ráo nước rồi bỏ vào đun sôi cùng với 1 lít nước lọc.
- Dùng hỗn hợp nước lá kinh giới vừa đun để xông hơi 10 phút. Sau đó, tận dụng nước này lau rửa lên vùng da nổi mề đay khi nguội.
14. Ngâm bột yến mạch trị nổi mề đay nhanh chóng
Liệu pháp này có thể giúp bạn giảm ngứa, làm cho da mát mẻ, dễ chịu hơn. Do đó, bột yến mạch được cho là phương thuốc trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả.
Bạn có thể cho bột yến mạch vào bồn tắm, ngâm trong 10 – 15 phút. Hoặc, trộn bột yến mạch với nước ở dạng loãng, sau đó thoa lên mảng da nổi mề đay.
15. Chế độ ăn uống lành mạnh – Cách điều trị mề đay tại nhà tốt nhất
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ nổi mề đay trên da sẽ giảm. Vì vậy, cách điều trị nổi mề đay tại nhà không thể bỏ qua là chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là vitamin C.
Bạn nên ăn nhiều vitamin C có trong cam, cà chua, dâu tây, ớt chuông, trái cây, quả mâm xôi, các loại rau xanh… Trường hợp bị mề đay do dị ứng thức ăn, nên bổ sung các thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus. Đó là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng.
Bên cạnh đó, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn mặn, bánh kẹo ngọt, hải sản… để tránh bị tái phát mề đay.
16. Bài thuốc dân gian giảm ngứa, mề đay từ lá hẹ
Theo Y học hiện đại, lá hẹ có vị chua, tính ấm, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ còn chứa vitamin B có tác dụng làm sạch và phục hồi tổn thương da. Vì vậy, điều trị mề đay từ lá hẹ cũng là liệu pháp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, xay nhuyễn cùng với ít muối trắng.
- Gói lá hẹ trong bông gạc xanh, chườm lên vùng da bị mề đay.
- Ngoài ra, bạn có thể đun nước lá hẹ tắm để sạch da, giảm khô ngứa.
17. Tinh bột nghệ – “Thần dược” chữa lành tổn thương da
Tinh bột nghệ không chỉ có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, nguyên liệu này còn được mệnh danh là “thần dược” cải thiện các vấn đề da liễu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tinh bột nghệ chứa hoạt chất kháng viêm giúp chữa lành tổn thương trên da, trong đó có mề đay.
Thực hiện:
- Trộn tinh nghệ với mật ong rừng để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
- Làm sạch vùng da bị nổi mề đay, sau đó thoa hỗn hợp lên da, chờ khoảng 15 phút.
- Tiếp theo, rửa sạch da với nước.
18. Giảm mề đay nhanh với nước muối biển
Nhiều người bất ngờ về công dụng của nước muối biển loãng trong điều trị mề đay. Nhưng sự thật thì, muối biển có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Do đó, việc dùng muối để làm sạch da, tiêu diệt các tác nhân gây nổi mề đay là có cơ sở khoa học.
Thực hiện:
- Pha 2 thìa muối với 1 chậu nước ấm, khuấy đều.
- Dùng nước muối vừa pha rửa lên vùng da bị mề đay.
- Không nên pha nước muối quá đặc vì có thể làm tổn thương da.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần để nhanh chóng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
19. Sử dụng gừng trị ngứa nổi mề đay tại nhà
Một trong những cách điều trị nổi mề đay tại nhà cực đơn giản mà bạn phải biết là dùng gừng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra gừng có khả năng sát khuẩn cao, có thể sử dụng gừng để cải thiện tình trạng bệnh.
Bạn chỉ cần cắt vài lát gừng tươi, chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay, ngứa ngáy. Sau vài phút, triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ sẽ giảm dần. Liệu pháp này cũng giúp hạn chế sự lây lan của các mảng mề đay trên da.
20. Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà bằng nước cây phỉ
Nếu chưa biết bị nổi mề đay làm sao hết? Cách đơn giản là bạn có thể áp dụng bài thuốc nước cây phỉ tại nhà.
Trong nước cây phỉ có hoạt chất tanin tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
Để sử dụng nước cây phỉ, bạn có thể thực hiện hướng dẫn sau:
- Sử dụng 5 – 10g vỏ cây phỉ vào cốc nước.
- Nghiền nát vỏ cây trong cốc, sau đó cho vào một chiếc nồi.
- Đun sôi và để nguội, lọc hỗn hợp.
- Sau đó, lấy hỗn hợp bôi lên da, giữ khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện vài lần một ngày sẽ sớm chấm dứt tình trạng nổi mề đay.
Tin báo chí: Giảm nổi mề đay tại nhà nhờ lá gan khỏe mạnh
Báo điện tử của Bộ Y tế (Sức khỏe đời sống) đưa tin: gan là cơ quan quan trọng thực hiện hơn 500 nhiệm vụ của cơ thể. Khi gan bị tổn thương hoặc nhiễm độc bởi các yếu tố môi trường, thực phẩm, thuốc… có thể dẫn đến các vấn đề về gan. Biểu hiện bên ngoài thường thấy là mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay, vàng da…
Vì vậy, gan cần được bảo vệ và tăng cường chức năng đúng cách, hạn chế tổn thương tăng nặng, khó phục hồi. Giải pháp được ưu tiên lựa chọn là sử dụng các thảo dược hoặc sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn, cho hiệu quả lâu dài.
Tại trang tin tức được cập nhật mỗi ngày 24h.com, những người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ tổn thương gan cao. Do đó, cần đặc biệt chú trọng giải độc và tăng cường chức năng cho gan, nhất là những người hay xuất hiện mề đay sau mỗi cuộc nhậu. Trang báo này cũng đưa ra các thông tin hữu ích, chia sẻ về Giải pháp bảo vệ gan khi uống nhiều rượu bia.
Lưu ý khi chữa nổi mề đay tại nhà từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, hiện chưa có cách trị mề đay tận gốc. Các cách chữa nổi mề đay tại nhà ở trên có thể đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người có biểu hiện nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát. Hơn nữa, khi áp dụng liệu pháp này, cần lưu ý:
- Không áp dụng liệu pháp khi kích ứng với bất cứ thành phần nào trong phương pháp sử dụng. Nếu lần đầu áp dụng, người dùng nên thử với vùng da nhỏ trên tay và theo dõi phản ứng kích ứng sau đó mới dùng trên diện rộng.
- Cần cẩn trọng khi áp dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ nhỏ. Da trẻ nhạy cảm, không cẩn thận có thể làm tăng nặng tình trạng.
- Chi nên áp dụng cách chữa trị nổi mề đay tại nhà nếu tình trạng không quá nghiêm trọng.
- Trong trường hợp nổi mề đay kéo dài 3 ngày không giảm, xuất hiện kèm các triệu chứng bất thường: khó thở, mệt mỏi…. hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Bên cạnh các liệu pháp điều trị trên, để hạn chế tình trạng mề đay kéo dài và tái phát, người bệnh nên hạn chế rượu bia, thực phẩm gây dị ứng, mỹ phẩm…
Kết luận chung
Điều trị nổi mề đay tại nhà là liệu pháp được nhiều người áp dụng bởi chúng có ưu điểm an toàn, lành tính, tiết kiệm và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, không có tác dụng điều trị triệt để. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục lâu dài.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan từ thảo dược. Bởi, suy giảm chức năng gan cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay.
Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về bệnh cũng như tham khảo cách cải thiện tình trạng nổi mề đay, độc giả có thể liên hệ hotline 0343.44.66.99 để được hỗ trợ.
Xem thêm: