Biểu mẫu
06-12-2019
Một mẫu báo cáo công việc đơn giản mà vẫn đầy đủ thông tin chính xác, rõ ràng không chỉ giúp bạn thống kê công việc của mình trong thời gian nhất định mà còn gây ấn tượng với cấp trên. Làm thế nào để sở hữu một bản báo cáo hoàn chỉnh? Hãy cùng Sieunhanh.com tìm hiểu cách trình bày báo cáo công việc chuẩn nhất dưới đây nhé!
I. Khái quát về mẫu báo cáo công việc
1. Mẫu báo cáo công việc là gì ?
Mẫu báo cáo công việc là báo cáo được lập để báo cáo công việc định kỳ theo tuần, tháng, quý hoặc năm, kèm theo đó là mẫu báo cáo cụ thể chi tiết cho từng bộ phận. Nội dung của mẫu báo cáo công việc thường gồm các vấn đề sau:
- Các thông tin chi tiết về công việc
- Kết quả và sản phẩm
- Đánh giá của bộ phận phụ trách công việc
- Hướng giải quyết cho những công việc còn tồn đọng chưa giải quyết được
2. Mẫu báo cáo công việc để làm gì?
Mẫu báo cáo công việc được xây dựng với mục đích:
- Thể hiện khả năng làm việc của cá nhân
- Cho thấy trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm của cá nhân
- Thấy được những thiếu sót, khó khăn sau khi kết thúc mỗi công việc
- Giúp cho người kiểm soát, công ty thuận tiện cho việc quản lý công việc theo từng ngày, từng tuần, từng tháng của mỗi nhân viên. Từ đó có kế hoạch và điều chỉnh hợp lý sau này.
II. Các bước viết báo cáo công việc
- Xác định nội dung báo cáo: Mỗi báo cáo có một mục đích khác nhau, bạn cần xác định rõ mục đích này để định hướng nội dung phù hợp.
- Xây dựng đề cương chi tiết: Liệt kê tất cả hạng mục và phân loại nội dung sẽ xuất hiện trong văn bản báo cáo, từ tổng quan đến chi tiết.
- Liệt kê và đánh giá: Sau khi liệt kê toàn bộ công việc, nhiệm vụ ở từng dự án, hãy đánh giá mức độ hoàn thành dựa vào kết quả đạt được.
- Hướng khắc phục và phát triển: Phương án khắc phục nhược điểm cũng như phát triển nội dung nào để nâng cao hiệu quả công việc.
Nhiều người cho rằng việc làm báo cáo rất mất thời gian nhưng các bạn ý còn chưa đánh giá được mức độ quan trọng của viêc làm báo cáo. Hãy lên kế hoạch công việc chi tiết để việc làm báo cáo trở lên dễ dàng hơn.
III. Tiêu chí viết báo cáo công việc tuần
- Trình bày rõ ràng: Báo cáo gây ấn tượng trước hết phải được trình bày rõ ràng, khéo léo bằng cách tạo ra các đề mục từng phần: Liệt kê, đánh giá công việc đã và đang trong quá trình hoàn thành, trình bày thuận lợi và khó khăn, cách giải quyết và kiến nghị, đề xuất.
- Chú ý đến các chi tiết nhỏ: Nhân sự lưu ý, từ ngữ sử dụng trong báo cáo là ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, phông chữ đơn giản, tránh các từ phô trương, hoa mỹ, không mắc lỗi chính tả, lỗi đánh máy…
- Kiểm tra tổng thể trước khi gửi: Sau khi hoàn thành báo cáo, bạn đừng quên kiểm tra một lượt, đảm bảo đầy đủ thông tin, đặc biệt là số liệu, biểu đồ… Nếu bạn gửi báo cáo qua email, hãy sử dụng tiêu đề báo cáo làm tiêu đề mail và luôn giữ lại một bản đề phòng trường hợp gặp sự cố và làm cơ sở để báo cáo tháng, tổng kết năm.
IV. Mẫu báo cáo công việc hàng tháng của nhân viên
Báo cáo hàng tháng là sự tổng hợp của báo cáo các tuần trong tháng, được sắp xếp theo từng hạng mục và mốc thời gian cụ thể. Báo cáo tháng thể hiện sự phấn đấu qua các tuần của nhân sự, từ đó cấp trên có hướng điều chỉnh, khen thưởng hoặc kỷ luật hợp lý. Báo cáo tháng cần đảm bảo đầy đủ thông tin quan trọng, có thể thể hiện bằng hình thức đặc biệt như biểu đồ, cột nội dung…
V. Báo cáo tổng kết cuối năm đóng vai trò gì?
Vai trò của bản báo cáo cuối năm
Báo cáo cuối năm là cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra định hướng và lập kế hoạch cho năm tiếp theo. Dựa vào văn bản này, cấp lãnh đạo biết được kết quả hoạt động của từng cá nhân, nhân viên nào đang phát triển và nhân sự nào bị thụt lùi. Nhìn vào tổng quan báo cáo cuối năm, lãnh đạo biết được kết quả chung của đơn vị, đánh giá tình hình hoạt động trong năm vừa qua.
Mẫu báo cáo công việc cuối năm
Tùy vào chuyên môn ngành nghề mà báo cáo cuối năm của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, mẫu báo cáo tổng kết cuối năm cần làm rõ các thông tin:
- Kết quả đạt được: Dựa vào các bản báo cáo cáo hàng tháng trong năm, bạn thống kê được số liệu cụ thể và kết quả của từng hạng mục công việc. Dù không nên bỏ lỡ bất kỳ thành tích nào nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tập trung vào các điểm chính.
- Phân tích và đánh giá ưu, khuyết điểm: Nội dung này giúp Quản lý đánh giá khả năng xử lý và thấu hiểu công việc của cấp dưới.
- Phương hướng: Nhiệm vụ sẽ thực hiện trong năm tiếp theo, bao gồm mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu đặt ra, biện pháp thực hiện.
VI. Cách báo cáo thành tích cá nhân
Mục đích chính của việc báo cáo và tự đánh giá cá nhân là làm nổi bật thành tích của bản thân. Nhân sự cần chứng minh giá trị và ý nghĩa của vị trí, công việc đang đảm nhận. Mặc dù sự tự tin là điều cần thiết, tuy nhiên khiêm tốn và trung thực trong báo cáo sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt. Ngoài ra, bạn có thể chủ động đề xuất cơ hội phát triển sự nghiệp, thể hiện sự cố gắng, sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu chung của tập thể, mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Đặc biệt, với những nhân sự trong giai đoạn thử việc, bạn cần đánh giá thành tích vào cuối kỳ thử việc để có cơ sở cộng tác chính thức với doanh nghiệp? Bạn thắc mắc nên viết gì trong báo cáo thử việc?
Mẫu báo cáo công việc nào cũng có vai trò và ý nghĩa riêng, thể hiện sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Ngắn gọn, súc tích, trình bày rõ ràng là những điểm cần lưu ý trong cách viết báo cáo công việc. Hy vọng với thông tin mà Sieunhanh.com vừa chia sẻ, bạn sẽ luôn nắm chắc bí quyết để tạo ấn tượng với cấp trên chỉ với bản báo cáo tổng kết công việc của mình nhé!