Tóm tắt phong trào cách mạng 1930 1931

2. Luyện tập và củng cố

Với bài học này, các em cần nắm vững những nội dung chính về:

Nội dung chính

  • 2. Luyện tập và củng cố
  • 2.1. Trắc nghiệm
  • 2.2. Bài tập SGK
  • 3. Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử 12
  • Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935
  • Phong trào cách mạng 1930 – 1935
  • A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 14
  • I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
  • II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh
  • III. Phong trào cách mạng 1932 – 1935
  • B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 14
  • Video liên quan
  • Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
  • Phòng trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ – Tĩnh 
  • Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm tời Đảng Cộng Sản Việt Nam (10/1930)

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 97 SGK Lịch sử 12

Bài tập 2 trang 97 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1 trang 72 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 2 trang 75 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 3 trang 75 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 4 trang 76 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 5 trang 76 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 6 trang 76 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 7 trang 77 SBT Lịch sử 12 Bài 14

3. Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

  • Những sự kiện quan trọng ở việt nam từ 1945 đến 1975

    |   0 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

  • |   1 Trả lời

Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935

7

21.600

Tải về Bài viết đã được lưu

Phong trào cách mạng 1930 – 1935

  • A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 14
    • I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
    • II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh
    • III. Phong trào cách mạng 1932 – 1935
  • B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 14

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố thêm kiến thức Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935, VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 12 bài 14. Tài liệu bao gồm khái quát phần lý thuyết trọng tâm được học trong bài, bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 về Phong trào cách mạng 1930 – 1935, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi nhanh chóng dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 14

I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933

1. Tình hình kinh tế

  • 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế VN suy thoái, bắt đầu từ trong nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang: 1933 là 500.000 hécta.
  • Công nghiệp: suy giảm.
  • Thương nghiệp, xuất nhập khẩu: đình đốn, giá cả đắt đỏ.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

2. Tình hình xã hội

  • Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi
  • Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.
  • Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.
  • Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là:
    • Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản)
    • Nông dân với Địa chủ phong kiến
  • Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia.
  • Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc.

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931

a. Phong trào trên toàn quốc

  • Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.
  • Tháng 2 → 4-1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra. Mục tiêu: Đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế. Do Đảng lãnh đạo, có khẩu hiệu chính trị, có cờ Đảng.
  • Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân VN biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới
  • Tháng 6 đến tháng 8/1930 cuộc đấu tranh của công nhân trên cả nước.

b. Ở Nghệ – Tĩnh

  • Tháng 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:
    • Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) …
    • Được công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng.
  • Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):
    • Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.
    • Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
    • Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.

Lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

2. Xô viết Nghệ – Tĩnh

* Ra đời từ tháng 09/1930, tại Nghệ An ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

  • Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
  • Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.

* Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931.là nguồn cổ vũ mạnh mẽ của nhân dân.

* Thực dân Pháp khủng bố dã man, cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảng viên bị bắt ….

* Từ giữa năm 1931, phong trào lắng xuống.

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10.1930).

Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)

Quyết định:

  • Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư
  • Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10.1930

  • Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
  • Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
  • Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
  • Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
  • Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
  • Hạn chế:
    • Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
    • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
    • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

a. Ý nghĩa lịch sử

  • Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
  • Khối liên minh công nông hình thành.
  • Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
  • Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
  • Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

b. Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh …

* So sánh Cương lĩnh chính trị (2-1930) và Luận Cương chính trị (10-1930)

Những điểm chủ yếu về cơ bản giống nhau.

Luận Cương chính trị 10-1930 xác định các vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng có những hạn chế nhất định:

  • Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
  • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
  • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

Những nhược điểm này mang tính “tả khuynh”,trải qua quá trình đấu tranh thực tiễn, các nhược điểm trên mới dần khắc phục.

III. Phong trào cách mạng 1932 – 1935

1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng

* Pháp khủng bố và Mị dân sau phong trào 1930 – 1931

  • Pháp tiến hành đàn áp, khủng bố khiến cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng.
    • Các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở CM bị phá vỡ, hàng vạn đảng viên, cán bộ bị bắt và tù đày giết hại, tù chính trị bị giam tại Hỏa Lò, Khám lớn, Côn Đảo …..
    • Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Xứ Ủy bị bắt.
  • Chính sách mị dân của Pháp nhằm lôi kéo hay mê hoặc các tầng lớp nhân dân:
    • Về chính trị tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ.
    • Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình.
    • Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng.
    • Lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

* Hoạt động khôi phục phong trào: Phong phú về hình thức và nội dung

  • Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
  • Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước hoạt động.
  • Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
  • 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng của quần chúng.
  • Phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo …
  • Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra …
  • Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.
  • Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
  • Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3-1935 tại Ma cao

* Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước.

  • Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
  • Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng, vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.
  • Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
  • Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 14

Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là

  1. Hình thức đấu tranh quyết liệt hơn.
  2. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
  3. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
  4. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 2. Khẩu hiệu cách mạngđược đưa ra trong cuộc biểu tình ngày 12/09/1930 ở Hưng Nguyên là gì?

  1. Đả đảo chủ nghĩa đế quốc.
  2. Giảm tô, giảm tức.
  3. Chia lại ruộng công cho công bằng.
  4. Đế quốc Pháp cút đi.

Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

  1. Lúa gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.
  2. Các ngành thủ công nghiệp có bước phát triển.
  3. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm.
  4. Trong công nghiệp, sản lượng các ngành đều suy giảm.

Câu 4. Cuộc đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã làm cho chính quyền thực dân ở đây như thế nào?

  1. Tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã.
  2. Sụp đổ hoàn toàn từ huyện đến tỉnh.
  3. Vẫn đứng vững.
  4. Được xây dựng và củng cố mạnh hơn.

Câu 5. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10-1930?

  1. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn : Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  2. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác – Lê nin lãnh đạo.
  3. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
  4. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công – nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông…..để kéo họ vào phe vô sản giai cấp”.

Câu 6. Thực dân Pháp đã có những thay đổi gì về chính sách chính trị sau khi dập tắt phong trào cách mạng 1930 – 1931?

  1. Thủ tiêu Hội đồng Quản hạt Bắc Kì.
  2. Mở rộng Viện Dân biểu Nam Kì cho người Việt.
  3. Mở rộng cơ quan lập pháp cấp kì cho người Việt tham gia.
  4. Mở rộng chính quyền cấp tỉnh cho người Việt tham gia.

Câu 7. Ngành kinh tế nào của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

  1. Công nghiệp.
  2. Thương nghiệp.
  3. Nông nghiệp.
  4. Thủ công nghiệp.

Câu 8. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đem đến cho xã hội Việt Nam là gì?

  1. Làm cho đời sống của giai cấp nông dân thêm cùng cực.
  2. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
  3. Đời sống của giai cấp tư sản, tiểu tư sản ngày càng bấp bênh.
  4. Giai cấp địa chủ bị phá sản hàng loạt, đời sống khó khăn.

Câu 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã dẫn đến hậu quả chủ yếu đối với giai cấp nông dân Việt Nam là

  1. Phải chịu cảnh thuế cao.
  2. Bị bần cùng hóa.
  3. Phải vay nợ nặng lãi.
  4. Bị chiếm đoạt ruộng đất.

Câu 10. Đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là

  1. Bước đầu phát triển.
  2. Phát triển mạnh mẽ.
  3. Bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng.
  4. Khủng hoảng trầm trọng.

Câu 11. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

  1. Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. Đông DươngCộng sản đảng.
  3. Đảng Dân chủ Việt Nam.
  4. Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 12. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

  1. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
  2. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.
  3. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
  4. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 13. Cuộc đấu tranh nhân ngày 1/5/1930 trong phong trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa như thế nào?

  1. Lật đổ chính quyền thực dân ở một số nơi.
  2. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày quốc tế lao động và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
  3. Lần đầu tiên công nhân và nông dân đoàn kết liên minh với nhau.
  4. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.

Câu 14. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ ngành nào?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Thủ công nghiệp.
  4. Thương mại.

Câu 15. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7-1935) đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước nhằm mục đích gì?

  1. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình.
  2. Chống đế quốc thực dân.
  3. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
  4. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.

Câu 16. Những khẩu hiệu chính trị mà Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

  1. “Độc lập dân tộc”, “Ruộng đất cho dân cày”.
  2. “Chống đế quốc”, “Chống phát xít, chống chiến tranh”.
  3. “Giải phóng dân tộc”, “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày”.
  4. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”.

Câu 17. Biểu hiện nào không phải ánh đúng sự giảm sút của các ngành kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933?

  1. Xuất nhập khẩu đình đốn.
  2. Hàng hóa khan hiếm.
  3. Giá cả trở nên đắt đỏ.
  4. Nông nghiệp bắt đầu phục hồi.

Câu 18. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

  1. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
  2. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày.
  3. Đánh đuổi đế quốc Pháp và bọn tay sai, giành độc lập dân tộc.
  4. Thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 19. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931?

  1. Chia ruộng đất cho dân cày.
  2. Bãi bỏ thuế thân.
  3. Xóa nợ cho người nghèo.
  4. Cải cách ruộng đất.

Câu 20. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ

  1. Thủ công nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Thương nghiệp.
  4. Nông nghiệp

Câu 21. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

  1. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
  2. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.
  3. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
  4. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 22. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) đã xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Đông Dương là

  1. Giai cấp tư sản dân tộc.
  2. Giai cấp tiểu tư sản trí thức.
  3. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
  4. Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Câu 23. Văn kiện nào của Đảng xác định công nhân và nông dân là động lực của cách mạng?

  1. Bản chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
  2. Bản Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  3. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935).
  4. D. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939.

Câu 24. Tổ chức nào được thành lập trong phong trào cách mạng 1930 – 1931?

  1. Hội Phản đế đồng minh.
  2. Mặt trận Đồng minh phản đế Đông Dương.
  3. Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế Đông Dương.
  4. Hội cày.

Câu 25. “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương được thông qua tại Hội nghị

  1. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (02/1930).
  2. Lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930).
  3. BCH Trung ương (11/1939).
  4. BCH Trung ương (05/1941).

Câu 26. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ – Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình, đó là kết quả của cuộc đấu tranh nào?

  1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
  2. Biểu tình 1/5/1930 trên toàn quốc.
  3. 12/9/1930, diễn ra cuộcbiểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
  4. Từ tháng 9 – 10/1930, đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân Nghệ – Tĩnh.

Câu 27. Phong trào đấu tranh ở Nghệ – Tĩnh sau ngày 12/09/1930 đã dẫn đến hiện tượng gì?

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định nâng mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế lên đấu tranh lật đổ chính quyền đế quốc – phong kiến tay sai.
  2. Chính quyền tay sai cấp thôn – xã đã tích cực hỗ trợ thực dân Pháp đàn áp, khủng bố phong trào.
  3. Chính quyền của đế quốc phong kiến bị tê liệt và tan rã nhiều nơi.
  4. Đảng đã phát động nhân dân đấu tranh vũ trang giành chính quyền thắng lợi.

Câu 28. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10/1930 trong hoàn cảnh phong trào cách mạng

  1. Bắt đầu bùng nổ.
  2. Đang diễn ra quyết liệt.
  3. Bước đầu suy thoái.
  4. Đã chấm dứt, thất bại.

Câu 29. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Xuất khẩu.
  4. Thủ công nghiệp.

Câu 30. Vì sao chính quyền cách mạng ở Nghệ – Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết?

  1. Chính quyền đầu tiên của công nông.
  2. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
  3. Hình thức chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).
  4. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.

—————————————-

Lịch sử là một trong 9 môn xuất hiện trong kỳ thi THPT Quốc gia vì vậy các em học sinh cần phải học và ghi nhớ lý thuyết cũng như các dấu mốc quan trọng của môn Lịch sử. Chuyên mục Lý thuyết Lịch sử 12 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm phần lý thuyết chính được học trong từng đơn vị bài học, bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em vận dụng vào bài để ghi nhớ bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học và ôn thi tốt môn Lịch sử THPT để có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi quan trọng sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài Lý thuyết Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935, mờicác bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tham khảo thêm

  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 14 – Phong trào cách mạng 1930 – 1935

  • Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2018 trường THPT Ea H’Leo – Đắk Lắk

  • Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

  • Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

  • Câu hỏi vận dụng cao phần Lịch sử thế giới

  • Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

  • Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử lớp 9 bài 15: Phong trào cách mạng VN sau CTTG thứ nhất

  • Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

  • Trắc nghiệm Sử 12 bài 14

  • Giải Tập bản đồ Lịch Sử 12 bài 2

  • Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *