1. Quy định và trách nhiệm
a. Quy định chung
– Không tổ chức các hoạt động, nghi lễ cúng tế mê tín dị đoan.
– Không đốt vàng mã trong khu vực Nhà tang lễ.
– Không sử dụng kèn đồng (dàn nhạc có âm thanh quá lớn)
– Tang phục phù hợp với nghi thức tang lễ (có hướng dẫn và phục vụ về tang phục tại phòng ký hợp đồng tang lễ).
– Chấp hành nội quy, quy định của Nhà tang lễ.
b. Trách nhiệm của nhà tang lễ
Nhà tang lễ đảm bảo thực hiện toàn bộ các phần công việc theo hợp đồng của Ban phục vụ lễ tang đã đăng ký với gia đình tang chủ :
– Khâm liệm thi hài theo giờ tang chủ đã đăng ký và chuyển linh cữu lên hội trường
– Niêm yết tin buồn( cáo phó) theo mẫu tại trước cửa nhà Tang lễ.
– Tổ chức chương trình lễ tang bao gồm : Phục vụ âm thanh nhạc buồn bằng băng casette (Nếu gia chủ có yêu cầu), hướng dẫn lễ viếng, đọc lời chia buồn, mời khách vào viếng, đọc lời kết thúc lễ viếng, chuyển linh cữu ra xe.
– Hướng dẫn gia đình : Đọc điếu văn( nếu có), lời cảm ơn của gia đình, mời khách dự lễ mặc niệm tưởng nhớ, lễ tiễn biệt đi quanh linh cữu.
– Khênh hoa vào hội trường( trong qua trình diễn ra lễ viếng) và chuyển hoa ra xe khi lễ tang kết thúc.
– Dẫn chương trình, giới thiệu các đoàn vào viếng trong quá trình tổ chức tang lễ.
– Đun nước, pha trà, dọn vệ sinh.
– Hướng dẫn khách đến viếng gửi xe vào nơi quy định.
– Thực hiện đúng yêu cầu và thời gian phục vụ đã đăng ký trong hợp đồng.
c. Trách nhiệm của gia đình(tang chủ)
Sau khi ký hợp đồng phục vụ tang lễ, gia đình cần biết ngay chi tiết hơn việc tổ chức tang lễ, liên hệ trực tiếp với phụ trách Nhà tang lễ để được hướng dẫn các phần công việc và thực hiện trách nhiệm của mình cụ thể như sau:
* Cử đại diện phối hợp với Nhà tang lễ thống nhất chương trình tổ chức lễ tang.
* Gia đình đến Nhà tang lễ đúng giờ đã đăng ký và cần chuẩn bị đầy đủ:
– Trà (giao cho nhân viên Nhà tang lễ pha trà phục vụ tại phòng khách), thuốc, trầu cau (nếu có) để tiếp khách.
– 01 ảnh thờ , hoa quả để bày lên bàn thờ (Hai bàn thờ : Trước linh cữu và sau linh cữu).
– Một số vật dụng của người quá cố đang dùng để khâm liệm theo thi hài như : Quần áo mới, hai đôi tất để đi vào tay và chân bằng chất liệu nilon ( Lưu ý: Đối với các trường hợp hoả táng không nên sử dụng loại áo quan mai táng và không cho các đồ vật là thuỷ tinh, đồ sành sứ, kim loại vào trong áo quan ).
– Chuẩn bị điếu văn (nếu có) và lời cảm ơn.
– Cử một người của gia đình ở bàn đăng ký ghi tên các đoàn khách vào viếng.
– Cử một người cầm hương đã châm đưa cho khách vào viếng để thời gian viếng được liên tục và hạn chế khói hương trong hội trường.
– Cử người rước ảnh thờ của người mất, bát hương khi chuyển linh cữu, thông thường là các cháu đích tôn của người mất( nếu có).
– Thực hiện đúng thời gian theo hợp đồng đã ký kết.
(Trong quá trình thực hiện nếu có những phần việc phát sinh hoặc thay đổi, gia đình cần liên hệ phụ trách Nhà tang lễ để được điều chỉnh và hướng dẫn thêm).
2. Quy trình phục vụ tại nhà tang lễ:
2.1. Đón thi hài về bảo quản tại phòng lạnh
Khi gia đình có người thân qua đời liên hệ theo số điện thoại: 39.232.323 – 38.285.688 (6h – 22h hàng ngày) hoặc 38.255.728 (từ 22h – 6h hàng ngày) để yêu cầu xe đi đón thi hài về bảo quản tại phòng lạnh.
2.2. Lễ khâm niệm và nhập quan
2.3. Lễ phát tang và tang phục
2.4. Lễ viếng
2.5. Lễ truy điệu và đưa tang
(Đại diện nhà tang lễ có lời chia buồn)
(Đại diện gia đình có lời cảm tạ)
(Lễ tiễn biệt)
2.6. Lễ di quan đưa linh cữu đến nơi an nghỉ cuối cùng
(Lễ di quan về nơi an nghỉ cuối cùng)