Danh sách các đề tài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học và một số bài mẫu tiểu luận. Có phải bạn là một sinh viên, một nghiên cứu sinh đang gặp khó khăn trong việc tìm đề tài tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học? Hoặc bạn đã tìm được đề tài, nhưng giữa muôn vàn những bài mẫu tràn lan trên internet, bạn không biết đâu mới là bài mẫu chuẩn giúp tiểu luận của mình được giảng viên đánh giá cao hơn? Vậy thì hãy cùng tôi đọc hết bài viết này để tìm cho mình một đề tài tiểu luận phù hợp, thú vị và dễ thực hiện cùng với những bài mẫu đáng tin cậy đến từ nhiều nguồn uy tín.
1. Về môn Phương pháp nghiên cứu Khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methods in Science) là cụm từ chỉ toàn bộ các công cụ, cách thức được ứng dụng trong việc nghiên cứu các bộ môn khoa học. Bằng các công cụ, cách thức cụ thể, người nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập, tiếp nhận và phân tích dữ liệu để phục vụ cho bài nghiên cứu.
- Môn phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học đại cương hiện đang được giảng dạy bắt buộc tại hầu hết trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Phổ biến nhất là tại các trường có thiên hướng về nghiên cứu như Đại học Quốc gia, Đại học Bách Khoa,…
Đây là một môn học đặt nền móng giúp sinh viên có những kiến thức căn bản về phương pháp nghiên cứu để từ đó phát triển tư duy, sự sáng tạo từ những kiến thức đã được học góp phần vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
- Các phương pháp nghiên cứu Khoa học chính.
Một đề tài, dự án, đề án, luận văn, tiểu luận nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được chia làm hai loại chính đó là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể:
Trong bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết là việc bạn dựa vào các thông tin và số liệu tại các tài liệu có sẵn để đưa ra kết luận trình bày trong bài nghiên cứu khoa học của mình. Đây là nhóm phương pháp thường được ứng dụng nhiều hơn ở khối ngành xã hội. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp giả thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn là việc bạn thực hành về vấn đề mình nghiên cứu trong thực tiễn, từ đó giúp bạn hiểu được rõ bản chất của vấn đề. Nhóm phương pháp này được ứng dụng chủ yếu nhất ở các khối, ngành kinh tế và tự nhiên. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm
2. Những đề tài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học tiêu biểu.
1/ Tình trạng ô nhiễm dioxin trong thịt gia súc, gia cầm – Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nguồn gốc động vật.
2/ Phương pháp nghiên cứu khoa học về vấn đề an toàn thực phẩm đường phố.
3/ Giải pháp kỹ thuật thi công cầu đường ở nông thôn.
4/ Giải pháp nâng cao chất lượng công trình giao thông.
5/ Đề Tài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trà sữa trân châu hiện nay.
6/ Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
7/ Giải pháp công nghệ in 3D trong lĩnh vực in ấn hiện nay.
8/ Nghiên cứu về các phương tiện quảng cáo truyền thông hiện đại.
9/ Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục.
10/ Sử dụng Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.
11/ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
12/ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc của du học sinh.
13/ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên khi ra trường.
14/ Các giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing Online – Chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế tại thị trường Việt Nam.
15/ Các xu hướng tiêu dùng hàng ngoại của người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay.
16/ Ảnh hưởng của hệ số tích lũy đến sai số hệ thống trong kiểm tra các thùng thải phóng xạ.
17/ Nghiên cứu phương pháp cắt polyp trực tràng bằng thòng lọng nhiệt điện qua nội soi tại Bệnh viện.
18/ Ứng dụng công nghệ và khoa học vào quản lý đất đai thời kỳ đổi mới.
19/ Đề xuất giải pháp sử dụng trái thanh long để chế biến nước uống lên men.
20/ Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đề xuất.
21/ Đề Tài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Phân tích các lỗi sai thường gặp của học sinh khi học ngoại ngữ.
22/ Phương pháp nghiên cứu giáo dục hành vi cho trẻ Tiểu học.
23/ Nghiên cứu cải thiện phương ngữ miền Trung.
24/ Ứng dụng phim ảnh nghệ thuật vào giảng dạy Lịch Sử cho học sinh Trung học phổ thông.
25/ Hướng đi và triển vọng ảnh kinh tế số tại Việt Nam.
26/ Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa- giáo dục đến hoạt động truyền thông tại các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ.
27/ Tầm nhìn hiệu quả của mô hình kinh doanh theo hình thức tiếp thị liên kết.
28/ Sự suy đồi Đạo Đức và xuống cấp văn hóa ra trên không gian mạng.
29/ Lý giải tốc độ phát triển thần kì và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của TikTok giai đoạn 2019-2022.
30/ Các nhân tố ảnh hưởng khiến thực trạng tham nhũng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
31/ Đổi cách nhìn cha mẹ trong phương pháp giáo dục con trẻ.
32/ Xây dựng dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
33/ Phân tích thị trường và mối liên hệ đa chiều giữa doanh nghiệp và nhà phân phối.
34/ Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ vị thành niên.
35/ Giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng dương trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 .
36/ Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
37/ Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số trên toàn thế giới.
38/ Đề Tài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Nghiên cứu tiếng lóng (Slang) của học sinh, sinh viên trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
39/ Phương pháp nghiên cứu khoa học trong hệ thống nhận dạng mặt người.
40/ Nghiên cứu tình trạng kẹt xe khi đi học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
3. Top các bài tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học hay và được đánh giá cao về chuyên môn.
Bạn đã chọn được đề tài bài cho Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học của mình từ những gợi ý trước đó của chúng tôi hay chưa? Nếu đã chọn được đề tài nhưng bạn lại chưa thực sự tự tin thực hiện bài làm thì hãy tham khảo qua một số bài mẫu được chúng tôi tổng hợp và đánh giá rất cao ngay dưới đây.
Bài mẫu 1: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Vấn đề lao động nói chung và luật liên quan đến hợp đồng lao động nói riêng luôn là vấn đề mang tính cấp bách ở mọi thời điểm dù là quá khứ, hiện tại hay trong tương lai. Vậy nên đây cũng là đề tài hàng đầu cho bài tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học mà chúng tôi gợi ý bạn có thể tham khảo. Đây là bài làm của một sinh viên khoa Luật Đại học Thương mại được đầu tư rất kỹ lưỡng về mặt nội dung, có chiều sâu và thể hiện được góc nhìn xuyên suốt đầy sức thuyết phục.
- Về hình thức: Bài làm được đầu tư công phu và kỹ lưỡng có thể thấy ngay từ dung lượng với 82 trang nội dung hoàn chỉnh. Tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu về hình thức của một bài tiểu luận chuẩn mực với các phần, các mục được hệ thống và sắp xếp khoa học. Triển khai các luận điểm, luận cứ mạch lạc, xuyên suốt mang tính thống nhất cao.
- Về nội dung: Vấn đề được tiếp cận từ tính cấp thiết của đề tài là một cách tiếp cận quen thuộc và hiệu quả. Tiếp đó, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu, tiếp đó tác giả đã triển khai nội dung của vấn đề qua những khía cạnh như sau:
Chương 1 là một số vấn đề lý luận giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài việc dẫn ra các khái niệm và đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, ở chương này tác giả cũng thành công trong việc phân loại đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, trong đó có tính hợp pháp hay không của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Từ đó, tác giả đã có cơ sở để đi đến khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động, trình bày các nguyên tắc quan trọng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động. Phần cuối chương này, không thể thiếu đó là hệ thống các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo cơ sở và quy định của pháp luật Nhà nước gồm Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân. Tác giả cũng có một phần nhỏ dành để so sánh về quy định và các đặc điểm của Hòa giải viên lao động của Việt Nam so với một số nước trong khu vực và trên thế giới một cách thực tế cũng như khách quan nhất.
Chương 2 Tác giả lại tiếp tục đi sâu hơn bàn về thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam. Ở chương này, tác giả đã sử dụng căn cứ là những điều luật trong Hiến pháp, Bộ luật lao động và một số các văn bản luật khác nên các thông tin được đưa ra đều hết sức rõ ràng, mang tính pháp lý cao. Quy trình giải quyết tranh chấp và thực tiễn giải quyết tranh chấp đều được trình bày chi tiết và đầy đủ nhất có thể. Từ đó rút ra nhiều nhận xét về kết quả đạt được cùng một số tồn tại đáng lưu ý của quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động.
Chương 3 Là một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tác giả đã bày tỏ quan điểm cá nhân về hoàn thiện pháp luật lao động một cách đồng bộ, toàn diện. Cụ thể tác giả đã có những kiến nghị được đánh giá rất cao khi chỉ ra một số nội dung cần được phân tích, sửa đổi trong BLLĐ 2012 như ở nội dung điểm c khoản 2 điều 37 hay điểm d khoản 1 điều 37. Về giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tác giả cũng đưa ra được tới 2 kiến nghị mà theo cá nhân tôi đánh giá là vô cùng thực tế và phù hợp: thứ nhất là tách Tố tụng lao động ra khỏi Bộ luật tố tụng dân sự và thứ hai là hoàn thiện chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đây đều là những kiến nghị mang tính nhận thức sâu sắc và thể hiện sự tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng của tác giả trong quá trình thực hiện bài tiểu luận.
Tóm lại, với dung lượng khá lớn và nội dung thống nhất, xuyên suốt cùng một góc nhìn sâu sắc về luật lao động cũng như vấn đề tranh chấp hợp đồng luật lao động thì đây hoàn toàn xứng đáng là bài tham khảo đầu tiên mà các bạn sinh viên nên ưu tiên tìm đọc và học hỏi để hoàn thiện bài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học của mình, nhất là các bạn sinh viên đang theo học ngành Luật các trường Đại học trên cả nước.
→ Các Bạn Muốn Tải Miễn Phí Bài Nào Thì Nhắn Tin Zalo : 0917.193.864
Bài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học mẫu 2: Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số trên toàn thế giới .
Tiếp theo trong danh mục ngày hôm nay, các bạn có thể tham khảo một bài tiểu luận hữu ích của sinh viên Học viện Ngoại giao – Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số trên toàn thế giới. Dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, đề tài tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học này tuy được viết vào năm 2013 cách đây khá lâu nhưng vấn đề mà nó đề cập vẫn mang đậm tính thời sự và tính cấp thiết, cũng như mang giá trị tham khảo rất tốt cho người đọc.
- Về hình thức: Tuy với 11 trang, dung lượng bài không được tính là dài nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo được đầy đủ các phần, mục nên có ở một bài tiểu luận. Hệ thống các phần sắp xếp gọn gàng, dễ nhìn.
- Về nội dung: Vấn đề được triển khai một cách cô đọng nhất, bàn luận xúc tích, trực diện. Nội dung cũng thể hiện góc nhìn sâu và đa chiều của tác giả về vấn đề bàn luận.
Phần 1 Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học là khái niệm cô đọng, gãy gọn thể hiện cách nhìn bao quát nhất, giải thích sơ lược về vấn đề bàn luận. Tác giả cũng nêu ra một thực trạng đáng báo động về vấn đề bùng nổ dân số ở cấp độ quốc tế cũng như quốc gia, dựa trên những số liệu thống kê chi tiết và chính xác cao được tổng hợp từ nguồn đáng tin cậy.
Phần 2 từ thực trạng đáng báo động đã nêu ở phần trước, tác giả tiếp tục đi tìm các nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy trong thực tế hoàn cảnh nước ta. Gồm 3 nguyên nhân chính lớn nhất: 1. Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử; 2. Nhu cầu về lực lượng sản xuất; 3. Quan niệm lạc hậu.
Đây hoàn toàn là những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp nhất dẫn đến thực trạng bùng nổ dân số ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam.
Phần 3 tác giả tập trung phân tích và tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao vấn đề bùng nổ dân số lại được coi là vấn đề toàn cầu”. Việc nhìn nhận vấn đề này là vấn đề toàn cầu quả thật là một cách nhìn nhận hoàn toàn chính xác. Tính chính xác đó thể hiện qua phạm vi và hậu quả ảnh hưởng của bùng nổ dân số trên mọi mặt đời sống, xã hội và cả môi trường. Từ những nhìn nhận đó, tác giả rút ra kết luận mang tính tổng kết và cô đọng nhất về vấn đề: Bùng nổ dân số là vấn đề mà một quốc gia không thể một mình giải quyết được. Muốn giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đên dân số và bùng nổ dân số, bắt buộc cần có sự quan tâm và hợp tác trên diện rộng, giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Bài viết liên quan đến vấn đề dân số này đã được đánh giá 8/10 điểm – một số điểm tuy không phải tuyệt đối nhưng được coi là khá cao với một bài tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học với dung lượng chỉ 11 trang. Mong bạn có thể từ bài mẫu này tham khảo về cách sắp xếp và triển khai vấn đề sao cho hợp lý và cô đọng nhất, giúp bài tiểu luận của mình trở nên logic hơn.
→ Các Bạn Muốn Tải Miễn Phí Bài Nào Thì Nhắn Tin Zalo : 0917.193.864
Bài mẫu 3 Nghiên cứu tiếng lóng (Slang) của học sinh, sinh viên trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại, khi mạng xã hội trở thành một phần quan trọng không thể thiếu, thành cuộc sống thứ 2 của rất nhiều người – nhất là các bạn trẻ thì kéo theo đó cũng là những vấn đề nổi cộm và ngày càng đáng quan ngại với bộ phận không nhỏ cộng đồng sử dụng mạng xã hội. Một trong những vấn đề đó, được quan tâm hàng đầu phải kể đến việc sử dụng tiếng lóng tràn lan của học sinh, sinh viên trên mạng xã hội hiện nay. Nhận thấy mối quan tâm đó, bài tiểu luận của sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đề cập và bàn luận sâu về mối quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Uyên.
Về hình thức: Đảm bảo chuẩn mẫu cấu trúc một bài tiểu luận, dung lượng tương đối. Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, logic trong cách trình bày và triển khai luận điểm.
Về nội dung: Từ thực trạng sử dụng tiếng lóng đáng báo động trên mạng xã hội của người trẻ, với mục đích nghiên cứu thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục cho giới trẻ, học sinh sinh viên và định hướng thái độ ngôn ngữ chung của cộng đồng, tác giả đã xác định rõ ràng đối tượng và phạm vi nghiên cứu hợp lý nhất cho bài làm của mình.
Đi từ cơ sở lý luận của đề tài Đề Tài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, tác giả đã giải quyết câu hỏi về khái niệm và nguồn gốc của tiếng lóng cũng như đặc điểm qúa trình phát triển của tiếng lóng trong cộng đồng giao tiếp. Từ đó, tác gỉa nhận định hiện tượng sử dụng tiếng lóng hoàng toàn không hề sai trái mà nó là sự biến thể của ngôn ngữ học xã hội. Tiếng lóng nhìn nhận dưới góc độ khoa học thì đó là quá trình phát triển tự nhiên không chỉ của ngôn ngữ mà còn của hệ thống chuẩn mực xã hội. Việc sử dụng tiếng lóng không phải là hiện tượng mới trong xã hội, tuy nhiên nónó chưa bao giờ tiếng lóng bị lạm dụng nhiều như hiện nay. Và đã đến lúc cần đặt vấn đề, định hướng cho giới trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ và tránh lạm dụng tiếng lóng trong giao tiếp trong nhà trường và cả trong giao tiếp hàng ngày.
Ở phần kết luận, tác giả rút ra được 3 kết luận mang tính đúc kết, thể hiện sự nghiên cứu và hiểu rõ của tác gỉa trên phương diện ngôn ngữ học. Tuy vậy, sự kết luận vẫn theo hướng chung chung, chưa thật sự có các ý kiến sáng tạo và nổi bật để bàn luận sâu hơn. Nếu cải thiện được lỗ hỏng nhỏ này, chắc chắn đây sẽ là bài tiểu luận đạt điểm xuất sắc trên yêu cầu môn học đề ra.
Nhìn chung, bài mẫu về vấn đề sử dụng tiếng lóng mà tôi vừa giới thiệu trên đây vẫn được đánh giá là một bài mẫu chất lượng, phù hợp với nội dung tham khảo cho Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học của bạn, đặc biệt là với những bạn sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ.
Bài mẫu 4: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong hệ thống nhận dạng mặt người.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt người là ngành công nghệ hiện đang thu hút sự quan tâm và đầu tư khủng từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì vậy bài mẫu của sinh viên đến từ Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Kiếm là một bài tiểu luận được đánh giá rất cao về mặt giá trị học thuật với số điểm 9/10 khi đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố nghiên cưu cứu và học thuật về phương pháp nghiên cứu khoa học trong hệ thống nhận dạng mặt người – lĩnh vực khoa học máy tính.
Bài tiểu luận này được thực hiện cách đây khá lâu và trong thời gian có hạn, tuy vậy, cho đến nay nó vẫn là một bài tiểu luận chuẩn mực và là mẫu tham khảo của rất nhiều các bài tiểu luận khác.
- Về hình thức: Dung lượng hoàn chỉnh bài lên tới 25 trang, được sắp xếp và hệ thống một cách dàn trải, logic thống nhất từ đầu đến cuối bài làm. Trình bày kết hợp giữa văn tự cùng các sơ đồ và hình ảnh minh họa. Tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn uy tín, bao gồm cả tài liệu tiếng Anh và tài liệu tiếng Việt. Trích dẫn danh mục tham khảo đầy đủ khoa học.
- Về nội dung: căn cứ vào kết quả nghiên cứu được chuẩn bị kĩ càng, tác giả liên tục đi từ các khái niệm học thuật và các cơ sở nhận định chính xác cho đến các nguyên tắc khoa học được áp dụng bài bản.
Tác giả đã giải quyết những thắc mắc từ cơ bản cho tới phức tapj về công nghệ nhận diện khuôn mặt người. Từ đó giúp người đọc nhận định và thông hiểu phương thức hoạt động cũng như cách tiếp cận gần hơn với loại công nghệ này.
Đây là bài mẫu Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học được đánh giá cao về mặt chi tiết cũng như nhận được sự phản hồi, đánh giá tích cực của người đọc. Nếu là một sinh viên khoa học tự nhiên, tôi chắc chắn đây là bài viết đầu tiên mà bạn nên tham khảo cho tiểu luận của mình.
Bài mẫu 5 Nghiên cứu tình trạng kẹt xe khi đi học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn luôn là vấn đề đáng lưu tâm. Do đó, lựa chọn một vấn đề thực tế như vậy làm đề tài cho bài tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của bạn sẽ giúp bài làm của bạn được đánh giá rất cao về tính ứng dụng và sự sáng tạo. Nếu có cùng đề tài này mà vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì bài mẫu của sinh viên trường Đại học Công nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Hải Yến sẽ là bài tham khảo đắt giá mà bạn nên học hỏi.
- Về hình thức: Trình bày chuẩn mực, có sự kết hợp giữa văn tự, biểu đồ và số liệu khảo sát thực tế. Dung lượng hoàn chỉnh 27 trang với từng phần, mục được sắp xếp và triển khai theo trình tự thích hợp. Tuy nhiên điểm trừ là các tài liệu tham khảo chưa thật sự phong phú và đảm bào uy tín.
- Về nội dung: Nội dung có sự đầu tư và nghiên cứu ở mức tốt. Luận điểm được thể hiện xuyên suốt dưới góc nhìn của một sinh viên nên đảm bảo tính chân thực và cấp thiết của vấn đề.
Với mục tiêu đề ra:
- Đánh giá thực trạng và nhận thức của sinh viên về tình trạng kẹt xe.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe.
- Phân tích những giải pháp đã và đang được áp dụng để giải quyết vấn đề. Nêu rõ điểm mạnh và điểm yếu từng giải pháp.
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề kẹt xe đối với sinh viên.
- Đánh giá và chọn ra giải pháp tối ưu nhằm góp phần giải quyết vấn đề gặp kẹt xe khi đi học của sinh viên.
Tác giả đã đạt được cơ bản các mục tiêu trên qua sự khảo sát và đánh giá, tổng hợp số liệu chi tiết. Phạm vi nghiên cứu được xác định mà theo tôi đánh giá là phù hợp với khả năng và thời gian tiến có hạn của một bài tiểu luận sinh viên. Đi từ cơ sở lý luận đến thực trạng và hậu quả, đây là hướng triển khai phù hợp và mang tính logic nên có ở các bài tiểu luận. Kết hợp với kết quả khảo sát và số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, mặt khác tiếp tục phân tích nguyên nhân của vấn đề, tác giả đã thể hiện cái nhìn trực quan, chính xác nhất về tình trạng kẹt xe đối với sinh viên khi đi học tại trường Công nghiệp Hà Nội. Từ đó, tác giả bàn luận đến những giải pháp căn bản nhất, thậm chí đưa ra được ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp khi áp dụng vào thực tế. Đây là một điểm cộng, cũng là điểm sáng giúp bài tiểu luận này mang tính thực tế và tính ứng dụng cao hơn trong thực tiễn.
Như vậy, ta có thể thấy, đây là một bài mẫu tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học hay và chất lượng. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế. Có một quá trình nghiên cứu đầy vất vả. Và trên hết, bài viết đã đạt được kết quả chính xác và thể hiện được trọng tâm vấn đề. Bài viết sẽ giúp bạn có những định hướng đúng đắn để hoàn thiện bài tập của mình một cách dễ dàng nhất.
4. Hướng dẫn cách viết và cách trình bày tiểu luận đạt điểm cao.
– Về hình thức, cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chính sau:
- Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa; giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to; góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp
- Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường
- Lời cảm ơn (nếu cần)
- Mục lục
- Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu cần)
Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận.
Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận , bao gồm các bước:
- Xác định đề tài
- Tập hợp thông tin
- Lập đề cương
- Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
- Hoàn thiện tiểu luận
(Tùy theo môn học và đề tài mà bạn có thể phải có thêm bớt các bước)
Ngoài ra, có một lưu ý nhỏ về nguồn tham khảo bài tiểu luận cho bạn mà không phải ai cũng biết. Để bài tiểu luận của mình được đánh giá cao về độ tin cậy cũng như tính xác thực, các bạn nên tham khảo số liệu và thông tin từ những nguồn uy tín như các trang web có đuôi .org hay .edu,..vv… thay vì tham khảo các trang tin điện tử chưa rõ tính xác thực hay wikipedia- nơi ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin.
Trên đây là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về danh sách những đề tài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học hay nhất cùng một số bài mẫu đáng đọc. Chúng tôi đã tổng hợp, nghiên cứu, theo dõi cũng như đánh giá về những bài mẫu này. Rất mong chúng có ích trong việc giúp bạn tự tin và thoải mái hơn để bắt tay vào thực hiện yêu cầu giảng viên đề ra. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bài tiểu luận của bạn đạt kết quả thật tốt!