Giữa hàng ngàn ứng viên ứng tuyển, một chiếc cover letter ấn tượng chắc chắn sẽ là một điểm cộng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, việc “trao gửi tâm thư” như thế này vốn không phải là điều dễ dàng với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những bạn “newbie” đang còn loay hoay, lúng túng với cách hành văn của bản thân mình.
Viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ – Tiếng Việt – đã không đơn giản, cover letter bằng Tiếng Anh lại càng là mối lo đầy quan ngại hơn của không ít người tìm việc ngày nay.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không tự tin với khả năng tự viết cover letter bằng tiếng anh của mình thì cũng đừng lo. Có Glints ở đây gỡ rối giúp bạn, cùng với hướng dẫn cách viết cụ thể và các mẫu template cover letter bằng Tiếng Anh vô cùng chuyên nghiệp sau đây!
Cover letter bằng tiếng Anh là gì? Có khác gì so với thư xin việc Tiếng Việt?
Về cơ bản, Cover Letter tiếng Anh cũng chính là lá thư xin việc bằng Tiếng Việt thông thường, chỉ khác biệt về mặt ngôn ngữ và đôi khi là phần trình bày nội dung.
Sự khác biệt giữa cover letter và thư xin việc là gì?
Cover letter thường là văn bản 1 trang, được gửi kèm với CV/resume như một lời giới thiệu ngắn gọn về bản thân và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên cho nhà tuyển dụng.
Trung bình, một cover letter Tiếng Anh thường có độ dài khoảng từ 250-400 chữ, chiếm hơn ½ trang giấy A4.
Và đương nhiên, để chinh phục nhà tuyển dụng, bạn cần đảm bảo mẫu cover letter bằng Tiếng Anh của mình phải đủ thuyết phục, về cả cấu trúc lẫn nội dung.
Đọc thêm về khái niệm và cách viết cover letter hiệu quả tại đây
Thế nào là mẫu cover letter bằng Tiếng Anh chuẩn, thuyết phục?
Dù tiếng Anh hay tiếng Việt, bạn cần phải đảm bảo điều kiện “đủ” cho chiếc cover letter của mình, trước khi chỉnh sửa nội dung để có thể hoàn thiện yếu tố “hay”.
“Đủ trước, hay sau” chính là thần chú để mẫu cover letter bằng Tiếng Anh của chúng ta trở nên thuyết phục, được lòng nhà tuyển dụng hơn.
Suy cho cùng, cover letter cũng chỉ là tài liệu văn bản bổ sung cho CV/resume của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng chúng ta nên hạn chế tối đa việc lặp lại các thông tin đã được nêu rõ cụ thể ở CV của mình.
Không cần phải quá sáng tạo, không cần phải là một tay viết tốt, những điều bạn nên chính là áp dụng cấu trúc sau đây, nhằm đảm bảo cung cấp “đủ” thông tin cho một mẫu cover letter bằng Tiếng Anh chuẩn không cần chỉnh:
- Header (Phần đầu thư):
- Trình bày thông tin liên lạc cá nhân & ngày gửi
- Thông tin của Quản lý tuyển dụng/Phòng ban
- Lời chào đầu cho nhà tuyển dụng
- Đoạn mở đầu: Gây ấn tượng với lời giới thiệu ngắn gọn cùng 2-3 thành tựu nổi bật
- Nội dung thư:
- Nêu rõ lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí công việc này
- Nêu rõ lý do chứng minh bạn phù hợp với công ty
- Đoạn kết: Thể hiện mong muốn chân thành của bạn với công việc
- Lời chào cảm ơn và chữ ký
Đọc thêm: Cách trình bày tối ưu của cấu trúc cover letter chuyên nghiệp
Hướng dẫn cách viết cover letter bằng tiếng Anh ấn tượng (đảm bảo trúng tuyển)
Lý thuyết thì phải đi đôi với thực hành. Sau khi nắm được cơ bản cấu trúc của một mẫu cover letter Tiếng Anh chất lượng, việc kế tiếp bạn cần làm lúc này chính là thực hành các hướng dẫn sau cùng Glints để bổ sung thư xin việc ấn tượng cho bộ hồ sơ của mình.
Bước 1: Lựa chọn mẫu Cover Letter ưa thích, phù hợp
Một mẫu cover letter hay là thứ gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên, từ cách trình bày gọn gàng, mẫu thiết kế trực quan hút mắt,…
Hoàn thành bước đầu vô cùng đơn giản cùng các mẫu cover letter bằng Tiếng Anh sẵn có siêu chất lượng đến từ nhà Glints!
Đừng quên, thiết kế đồng bộ giữa CV/resume và cover letter sẽ giúp hồ sơ của bạn thêm nhất quán và đẹp mắt!
Bước 2: Trình bày phần đầu thư đầy đủ, chỉn chu
Cũng như CV/resume, điều quan trọng đầu tiên bạn cần liệt kê đầy đủ chính là thông tin liên lạc cá nhân của bạn. Một số thông tin cần thiết sẽ bao gồm:
- Họ và tên
- SĐT
- Ngày nộp đơn ứng tuyển
Nếu có, bạn cũng có thể bổ sung thêm:
- Tài khoản mạng xã hội: Các tài khoản mạng xã hội chuyên nghiệp như Linkedin, GitHub (cho lập trình viên), Behance (cho dân sáng tạo),…
- Trang web cá nhân: Portfolio website hay blog sẽ là những thông tin ấn tượng khiến hồ sơ của bạn thêm giá trị đấy!
Thông tin cá nhân đầy đủ, chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, hãy cân nhắc loại bỏ các thông tin sau để trông chuyên nghiệp hơn nhé:
- Địa chỉ nhà đầy đủ (chỉ nên ghi tên phường, quận, thành phố, tỉnh)
- Tên email thiếu chuyên nghiệp (chẳng hạn như “beheocute@gmail.com”)
Ngoài ra, đừng quên điền vào thông tin của doanh nghiệp ứng tuyển và nhà tuyển dụng nữa nhé (tham khảo bước 3).
Bước 3: Gửi lời chào tới nhà tuyển dụng
Trước hết, bạn cần thể hiện sự quan tâm và nghiệm túc của mình dành cho vị trí ứng tuyển, bằng cách tìm hiểu thêm thông tin về nhà tuyển dụng/người quản lý trực tiếp (Hiring Manager).
Đừng chỉ dùng những lời chào “quá phổ thông” như: Dear Sir/Madam – hãy chủ động hơn để kiếm thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
Các thông tin của nhà tuyển dụng trong các mẫu cover letter Tiếng Anh thường bao gồm:
- Tên của Hiring Manager
- Chức danh của Hiring Manager
- Tên công ty
- Địa chỉ công ty
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin này ở website công ty, Fanpage, LinkedIn công ty, hoặc thậm chí là LinkedIn cá nhân của người tuyển dụng nữa đấy.
Bước 4: Viết đoạn mở đầu ấn tượng
Ấn tượng đầu rất quan trọng. Nhà tuyển dụng cần phải xử lý rất nhiều đơn ứng tuyển trong một ngày. Vì vậy, hãy cố gắng vào thẳng vấn đề và thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đoạn văn đầu tiên.
Đặc biệt đối với các cover letter Tiếng Anh, hãy chọn cho mình 2-3 thành tựu nổi bật nhất liên quan đến công việc, chứng minh năng lực của bạn một cách cụ thể – đừng chỉ nói chung chung. Ví dụ như:
Dear Ms Ngoc,
My name’s Nam and I’d like to help Glints achieve the sales goals as a Sales Manager. I’ve worked with Company X, a consulting company, for over 3 years. As a Sales Consultant, I generated around $25,000 revenue monthly on average (exceeding the KPIs by more than 40%). I believe that my previous experience, as well as excellence in sales, makes me the right candidate for the job.
Ngoài ra, bạn nên chú ý giọng văn của mình sao cho phù hợp, đừng quá nghiêm trọng, nhưng đừng quá tự nhiên gây mất chuyên nghiệp nhé.
Bước 5: Đầu tư nội dung, thuyết phục nhà tuyển dụng
Đây chính là nơi để bạn “khoe khéo” kỹ năng và năng lực chuyên môn để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng: “Tôi chính là ứng viên sáng giá nhất”. Song, bạn chỉ nên chọn lọc các thông tin nổi bật, hạn chế lặp lại nội dung trong CV/resume.
Lời khuyên từ Glints: Bạn cần dành thời gian để nghiên cứu qua về yêu cầu công việc, cũng như văn hóa và các thông tin liên quan về công ty.
Hãy đảm bảo mình có thể trả lời một cách thuyết phục 2 câu hỏi sau:
1. Vì sao bạn phù hợp với vị trí công việc này?
(Gợi ý: Bạn cần thể hiện kỹ năng chuyên môn cùng với các dẫn chứng công việc cụ thể, dựa theo các yêu cầu công việc đề ra).
2. Vì sao bạn phù hợp với công ty?
(Gợi ý: Bạn cần thể hiện sự yêu thích của mình với lĩnh vực, công ty ứng tuyển. Các giá trị cá nhân tương đồng với văn hóa doanh nghiệp, mục tiêu sự nghiệp của bạn cũng cần phù hợp với định hướng, tầm nhìn của công ty).
Không chỉ đạt yêu cầu về tính chuyên môn, một ứng viên tiềm năng cần phải phù hợp với giá trị, văn hóa công ty, là một nhân sự có thể gắn bó lâu dài cùng với doanh nghiệp.
Tham khảo ví dụ từ template mẫu nhà Glints để nắm rõ hơn về cách viết cover letter bằng Tiếng Anh này nhé!
Bước 6: Kết thư chân thành, đầy hứa hẹn
Viết đoạn kết cho cover letter gãy gọn, đúng trọng tâm cũng là một nghệ thuật đấy.
Tại đoạn văn cuối cùng này, bạn hãy:
- Tóm gọn lại nguyện vọng ứng tuyển của mình một cách dễ hiểu nhất. Thêm vào các thông tin khác nếu cần thiết (nhưng ngắn thôi nhé).
- Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư (Chân thành nhưng đừng quá dài dòng, sến rện nha)
- Và đừng quên những câu call-to-action, chẳng hạn như: “Looking forward to your response”, hay “I’d love to further discuss with you about…”
Bước 7: Lời chào cảm ơn và chữ ký
Nhỏ nhưng mà có võ, những dòng chữ ngắn gọn cuối cover letter cũng thể hiện phần nào sự chuyên nghiệp và chỉn chu của bạn đấy. Hãy chọn 1 trong số các câu kết thư phổ biến sau:
- Best Regards,
- Kind Regards,
- Sincerely,
- Thank you,
Bước 8: Kiểm tra, kiểm tra, kiểm tra lại
Chúc mừng! Bạn đã có một mẫu cover letter bằng Tiếng Anh hoàn chỉnh rồi này. Nhưng hãy kiểm tra lại một lần nữa cho chắc ăn đấy – điều quan trọng phải nhắc 3 lần! Tham khảo checklist sau đây để không phải bỏ sót bất kỳ thông tin cần thiết nào trong cover letter của bạn:
Đọc thêm: Cách viết cover letter bằng Tiếng Việt tại đây
Ngoài ra, đừng để cover letter của bạn phạm phải các sai lầm phổ biến sau đây nếu không muốn bị trừ điểm khi ứng tuyển nhé!
Tìm hiểu cụ thể về các lỗi cần tránh khi viết cover letter
Các mẫu cover letter bằng tiếng Anh bạn không nên bỏ qua
1. Mẫu cover letter cho ứng viên entry-level, chưa có nhiều kinh nghiệm
2. Mẫu cover letter cho sinh viên, thực tập sinh
Đọc thêm: Cách viết cover letter xin thực tập cho người chưa có kinh nghiệm
3. Mẫu cover letter cho người đi làm ứng tuyển trái ngành
4. Mẫu cover letter cho các vị trí quản lý, nhân sự cấp cao
5. Mẫu cover letter ngành Marketing, IT, Sales/Business Development
Mẫu cover letter tối giản ngành Marketing
Mẫu cover letter cho dân IT, Công nghệ thông tinMẫu cover letter cho dân sales, bán hàng
Điền thông tin và tải trọn bộ Cover Letter hoàn toàn miễn phí qua form sau đây:
Họ tên
Địa chỉ email
Bạn đang làm việc hoặc quan tâm tìm việc trong lĩnh vực nào?
Bạn biết đến bài viết này từ đâu?
Bạn có đồng ý cho phép Glints gửi các thông tin và bài viết tương tự tới hộp thư cá nhân?
Δ
TẢI TẠI LINK DỰ PHÒNG: https://forms.gle/nWbtqD6XGvCRzb1W9
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả