Thành ngữ Khác máu tanh lòng là gì?

Khác máu tanh lòng có nghĩa là chỉ những người không có cùng huyết thống với nhau, không ruột thịt vậy nên họ sẽ đối xử tệ bạc với nhau.

Ngày nay khi xã hội ngày một phát triển, chúng ta được tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng thì cũng là lúc bạn chợt nhận ra với những người thân thiết trong gia đình người ta còn chẳng thương xót huống hồ là người không cùng huyết thống. Những bài báo tràn ngập mạng xã hội, từ thông tin con giết mẹ, đến mẹ kế bạo hành con dâu,…

Khác máu tanh lòng có nghĩa là chỉ những người không có cùng huyết thống với nhau, không ruột thịt vậy nên họ sẽ đối xử tệ bạc với nhau.

Những mối quan hệ không máu mủ

Điển hình cho mối quan hệ không máu mủ chính là “Mẹ chồng – nàng dâu” mặc dù ở bất cứ thời đại nào thì cả hai nhân vật này thường khó hòa hợp với nhau. Rất nhiều trường hợp mẹ chồng khó tính luôn nghĩ cách chèn ép con dâu còn cô con dâu tội nghiệp thì chịu đựng. Cũng có trường hợp mẹ chồng rất gay gắt với con dâu nhưng con dâu lại hỗn láo với mẹ chồng dẫn đến mối quan hệ của cả hai luôn trong tình trạng gay gắt. Trong trường hợp như thế này, chồng đứng về phía mẹ chồng, không có chính kiến thì xem như phần thiệt thòi sẽ ở phía con dâu. Thế nên người xưa có câu “Khác máu tanh lòng” những người không phải ruột thịt thì rất khó dành tình cảm cho nhau.

Thế nhưng, ở một góc nhìn khác thì con dâu cũng từng là con gái cưng khi ở nhà mẹ đẻ, mẹ chồng cũng đã làm con dâu phải biết thông cảm và nghĩ rằng khi cưới con dâu về cũng giống như con gái trong nhà mình vậy. Khi mẹ chồng chăm sóc chu đáo cho con dâu thì thường sẽ ít xảy ra tranh cãi và tình trạng căng thẳng trong gia đình. Và khi con dâu nghĩ được rằng trước khi cô gặp chồng mình thì mẹ chồng chính là người chăm sóc cho chồng hàng ngày và mẹ chồng cũng giống như mẹ ruột thì mối quan hệ sẽ luôn được tốt đẹp. Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng vậy để cả hai có thể hòa thuận với nhau thì chúng ta cần phải giữ hòa khí và nhường nhịn lẫn nhau để sống. Nếu chúng ta biết cách đối xử với nhau thật dịu dàng và nhẹ nhàng thì có lẽ mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Người xưa có câu “Khác máu tanh lòng” những người không phải ruột thịt thì rất khó dành tình cảm cho nhau.

Hay có thể kể đến mối quan hệ giữa “mẹ kế – con chồng” “cha dượng – con vợ” khi một cuộc hôn nhân đổ vỡ thì đứa bé trong gia đình ấy sẽ chọn đi theo bố hoặc mẹ. Khi bố (mẹ) muốn đi thêm bước nữa thì đứa bé ấy phải chấp nhận sống chung với mẹ kế (cha dượng) cũng chính vì nghĩ rằng con riêng không cùng huyết thống với mình nên nhiều người thường sinh ra hận thù, ganh ghét. Rất nhiều vụ án bạo hành con riêng gây phẫn nộ cộng đồng mạng vẫn đang diễn ra, những hành động man rở như đánh đập, bắt nhịn ăn ấy đã khiến cho tuổi thơ của nhiều đứa trẻ phải chìm trong nước mắt. Nhiều em dẫn đến trầm cảm tệ hơn nữa là tử vong khi phải chịu sự hành hạ trong nhiều ngày dài như vậy. Khi đọc những tin tức như vậy, chính chúng ta là người xa lạ với các em nhưng lại thấy nhói đau trong tim, vậy tại sao những người thân thiết với các em có thể làm ngơ trước hành động tàn ác ấy dành cho các em?

Phải chăng những người không cùng máu mủ thì họ không biết cảm thông cho nhau thế nên việc yêu thương nhau là rất khó? Thực tế nếu nhìn theo góc nhìn tích cực hơn thì bất cứ ai sinh ra trên đời này cũng đều xứng đáng nhận được yêu thương thế nên chúng ta hãy mở rộng tấm lòng và trao yêu thương đến những người xung quanh. Người xưa đã có câu “Ở hiền gặp lành” khi chúng ta làm việc tốt thì sẽ toàn gặp những việc lành, ngược lại nếu làm việc xấu bạn sẽ không vô vàn chuyện không may mắn. Vậy tại sao chúng ta lại không lựa chọn làm người tốt? Hãy cùng nhân rộng những điều tốt đẹp đến với mọi người.

Bên cạnh những câu chuyện đau lòng như thế thì ở ngoài kia vẫn có rất nhiều người sẵn sàng đi làm từ thiện mỗi ngày bằng cách phát cơm và trao phần quà cho những người vô gia cư, người có hoàn cảnh khó khăn. Cũng có những gia đình nhận nuôi các em bé bị bỏ rơi hay những mái nhà tình thương là nơi cho các em nhỏ không gia đình nương tựa.

Bài học từ câu thành ngữ “Khác máu tanh lòng”

Ngày nay, câu thành ngữ “Khác máu tanh lòng” vẫn được truyền miệng và phổ biến rộng rãi cả ở ngoài đời và trên mạng nhằm nói về những mối quan hệ không cùng huyết thống. Thế nên rất nhiều người đã quen dần với ý nghĩa của câu nói đó. Thế nhưng khi chúng ta sống tử tế thì trời xanh mới an bài, vậy nên hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp từ ông cha ta “Thương người như thể thương thân” chứ đừng vì người khác không cùng huyết thống với mình mà đối xử tệ bạc với họ.

Trên đây là bài viết phân tích thành ngữ “Khác máu tanh lòng” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *