Thanh mẫu tiếng Trung Quốc chính là các phụ âm trong bảng chữ cái alphabet. Ơ nhưng mà tiếng trung đâu có dùng chữ cái latinh? Chắc chắn rất nhiều bạn đang băn khoăn và nghĩ như vậy nếu ngẫu nhiên đọc được bài này. Nếu như bạn chưa biết về Pinyin là gì và bảng chữ cái pinyin trong tiếng Trung Quốc. Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết: Phiên âm Pinyin và bảng chữ cái tiếng Trung
Nội dung bài học:
- Thanh mẫu trong Tiếng Trung là gì?
- Đặc điểm và phân nhóm theo phát âm
- Tập phát âm chuẩn xác
- Bài tập luyện đọc
- Một số lưu ý khi đọc
1. Thanh mẫu tiếng Trung là gì?
Thanh mẫu là 21 phụ âm trong tiếng Trung. Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu. Cũng có thể coi là có 23 phụ âm là vì vậy. Các phụ âm khi đứng một mình sẽ không thể phát âm thành tiếng. Bởi vì khi đọc các phụ âm thanh quản không được mở rộng và tạo ra âm thanh như nguyên âm.
Nếu bạn muốn biết sự khác biệt giữa phụ âm và nguyên âm trong tiếng trung, vui lòng xem thêm bài viết: Đọc thành thạo vận mẫu tiếng Trung trong 10 phút
Đặc điểm: Thanh mẫu là những phụ âm ghép trực tiếp với nguyên âm tạo thành một từ phát âm hoàn chỉnh. Chính vì thế nếu xét về vị trí trong 1 chữ thì những phụ âm đứng đầu chữ được coi là một thanh mẫu.
2. Phân loại và luyện đọc các phụ âm tiếng Trung
Dựa vào đặc điểm về phát âm của từng thanh mẫu mà chúng ta phân loại thành các nhóm. Với mục đích để dễ học, các nhóm sẽ có phát âm na ná nhau. Dễ dàng luyện tập hơn cho người mới học.
- Nhóm 1: Nhóm âm môi môi: Nhóm này phát âm luôn là để hai môi chạm nhau, sau đó mới mở miệng ra để phát âm thành tiếng.
- Nhóm 2: Nhóm âm đầu lưỡi giữa: Khi phát âm nhóm này đầu lưỡi đặt giữa 2 hàm răng. Không mở quá rộng miệng. Âm phát ra từ đầu lưỡi.
- Nhóm 3: Âm gốc lưỡi, đè lưỡi sát hàm dưới, phát âm tự nhiên cảm giác âm phát ra từ gốc lưỡi.
- Nhóm 4: Âm mặt lưỡi, khi phát âm nhóm thanh mẫu này lưỡi cùng áp sát hàm dưới. Phát âm theo luồng hơi đi ra từ khoang miệng cảm giác như âm lướt qua trên mặt lưỡi, theo luồng hơi đi ra ngoài.
- Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước. Ở nhóm này việc đọc khá khó khăn khi mà bạn phải cắn hai hàm lại, nhoẻn miệng đá đầu lưỡi ra hai hàm và bật nhẹ hơi đồng thời phát âm ra theo.
- Nhóm 6: Âm phụ kép. Đây là nhóm mà nhiều người mới học phát âm tiếng Trung nhầm lẫn nhất. Vì nhóm này trong tiếng Việt không có cách phát âm tương tự, nên khó bắt chước. Đầu tiên bạn cần cong lưỡi về phía sau, bật mạnh hơi từ trong cuống họng ra và phát âm theo.
3. Tập đọc các thanh mẫu tiếng Trung từ đầu
Chuẩn bị: Đặt một tấm gương trước mặt để tự đọc tự soi khẩu hình miệng của chính mình nhé bạn. Vì thanh mẫu là các phụ âm mà việc phát âm đơn lẻ sẽ không có âm thanh. Thế nên chúng ta ghép các phụ âm này với 1 nguyên âm đặc trưng để việc phát âm có âm thanh. Từ đó dễ dàng sửa sai hay đúng hơn.
Việc ghép phụ mẫu với 1 nguyên âm, trong lúc luyện đọc chúng ta sẽ ngầm hiểu. Nên dù mình không ghi ra, hoặc các tài liệu không ghi ra thì bạn cũng tự hiểu nhé. Còn trong quá trình viết sau này, chúng ta sẽ ghi ra đầy đủ.
- Nhóm 1: Ghép với nguyên âm o, ở trong bài viết là b, p, m, f -> thực tế là ta đã ghép với b, p, m, f để khi đọc phát ra âm thành bo, po, mo, fo. Các nhóm khác tương tự như vậy.
- Nhóm 2: Ghép với nguyên âm e
- Nhóm 3: Ghép với nguyên âm e như nhóm 2
- Nhóm 4: Ghép với nguyên âm i
- Nhóm 5: Cũng tiếp tục ghép với nguyên âm i
- Nhóm 6: Vẫn là ghép với nguyên âm i.
Việc ghép với các nguyên âm để đọc sẽ giúp người đọc dễ dàng phát âm, và nhận viết được đặc trưng của từng nhóm.
3.1 Nhóm 1: Âm môi b, p, m, f
b – Gần giống âm “p” (trong tiếng việt). Là âm không bật hơi.
p – Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” (trong tiếng việt) nhưng bật hơi. Là âm bật hơi.
m – Gần giống âm “m”.
f – Gần giống âm “ph”. Là âm môi + răng.
3.2 Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa d, t, n, l
d – Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Là một âm không bật hơi.
t – Gần giống âm “th”.
n – Gần giống âm “n”. Là âm đầu lưỡi + âm mũi.
l – gần giống âm “l”.
3.3 Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h
g – Gần giống âm “c, k” (trong tiếng Việt).
k – Gần giống âm “kh”. Là âm bật hơi.
Mách nhỏ: Đọc giống âm “g” phía trên nhưng bật hơi.
h – Gần giống âm giữa “kh và h” (sẽ có từ thiên về âm kh, có từ thiên về âm h).
3.4 Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x
j – Gần giống âm “ch” (trong tiếng Việt).
Mẹo: Đọc âm “ch” và kéo dài khuôn miệng.
q – Gần giống âm “ch” nhưng bật hơi. Là âm bật hơi.
Mẹo: Đọc âm “ch” bật hơi và kéo dài khuôn miệng.
x – Gần giống âm “x”.
Mẹo: Đọc âm “x” và kéo dài khuôn miệng
3.5 Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s
z – Giống giữa âm “tr” và “dư” (thiên về tr). Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng).
c – Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng bật hơi. Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng và bật hơi (lưỡi thẳng).
s – Gần giống âm “x và s” (thiên về âm “x” nhiều hơn). Cách phát âm: Đưa đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên.
Ghi chú: Sẽ có một số bạn nghe không ra “c” và “s”. Các bạn hãy mở âm lượng lớn hơn và tập chung nghe lại. Sẽ thấy khác nhau nhỏ. Âm “c” sẽ có pha âm “tr” (trong tiếng việt), còn âm “s” thì không.
Mẹo: Khi đọc âm “c” hãy đọc thành âm “tr” (trong tiếng việt) và bật hơi, 2 khóe miệng kéo dài sang 2 bên và để lưỡi thẳng.
r – Gần giống âm “r”. Cách phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung.
Mẹo: Đọc giống âm “r” trong tiếng việt nhưng không rung kéo dài.
3.6 Nhóm 6: Âm phụ kép
zh – Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Không bật hơi.
ch – Gần giống “tr” nhưng bật hơi. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.
sh – Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi.
Vậy là chúng ta đã vừa cùng nhau học qua
4. Khó khăn khi học thanh mẫu tiếng Trung
4.1 Đối với nhóm âm z, c, s
Thông thường các bạn hay phát âm sai nhóm này. Yêu cầu của nhóm này là khi phát âm sẽ có âm đầu lưỡi hắt nhẹ ra như chữ z và c. Còn âm s đọc tương đối dễ hơn, phát âm như chữ s của Việt Nam. Vì thế mà các bạn sẽ thường pháp âm thành âm không có hơi bật nhẹ và thẳng đuột như âm s vậy.
Để khắc phục tình trạng này, hãy luyện từ từ: Đầu tiên đá lưỡi nhẹ nhẹ ở giữa 2 hàm răng khép kín. Sau đó há miệng (ít) để phát ra âm thanh. Và làm đi làm lại trong nhiều lần, sau đó bạn sẽ thấy kết quả khác.
4.2 Nhóm âm khó Sh, ch, zh
Trong nhóm này có 2 thanh mẫu phát âm tương tự nhau đó là sh và zh. Đầu tiên bạn cuốn lưỡi về phía sau vòng họng (cuốn nhẹ thôi, không cần quá nhiều), sau đó cố gắng phát âm đẩy luồng hơi ở trong ra. Vậy là bạn đã phát âm đúng.
Còn với âm CH yêu cầu bạn làm tương tự như 2 âm trên. Nhưng khi phát âm bạn phải hắt mạnh hơi ra theo. Bật luồng hơi từ trong cuống họng đi ra. Các bạn có thể ôn luyện thêm về việc đọc pinyin tại các website học tiếng trung của nước ngoài để phát âm chính xác hơn nhé. Đồng thời dễ đối chiếu và so sánh việc phát âm từ nhiều nguồn khác nhau.
5. Bài luyện tập đọc và nhận biết các thanh mẫu tiếng Trung
5.1 Bài tập 1: Đọc và ghi âm lại các thanh mẫu tiếng Trung sau.
Đọc to rõng rạc các thanh mẫu và ghi âm lại và gửi cho người khác (biết tiếng Trung) kiểm tra giúp. Hoặc bạn có thể gửi cho mình, để mình kiểm tra giúp bạn.
5.2 Bài tập 2: Nhận biết các thanh mẫu
Nghe đoạn file ghi âm (video) sau, và lựa chọn đáp án đúng theo từng câu ở dưới.
Câu 1: A…… B……C……..D……
Câu 2: A……..B……..C……D……
Câu 3: A…….B……..C………D……..
Câu 4: A……..B…….C……..D…….
Câu 5: A……..B………C………D……..
5.3 Bài tập 3: Ghép các phụ âm với nhau
Lựa chọn các thanh mẫu xuất hiện trong file ghi âm (video), và ghép lại thành đáp án nghe được từ các câu đơn lẻ cho sẵn ở phía dưới.
Câu 1:…..
Câu 2: …..
Câu 3: …..
Câu 4:…..
Câu 5:….
***
Lộ trình học phát âm từ đầu cho người mới
—