Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành và phát triển mạnh mẽ, các vị thần trong điện thần tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao, v.v. Về cơ bản Đạo Mẫu tự có một hệ thống thần linh đông đảo trong đó chủ yếu là phúc thần. Các tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh các vị này. Chủ chốt và cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng đế, Tam Tòa Thánh Mẫu, rồi thấp dần là các hàng Quan lớn, Chầu bà, Ông Hoàng, Cô và Cậu, Ngũ Hổ và Ông Lốt,… và có cả các thần linh địa phương (Thánh Bản Cảnh/ Thánh bản tỉnh).
Danh sách các vị thần
- Ngọc Hoàng Thượng đế là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu. Đứng hai bên ngài là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu. Tuy nhiên, cũng có nơi không có ban thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
- Tam tòa thánh mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Riêng trong tín ngưỡng người Mường thì lại thờ Tam vị chúa Mường: Đệ nhất Lê Mại Đại Vương (Diệu Tín Thiền Sư), Đệ Nhị Diệu Tín Chân Như, Đệ Tam Diệu Nghĩa Thiền Lâm.
- Hàng Quan: Quan đệ nhất thượng Thiên, Quan đệ nhị giám sát thượng ngàn, Quan đệ Tam Thoải Cung, Quan đệ Tứ khâm sai, Quan đệ ngũ Tuần tranh, Ngoài ra còn có Quan lớn Điều Thất, Quan Hoàng Triệu Tường, Quan lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm. Các vị Quan hay được hầu là Quan lớn đệ nhị, Quan lớn đệ Tam, Quan lớn đệ Ngũ.
- Hàng Chầu bà: Chầu đệ nhất thượng thiên, Chầu đệ nhị thượng ngàn, Chầu đệ tam thoải cung, Chầu đệ tứ khâm sai, Chầu Năm Suối Lân, Chầu Lục cung nương, Chầu Bảy Kim Giao (Chầu Bảy Tân La), Chầu Tám Bát Nàn, Chầu Chín Cửu Tỉnh, Chầu Mười Đồng Mỏ,
- Chầu Bé Bắc Lệ, Chầu Bà Thủy Cung. Các vị Chầu phổ biến hay hầu bóng gồm Chầu đệ nhị, Chầu Đệ Tứ (thường Thủ đền, Thủ điện hầu),Chầu Năm Chầu Lục, Chầu Bát, Chầu Mười, Chầu bé. Ngoài ra còn một số vị Chầu khác cũng có hát văn, nhưng về cơ bản ít được hầu bóng hoặc là chỉ ở một địa phương hoặc vào ngày tiệc Thánh.
- Hàng ông Hoàng: Hoàng Cả, Hoàng Đôi, Hoàng Bơ Thoải Cung, Hoàng Tư, Hoàng Năm, Hoàng Lục Thanh Hà, Hoàng Bảy Bảo Hà,
- Hoàng tám Bát Nùng, Hoàng Chín Cờn Môn, Hoàng Mười Nghệ An. Các giá Hoàng thường ngự đồng là Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười
- Hàng Cô: Cô Nhất Thượng Thiên, Cô đôi thượng ngàn, cô Bơ thoải cung, cô Tư Tây Hồ, cô Năm Suối Lân, cô Sáu Lục Cung, cô Bảy Kim Giao (Cô Bảy Tân La), cô Tám đồi chè, Cô Chín Sòng Sơn, Cô Mười Mỏ Ba, Hội đồng các cô Bé: cô Bé thượng ngàn, cô Bé Đông Cuông, cô Bé Suối Ngang,… Các cô hay ngự đồng là Cô Đôi Thượng Ngàn, Cô Bơ Thủy Cung, cô Chín Đền Sòng, Cô Bé Thượng Ngàn
- Hàng cậu: Cậu Cả, Cậu Đôi, cậu Bơ, Cậu hoàng bé bản đền, Cậu Bé Đồi Ngang
- Hàng Ngũ Hổ ông Lốt: Tức là năm ông hổ tượng trưng ngũ hành, và Lốt (Thuồng Luồng)
Ngoài ra cũng có nhiều vị khác được hát văn ca ngợi, và có hầu một số vị Chúa bà bản cảnh như Chúa Thác Bờ, Chúa Bà Năm Phuơng vv… Các thần linh kể trên là các thần linh phổ biến nhất, được đông đảo con nhang đệ tử của Đạo Mẫu công nhận thờ phụng, ngoài ra còn một số vị khác ở địa phương, cũng được đưa vào hầu bóng, thường là các Cô bé.
Các trung tâm thờ mẫu tiêu biểu
- Hà Nội: có 1014 di tích thờ Mẫu và 886 điện tư gia,[4] tiêu biểu như: Phủ Tây Hồ, Đền Quan Tam Phủ, đền Rừng, đền Lừ, đền Sét, đền An Thọ, đền Bà Kiệu, đền Liên Hoa, đền Lưu Phái, Minh Ngự Lâu (Thanh Trì), cụm đền Đại Lộ, đền Sở, đền Dầm (Thường Tín).
- Ninh Bình: có 415 di tích lịch sử văn hóa thờ và phối thờ Mẫu,[5] tiêu biểu như: Đền Dâu, đền Quán Cháo, phủ Đồi Ngang, phủ Sòng Xanh, phủ Châu Sơn, đền Cô Đôi Thượng Ngàn, đền Vân Thị, đền Sầy, chùa Bái Đính cổ, đền Quèn Thạch, đền Thung Lá, đền Mẫu Thượng…
- Nam Định: có 352 di tích lịch sử – văn hoá thờ và phối thờ Mẫu; trong đó có 220 phủ, 16 miếu, 72 chùa phối thờ, 44 đền, đình thờ chung với thành hoàng làng,[6] tiêu biểu như Phủ Dầy (huyện Vụ Bản), Phủ Quảng Cung (Xã Yên Đồng, huyện Ý Yên), Phủ Nấp.
- Hà Nam: có 185 di tích thờ Mẫu,[7] tiêu biểu như: Đền Lảnh Giang (Duy Tiên), đền Bà Vũ, đền Mẫu Cửu Tỉnh, miếu Bà Đặng Xá, miếu Hạ Đồng Lạc.
- Thái Bình: Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải, Đền Hưng Long thờ Quan Hoàng Bơ, Đền Thánh Mẫu thờ Đinh Triều Hoàng Hậu.
- Hải Dương: Đền Đoan (Ninh Giang), Đền thờ quan Tuần Tranh, đền cổ Đông Giang Linh Từ (Trương Mỹ – TPHD), đền mẫu Kinh Câu (Tứ Kỳ) và đền Mẫu Sinh, đền Gốm, đền Dím, đền Cối Xuyên.
- Hưng Yên: Đền Mẫu Hưng Yên, đền Thiên Hậu, đền Ghênh Văn Lâm, đền Bảo Châu, đền Mẫu Ba Đông, Đền Xích Đằng, Đền Đậu An…
- Hải Phòng: Phủ Thượng Đoạn, Đền Quan Đệ Tứ, Đền Long Sơn- Cô Chín Suối Rồng, Đền Tiên Nga, Đền Tam Kỳ, Đền Nghè…
- Vĩnh Phúc: có 60 điểm tín ngưỡng thờ Mẫu như: Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đền Chân Suối, Đền bà chúa thượng ngàn, Đền chúa Mán -Đông Hội, Đền Thanh Lanh.
- Bắc Giang: Đền Công Đồng Suối Mỡ, đền Từ Mận, đền Đà Hy, đền Phủ, đền má, đền bà chúa kho thanh bình, phủ doãn, điện sơn linh, đền chúa nguyệt hồ, phủ bắc hà, đền cô chín thượng, đền ông hoàng bảy thượng thiên,
- Phú Thọ: Đền Tam Giang, Đền thờ Tam tòa Thánh Mẫu.
- Lạng Sơn: Đền Mẫu Sơn, Đền Công Đồng Bắc Lệ, Đền Mẫu Đồng Đăng, đền Mẫu Thượng Ngàn, Đền Suối Lân, Đền Giám Sát, Đền Chầu Lục, Đền Đồng Mỏ, Đền Đèo Kẻng, Đền Suối Ngang, Đền Chúa Cà Phê, Đền Kỳ Cùng.
- Hòa Bình: Đền Bồng Lai, đền Mẫu Thác Bờ, đền đầm đa.
- Lào Cai: Đền Bảo Hà, Đền Cô Tân An, đền Đôi cô Cam Đường
- Yên Bái: Đền Đông Cuông, Đền Tuần Quán.
- Tuyên Quang: đền Ghềnh Quýt, đền Pha Lô, đền Đồng Xuân, đền Cảnh Xanh, đền Mẫu Ỷ La, đền Lương Quán, đền Mỏ Than, đền
- Lâm Sơn, đền Quang Kiều, đền Cấm, đền Ba Khuôn và đền Minh Lương.
- Thanh Hóa: Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng, Đền Phố Cát, Đền Rồng, Đền Nước, Đền Phủ Mỗ, Đền Mẫu Phong Mục, Đền Hàn Sơn, Đền Cây Thị, Đền Ba Bông,…
- Nghệ An: Đền thờ ông Hoàng Mười, đền Hồng Sơn, đền Cửa, đền Ngọc Điền, đền Pu Nhạ Thầu.
- Hà Tĩnh: Đền thờ ông Hoàng Mười, đền Nước Lạt, Miếu Chai (Thạch Đài), đền Văn Sơn (Thạch Đỉnh).
- Thừa Thiên Huế: Điện Hòn Chén.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Đền Mẫu, đền Đằng Giang, đền Chầu Lục, Đền chầu mười, Đền Sòng Sơn.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở 21 tỉnh thành phía Bắc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 21 tỉnh có tín ngưỡng thờ mẫu trên đã nằm trong hồ sơ đề cử UNESCO .
Chấm điểm