Tam giác vuông là gì? Cách tính diện tích tam giác vuông chuẩn xác

Cách tính diện tích tam giác vuông tuân theo một quy tắc cụ thể. Tuy nhiên, để hiểu rõ về công thức này, chúng ta phải hiểu tam giác cân là gì, cấu tạo của một tam giác cân. Mặc dù là kiến thức từ thời trung học, thế nhưng không phải người nào cũng còn ghi nhớ đầy đủ cho tới hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn, hồi tưởng lại về bài toán hình học này.

Tam giác vuông là gì?

Định nghĩa tam giác vuông

Công thức tính diện tích hình tam giác vuông so với công thức tính diện tích tam giác thường có sự khác biệt. Vì thế, hiểu rõ về tam giác vuông là điều rất cần thiết. Ngay từ khi học trung học, chúng ta đã được cô giáo giảng dạy về điều kiện hình thành và đặc điểm của loại hình tam giác này. Sau đó, mới được học đến công thức tính diện tích chính xác. Điều đó nhằm đảm bảo người học ghi nhớ lâu hơn, hiểu chính xác về bản chất của công thức này.

dien-tich-tam-giac-vuong

Một hình tam giác sẽ có tổng ba góc bằng 180 độ. Còn tam giác vuông là tam giác có một góc bằng 90 độ. Như vậy, tam giác vuông là một loại của hình tam giác. Một tam giác thường sẽ trở thành tam giác cân nếu đảm bảo yếu tố 1 trong 3 góc đo bằng 90 độ (Tức là góc vuông). Hai góc còn lại là hai góc phụ nhau, tức là tổng của hai góc bằng 90 độ.

Cấu tạo của tam giác vuông

Có một tam giác vuông như hình vẽ trên đây, có các thành phần cấu tạo nên tam giác đó là:

tam-giac-vuong-tai-a

  • AB và Ac là cạnh góc vuông.

  • Hai cạnh AB và Ac tạo thành một góc 90 độ.

  • Cạnh BC đối diện với góc vuông thì được gọi là cạnh huyền. Đây cũng là cạnh có độ dài nhất trong ba cạnh của một tam giác.

Theo như định lý Pitago thì một hình tam giác vuông sẽ có bình phương cạnh huyền dài bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. Theo ví dụ thì BC2 = AB2 + AC 2.

>>> Tham khảo thêm:

Khái niệm khác trong tam giác vuông

  • Đường trung tuyến: Là đường nối giữa góc vuông của tam giác với trung điểm của cạnh huyền. Đặc điểm của đường trung tuyến trong tam giác vuông là sẽ cắt cạnh huyền tại trung điểm, độ dài của đường trung tuyến bằng với ½ độ dài cạnh huyền.

  • Tam giác vuông cân: Nếu như hai cạnh bên của một tam giác vuông bằng nhau thì được gọi là tam giác vuông cân. Lúc này, đường trung tuyến kết hợp với các cạnh bên sẽ chia góc vuông thành hai góc nhỏ hơn, mỗi góc 45 độ bằng với hai góc nhọn còn lại. Qua đó, chúng ta cũng dễ dàng tính được

    diện tích tam giác vuông cân

    .

  • Chiều cao của tam giác vuông chính là một trong 2 cạnh.

Cách tính diện tích tam giác vuông

Muốn tìm diện tích tam giác vuông cần phải biết các thông số về chiều cao, độ dài các cạnh. Chiều cao của một hình tam giác sẽ là đường thẳng nối một góc của tam giác đó với cạnh đối diện, sao cho tạo thành một góc vuông ở điểm giao cắt. Tuy nhiên, đối với hình tam giác vuông thì nếu coi một cạnh bên là đáy, cạnh bên còn lại sẽ là chiều cao. Vì vậy, chúng ta có cách tính diện tích tam giác vuông lớp 5 đối với tam giác ABC như sau:

cong-thuc-tinh-dien-tiec-hinh-tam-giac-vuong

  • S= (AB*AC)/2, tức là diện tích bằng với chiều dài cạnh nhân với chiều cao chia cho hai.

Ví dụ cụ thể: Cho hình tam giác ABC với cạnh AB bằng 6cm, cạnh AC bằng 8cm, góc BAC bằng 90 độ. Hãy tính diện tích hình tam giác vuông BAC.

Bài giải: Vì góc BAC bằng 90 độ nên đây là tam giác vuông, muốn tính diện tích hình tam giác vuông này như sau:

  • Diện tích tam giác vuông ABC = (6*8)/2 = 48/2 = 24 cm

    2

Như vậy, muốn tìm diện tích hình tam giác vuông chỉ cần lấy chiều dài hai cạnh bên nhân với nhau, được tổng bao nhiêu chúng ta chia cho 2. Kết quả cuối cùng sẽ là diện tích chính xác của hình tam giác có một góc vuông này.

Các loại tam giác trong hình học

Ngoài tam giác vuông ra thì còn có tam giác cân, tam giác đều, tam giác thường. Cách tính diện tích của những loại tam giác này hoàn toàn khác nhau. nên hiểu rõ về đặc điểm của từng loại tam giác, tránh nhầm lẫn và dễ dàng phân biệt hơn khi nhận diện tam giác vuông.

tam-giac-vuong-can

  • Tam giác thường

    : Đây là loại tam giác phổ biến nhất, số đo của ba góc khác nhau. Tam giác thường là một dạng chung, có thể bao gồm cả dạng tam giác vuông, cân và tam giác đều.

  • Tam giác cân

    : Là loại tam giác mà có hai cạnh bên bằng nhau. Góc giao nhau giữa hai cạnh bên tạo thành đỉnh của tam giác cân. Đường trung tuyến của tam giác cân chính là đường cao và chia cạnh huyền thành hai phần bằng nhau. Hai góc đáy của tam giác cân có số đo bằng nhau.

  • Tam giác đều

    : Đây là một trường hợp rất đặc biệt của tam giác, số đo ba góc của tam giác này đều bằng 60 độ. Điều đó khiến cho ba cạnh của tam giác bằng nhau.

  • Tam giác tù: Nếu như một tam giác có một góc trong lớn hơn 90 độ (Có thể là 92, 95, 97,…) thì được gọi là tam giác tù.

  • Tam giác nhọn

    : Có tất cả ba góc trong đều nhỏ hơn 90 độ. 

  • Tam giác vuông

    : Như vậy, tam giác vuông là một loại của hình tam giác. Một tam giác thường sẽ trở thành tam giác cân nếu đảm bảo yếu tố 1 trong 3 góc đo bằng 90 độ (Tức là góc vuông). Hai góc còn lại là hai góc phụ nhau, tức là tổng của hai góc bằng 90 độ.

  • Tam giác vuông cân

    : Là tam giác vuông nhưng có hai cạnh bên bằng nhau.

Qua bài viết từ chuyên gia HP Connect trên đây, chúng ta đã hiểu thế nào là tam giác vuông và cách tính diện tích hình tam giác vuông chính xác. Công thức này được áp dụng rất nhiều trong đời sống. Vì thế, phải ghi nhớ kỹ, hiểu rõ bản chất của công thức này thì mới tránh được nhầm lẫn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *