Sự tích về Mẫu Cửu Trùng Thiên

Sự tích về Mẫu Cửu Trùng Thiên 

Chắc hẳn trong cuộc sống, bạn đã từng được nghe vài đôi lần về Mẫu Cửu Trùng Thiên và hiểu được sự linh thiêng, quyền uy của Mẫu này.

Mẫu Cửu Trung Thiên là một trong 4 vị thánh Mẫu có quyền phép tối cao theo Tứ Phủ Vạn Linh hay Tam Tòa Thánh Mẫu theo Công đồng Tam Phủ.

Giống như Đức Vua Cha, mỗi vị thánh mẫu mang quyền phép phụ trách mỗi vùng riêng biệt gồm vùng trời, núi rừng, vùng nước và vùng đất.

Vậy thì Mẫu Cửu Trùng Thiên là vị thánh mẫu như thế nào thì xin mời các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi đón xem trong video dưới đây để biết thêm chi tiết nhé

Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai ?

Mẫu Cửu Trùng Thiên có rất nhiều tên gọi khác nhau ví dụ như  : Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Thiên Thanh Công Chúa, Thanh Vân Công Chúa, Lục Cung Vương Mẫu, Mẫu Trùng Thiên, Thánh Mẫu Cửu Trùng. Nhưng cái tên gọi phổ biến nhất, quen thuộc nhất với những người theo tín ngưỡng Tam Tứ Phủ thì Mẫu Cửu Trùng hay được nhắc với cái tên Mẫu Thiên Tiên, Mẫu Thượng Thiên hay thánh Mẫu Cửu Trùng

 

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC

Xem vận mệnh, công danh, tình cảm năm 2022 và 2023 của bạn ngay lập tức.

Nhập họ tên:

Chọn ngày, tháng, năm sinh dương lịch:

Thần Số Học là môn khoa học khám phá bản thân qua con số vô cùng chính xác

 

Trong văn hóa tâm linh, người Việt tin rằng Mẫu ngự trên chín tầng trời, cai quản tam cung lục viện của thiên đình. Mẫu được cho là có quyền năng tối thượng, có thể hô mưa gọi gió, điều khiển nhật nguyệt tinh tú.Đáng lẽ Mẫu Cửu Trùng Thiên sẽ là ngôi Thượng Thiên trong Đạo Mẫu. Như vậy, nếu đầy đủ thì chúng ta phải có: Tứ Tòa Thánh Mẫu và lần lượt là:

– Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ( Mẫu Cửu Trùng Thiên).

– Mẫu Đệ Nhị Liễu Hạnh.

– Mãu Đệ Tam Thượng Ngàn.

– Mẫu Đệ Tứ Thoải Phủ.

Có tài liệu cho rằng Tứ vị Thánh Mẫu lần lượt là : Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên- Thanh Vân Công Chúa ( hay còn gọi là Mẫu Cửu Trùng Thiên), Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Đệ Tam Thoải Cung, Mẫu Đệ Tứ Nhạc tiên Sơn Lâm Công Chúa.

Tuy nhiên, Mẫu Cửu Trùng Thiên không giáng trần nên Mẫu Liễu Hạnh đã soán ngôi của Mẫu Cửu Trùng Thiên trở thành Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên. Khi đó chúng ta có Tam Tòa Thánh Mẫu như sau:

– Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( Mẫu Liễu Hạnh)

– Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

– Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.

Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm Tứ Tòa Thánh Mẫu ( hay Tứ Vị Thánh Mẫu) và Tứ Phủ Thánh Mẫu. Tứ Tòa Thánh Mẫu là Mẫu Cửu Trùng Thiên + Tam Tòa Thánh Mẫu. Còn Tứ Phủ Thánh Mẫu là Tam Tòa Thánh Mẫu + Mẫu Địa.

Trong Hán Việt Cửu: Chín, thứ chín.

Thiên: từng Trời. Huyền: sâu kín, huyền diệu, mầu nhiệm.

Nữ: người phụ nữ.

Cửu Thiên là từng Trời thứ 9, từng Trời cao nhất trong Cửu Trùng Thiên, có tên là Tạo Hóa Thiên.

Cửu Thiên Huyền Nữ nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9 (Ðây là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu).

– Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên là thánh mẫu cai quản 9 tầng trời bao gồm :

Tầng Trời thứ 1:trên từng Trời nầy có Vườn Ngạn Uyển do Nhứt Nương cai quản.

Tầng Trời thứ 2: trên từng Trời nầy có Vườn Ðào Tiên của Ðức Phật Mẫu do Nhị Nương cai quản.

Tầng Trời thứ 3: tên gọi là Thanh Thiên.

Tầng Trời thứ 4: Huỳnh Thiên.

Tầng Trời thứ 5: Xích Thiên.

Tầng Trời thứ 6: Kim Thiên.

Tầng Trời thứ 7: Hạo Nhiên Thiên, do Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát cai quản.

Tầng Trời thứ 8: Phi Tưởng Thiên, do Ðức Từ Hàng Bồ Tát cai quản.

Tầng Trời thứ 9: Tạo Hóa Thiên, do Ðức Phật Mẫu cai quản và Ðức Phật Mẫu chưởng quản tất cả 9 từng Trời của Cửu Trùng Thiên.

– Bên dưới là Cửu Trùng Thiên (9 từng Trời)

Kế trên là từng Trời thứ 10: Hư Vô Thiên, do Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật chưởng quản.

Kế tiếp là từng Trời thứ 11: Hội Nguyên Thiên.

Trên hết là từng Trời thứ 12: Hỗn Nguyên Thiên.

Hai tầng Trời 11 và 12 do Ðức Di-Lạc chưởng quản.

12 từng Trời ấy được gọi chung là Thập nhị Thiên. Trong Thập nhị Thiên có Cửu Trùng Thiên.

Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai hóa Cửu Trùng Thiên được gọi là Cửu Thiên Khai Hóa.

Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai mở Thập nhị Thiên được gọi chung là Thập nhị Khai Thiên.

Sự tích về Mẫu Cửu Trùng Thiên

+ Sự tích về Mẫu cũng không được kể lại nhiều. Trong một số sách cổ có ghi lại một vài câu chuyện nhỏ về Mẫu Cửu Trùng Thiên giúp dân tại hạ giới.

Sách này có ghi rằng, Mẫu Cửu Trùng Thiên từng giúp người Việt cổ đánh bại giặc Vu Xuy ở phương Bắc, từ đó giúp thiên hạ được thái bình, dân chúng có thể an cư lạc nghiệp. Sau này, Mẫu cũng là người dạy dân cách trị thủy, trồng trọt và chăn nuôi.

+ Trong khi đó, các sự tích dân gian không xuất hiện sự tích nào về Bà nhưng lại có một sự tích khá nổi tiếng liên quan đến ngôi đền thờ Bà. Chuyện kể lại rằng, có một ông lão nọ làm nghề bán hàng rong, tuy nhiên hàng của ông thường xuyên ế ẩm.

Một ngày, ông lão đi qua sông bán hàng và vớt được một bức tượng. Ông thấy lạ, lấy dây cột vô để kéo vào, rồi tần ngân nói: ” Tôi còn phải đi bán hàng, nếu ngài thương cho tôi bán hết hàng thì tôi về vớt ngài lên sau.”.

 Ngày hôm đó ông bán rất đắt hàng.  Ông hết sức kinh ngạc về chuyện xảy ra nên đã quay về vớt bức tượng, vác về làng. Ông nhẹ nhàng vác bức tượng trên vai mà đi vì thấy nhẹ bẫng Tuy nhiên, khi đi qua khu đất mà sau này trở thành đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên bức tượng trở nên vô cùng nặng, không thể mang đi được nữa.

Ông lão bèn đặt bức tượng lại và hàng ngày thờ cúng. Sau đó, ông lão làm ăn ngày càng khấm khá hơn. Nhiều người nghe kể lại cũng đến bái tế và làm ăn buôn bán từ đó cũng tốt hơn trước rất nhiều. Về sau, người ta xây dựng lên trên mảnh đất đó một ngôi đền và thờ phụng Mẫu Cửu Trùng Thiên tại đó.

Đền thờ chính của Mẫu Cửu Trùng Thiên ở đâu?

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên tại Bằng Sở, một bên sát tường với Chùa Ngọc Minh, một bên sát tường với Đền Dầm (nơi thờ chính của Mẫu Thoải). Cùng với Đền Đại Lộ (thờ Tứ Vị Thánh Nương), cách đó hơn 200 mét, bốn ngôi đền trên đã tạo thành một cụm di tích tâm linh Ninh Sở.

Đền Mẫu Cửu Trùng có từ lâu đời nhưng có từ thời nào thì chưa được xác định cụ thể.Khả năng lớn nhất có lẽ vào thời Trần Nhân Tông, cùng thời ra đời của Đền Dầm.
Ngôi đền này, ngày trước là một ngôi đền thiêng vì thế cô ruột của vua Bảo Đại cũng đã từng đến đây cầu đảo.

Hiện nay, nhà đền còn thờ một bức ảnh cô ruột của vua Bảo Đại tại một gian thờ nhỏ.Đền Mẫu Cửu Trùng trước đây đã là một ngôi đền cổ kính, khang trang. Năm 2004, ngôi đền bị hỏa hoạn. Hầu hết kiến trúc của ngôi đền bị hư hại. Ngôi đền hiện nay là ngôi đền được phục trang và tu bổ hoành tráng hơn so với đền cũ.

Đền Mẫu Cửu Trùng gồm có 5 cung: Tiền cung, trung cung, thượng cung, hậu cung và cung cấm.- Tiền cung là Ban Công Công Tứ Phủ Vạn linh hay còn gọi là Ban Công Đồng.

– Trung cung gồm có Ban Tam Giới nằm chính giữa, bên trái là Ban Trần Triều, bên phải là Cung Sơn Trang.

– Thượng cung: Chính giữa là Ban Công Chúa Bản Đền với tả hữu thị vệ. Tại cung nàycòn phối thờ thêm tượng Cô Bơ Thoải Phủ và tượng Cô Đệ Nhất Thượng Thiên; bên phảilà Ban thờ tượng Quan Hoàng Cả, Quan Hoàng Bơ; Cung bên trái thờ tượng Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười.

– Hậu cung: Chỉ có một cung thờ chính là Tứ Phủ Chầu Bà

– Cung Cấm: Gồm có 3 tượng thờ. Chính giữa là thờ tượng Mẫu Cửu trùng; hai bên thờ Mẫu Đệ Nhị và Mẫu Đệ Tam.

Nét đặc biệt ở nơi đây, cung cấm thờ ngôi Mẫu Thượng Thiên là Mẫu Cửu Trùng Thiênchứ không phải Mẫu Liễu Hạnh. Tất nhiên, hai bên Mẫu Cửu Trùng Thiên là Mẫu Đệ Nhị và Đệ Tam như Tam Tòa Thánh Mẫu ở các đền phủ khác.Có ý kiến cho rằng từ thời thượng cổ, khi chưa Mẫu Liễu Hạnh chưa ra đời, người ta thờ như vậy.

Sau này, khi Mẫu Liễu Hạnh được tôn lên thành Mẫu Thượng Thiên thì Mẫu Liễu Hạnh đã được thế vào vị trí Mẫu Cửu Trùng trong Tam Tòa.Có ý kiến khác cho rằng vào thời vua Lê thì Việt Nam thịnh hành Đạo Phật (du nhập từ Ấn Độ, Đạo Lão (du nhập từ Trung Quốc), người thiểu số ở vùng núi có tục thờ Sơn Trang, vùng đồng bằng có tục thờ Mẫu Thoải.

Vào đời vua Lê, khi Mẫu Liễu Hạnh trở thành Mẫu Thượng Thiên đã thống nhất tục thờ Mẫu Thoải, tục thờ Sơn Trang (xuất xứ của Mẫu Thượng Ngàn) lại thành Đạo Mẫu như ngày nay.

Một số nơi thờ Mẫu Cửu Trùng ThiênTại đền Cô Chín Sòng Sơn thì tại Cung Cấm là thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tương truyền,Cô Chín là hầu cận của Mẫu Liễu hạnh, cô còn là hầu cận của Mẫu Cửu Trùng Thiên.Chính vì thế, Mẫu Cửu được thờ trong cung cấm của đền. Đền Cô Chín Sòng Sơn cũng được coi là nơi thờ chính của Mẫu Cửu.

Tại Đền Rồng – Thanh Hóa cũng có môt cung thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Cung này nằm sau ngôi đền và sát với vách đá.Nhưng có lẽ đặc sắc nhất có lẽ là tại Đền Thượng Ba Vì trên núi Cổ Bồng mới đặt tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên bằng đồng đúc mới được an vị ngày 16/10/2010 có kích thước lớnbằng người thật, nặng khoảng 1 tấn, cao 2,3 mét.

Tác phẩm có giá trị nghệ thuật được thể hiện công phu trên chất liệu đồng đỏ đúc liền khối được chạm tam khí và gắn đá quý của tác giả Trịnh Yên được liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ.

Trong dãy núi Ba Vì có đỉnh Vua (cao 1296m), đỉnh Tản Sơn (đỉnh Bà hoặc đỉnh Mẫu, gọi là Ngọc Tản hay núi Phượng Hoàng Sơn cao 1081m) và đỉnh Ngọc Hoa (đỉnh Công Chúa, cao hơn 900m). Với đỉnh Mẫu, người xưa đã lập tích tôn thờ Mẫu sinh ra Sơn Tinh có tên là Lăng Sương, sau đó lập Đền Thượng để thờ Thánh Tản, có thể ở thời sau Hùng Vương.

Ngôi đền này đã bị rừng già phủ kín, vị trí Đến Thượng bây giờ là chổ mới lập lại gần trăm năm nay. Người ta thấy tại đây Đạo Mẫu đặc biệt củng cố, một lần nữa người ta đã nâng cấp Mẫu Cửu Trùng lên vị trí độc lập và được ngự ngoài trời. Ý nghĩa này muốn nói rằng Mẫu là đấng thông thiên hoằng pháp như đã có, đã nhận thức của tín ngưỡng trần gian này

Diện của Mẫu Cửu Trùng có nét đoan nghị, tươi tắn, vị tha nhưng đầy vẻ trang nghiêm. Nét mặt này ứng với giác độ nhảy cảm của từng người hành hương chấp lễ khi đứng trước Mẫu. Nếu tâm tính hiền từ sẽ được nhận thấy vẻ mặt của Mẫu thật hiền từ.

Nếu tâm tính bất định, bất ổn sẽ thấy vẻ mặt của Mẫu khoan dung, tâm sự, khuyên bảo. Nếu tâm tính dối trá, gian manh sẽ cảm thấy vẻ mặt Mẫu nghiêm buồn mà phát huy để đối tượng sám hối. Có nghĩa là nhân tướng và vẻ mặt của Mẫu là phần thể hiện quan trọng nhất cho một pho tượng, toát được tố chất thanh cao, giản dị và dễ thấy ở vẻ đẹp chung ứng trong nhân loại ở tần số rất xa xưa nhưng lại rất gần với đời sống hiện nay.

Ở tượng Mẫu Cửu Trùng mới này đã được cho bỏ mũ bình thiên, vì các vua trần gian mới cần mũ ấy bởi lẽ họ là Thiên Tử, nên mới phải đội “lệnh ngang trời” ấy, còn các Thánh, Thần trong vai Thiên chủ không nên đội mũ ấy, vì “Thay mặt cho Trời” để hoằng pháp.

Vì thế Mẫu Cửu Trùng đội chiếc mũ “đỉnh Phượng của Trời” do hỏa biến. Chiếc mũ của Mẫu mang dáng dấp Việt, như dáng mũ của Tứ Pháp và Phật Mẫu Man Nương bên chùa Dâu. (hỏa biến là những ngọi lửa hướng thiên cấu thành, theo nguyên tắc tứ linh thì chim Phượng do Lửa hóa ra, Rồng linh do Thủy tác thành, Lân ly do Mộc tạo nên và Rùa thiêng do Đất lập lại).

Hướng dẫn Dâng lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên thế nào?

1.Chọn ngày dâng lễ Mẫu

Mẫu Cửu Trùng Thiên thường ít khi hiển linh, vì thế mà việc chọn ngày lễ Mẫu là vô cùng quan trọng. Thông thường, người ta hay dâng lễ lên Mẫu vào ngày Rằm, mồng Một đầu tháng hoặc những ngày Tết Cổ truyền của dân tộc. Đây là những ngày linh thiêng nhất trong tháng, trong năm. Vì thế mà dâng lễ Mẫu vào những ngày này sẽ linh ứng hơn.

2.Mua sắm lễ vật dâng lễ Mẫu

Lễ vật dâng lên Mẫu trước tiên cần đảm bảo tính lịch sự và trang trọng. Tuy không cần mâm cao cỗ đầy, đủ sơn hào hải vị nhưng đã là đồ ăn thức uống để dâng lên Mẫu thì nhất thiết phải là đồ tươi ngon, chưa qua sử dụng. Tuyệt đối không được dùng đồ ăn thức uống giả hoặc đồ ôi thiu.

Thêm nữa, lễ vật dâng lên Mẫu Cửu Trùng Thiên tuy không cần cao sang, nhưng tốt nhất nên đầy đủ những vật phẩm sau:

Hoa tươi và mâm ngũ quả tươi.

Trầu cau. Để đảm bảo cơi trầu được đẹp mắt và lịch sự nhất, tốt nhất nên sử dụng trầu têm cánh phượng.

Mâm lễ mặn, bao gồm xôi đỗ hoặc xôi gấc, gà luộc hoặc một khổ thịt luộc kèm theo một cút rượu trắng.

Mâm tiền vàng và lá sớ.

Chè thuốc và một đĩa oản đỏ.

Và thêm bài văn khấn dâng lễ Mẫu.

3.Lưu ý khi dâng lễ Mẫu

+ Tại các đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, thông thường sẽ có một bức tượng Mẫu được đặt ngoài trời ở trước cửa chính của đền hoặc trên núi cao phía sau đền. Bức tượng này là đại diện cho Mẫu, linh thiêng hơn bất cứ bức tượng nào trong đền.

Vì thế mà khi dâng lễ ở đền thờ Mẫu, du khách cần thắp hương và triều bái bức tượng Mẫu này trước tiên, sau đó mới dâng lễ tại những bức tượng khác trong đền.

+ Khi lễ đền Mẫu, du khách cần giữ thái độ trang nghiêm, thành kính và lịch sự. Chỉ có thành tâm, thành kính và cư xử đúng mực trong đền, lời cầu khấn của bạn mới có thể linh ứng. Nếu có thái độ bất kính và không thành tâm, có thể bạn sẽ bị Mẫu trừng phạt.

+ Khi đi lễ đền thờ Mẫu, du khách có thể cầu khấn nhiều điều như sức khỏe, công danh sự nghiệp, tài lộc hay đơn giản là cầu mong có được cuộc sống bình an, thanh thản. Tuy nhiên, dù cầu khấn bất cứ điều gì, du khách cũng không nên quá tham lam, cầu khấn những điều phi thực tế. Đặc biệt, du khách tuyệt đối không được cầu những điều trái với luân thường đạo lý, trái pháp luật, vi phạm đạo đức.

+ Bên cạnh đó, du khách cũng nên chú ý tới cách ăn mặc sao cho kín đáo, đứng đắn, chú ý lời ăn tiếng nói sao cho lịch sự, không pháp ngôn tục tĩu và chú ý giữ vệ sinh trong đền.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *