I
– KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Với bài nghị luận kiểu này, cần làm được hai việc cơ bản :
1. Biểu hiện của sự việc, hiện tượng đó. Tên gọi chính xác sự việc, hiện tượng đó là gì. Đặt được tên (thường viết thành tiêu đề) tức là nêu được bản chất của sự việc, hiện tượng.
Phân tích sự đúng sai, hay dở, lợi hại ; bày tỏ thái độ (đồng tình, phản đốì), chỉ ra nguyên nhân, phương hướng hành động (tiếp tục phát triển hay cần loại trừ).
I – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Phần 1. Tìm hiểu đề bài
Đề 1
Trong bài viết, không chỉ kể về một gương nghèo vượt khó mà còn phải phân tích nguyên nhân nào dẫn đến thành công ấy, từ đó rút ra bài học gì.
Đề 2
– Nêu được hiện tượng đáng thương của các nạn nhân chất độc da cam.
– Đề xuất biện pháp thiết thực để giúp đỡ các nạn nhân.
Đề 3
– Nêu và lí giải hiện tượng các bạn trẻ đam mê trò chơi điện tử.
– Phân tích tác hại của sự đam mê trên và biện pháp ngăn chặn.
Đề 4
Nêu được :
– Tinh thần ham học của Nguyễn Hiền.
– Tư thế chững chạc, khảng khái của Nguyễn Hiền.
a) Điểm giống nhau trong các đề trên :
– Đều nêu một sự việc hoặc hiện tượng xuất hiện trong đời sống.
– Đều yêu cầu nêu ý kiến của mình trước một sự việc, hiện tượng.
b) Tự nghĩ một đề bài tương tự. Ví dụ :
Đề 1
Hiện nay có nhiều bạn học sinh đặt mục tiêu học văn chỉ là vượt qua các kì thi, không quan tâm gì đến cái hay, cái đẹp của văn chương. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng này.
Đề 2
Trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, truyền hình,…) thường xuất hiện nhiều hiện tượng dùng tiếng Việt sai hoặc lai căng. Hãy nêu một vài hiện tượng và phân tích.
Phần 2. Tìm hiểu cách làm bài
a) Đề thuộc loại nghị luận về một hiện tượng trong đời sống : hiện tượng một học sinh lớp 7 đã biết áp dụng những kiến thức học được ở trường vào những việc có ích thiết thực. Từ đây có thể đặt ra nhiều vấn đề : không nhất thiết phải học cao mới có giá trị; giá trị của sự học là ở chỗ nó cho con người ý thức về tác dụng của tri thức và vận dụng tri thức đó vào đời sống.
b) Nên triển khai vấn đề trên như thế nào ?
– Những việc làm trên chứng tỏ Nghĩa là một người có mục đích, phương châm học tập đúng.
– Những việc làm của Nghĩa thực ra không khó nhưng cần có ý thức học tập đúng đắn thì mới làm được.
– Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì việc học không phải là một gánh nặng mà là một niềm vui và góp phần xoá đói, giảm nghèo cho gia đình và cộng đồng. Nó khác hẳn trào lưu học chỉ để “thoát li” sản xuất, làm cho việc học trở nên nặng nề, sáo rỗng, vô bổ.
Phần 3. Luyện tập
Gợi ý dàn bài cho đề 4 (mục I – SGK):
a) Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh,…)
b) Thân bài: Nêu suy nghĩ về nhân vật Nguyễn Hiền
– Nhà nghèo, không được đến trường, tại sao vẫn học giỏi ?
– Ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế tối cao.
c) Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và lòng tự trọng.