Sơ đồ tư duy là gì, có mấy loại và cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp đơn giản

Sơ đồ tư duy được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp học tập và làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thực hiểu sơ đồ tư duy là gì, nó có những loại nào và cách vẽ ra sao chưa? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy tham khảo ngay để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là mindmap. Nó được coi là một phương pháp hình hóa các thông tin dưới dạng văn bản thành một sơ đồ trực quan, logic, dễ hiểu và sinh động. Sơ đồ tư duy giúp khả năng tiếp nhận thông tin vào não bộ một cách nhanh chóng, lâu dài hơn.

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì?

Ngoài ra, với sơ đồ tư duy, người dùng không chỉ có thể ghi nhớ thông tin một cụ thể mà còn biết phân tích, tổng hợp các vấn đề bên trong, liên hệ các dữ kiện, giúp hiểu chi tiết nhất. Nó cũng kích thích não bộ sáng tạo và tăng cường cảm giác hứng thú khi học tập và làm việc.

Sơ đồ tư duy bao gồm các thông tin chính dưới dạng từ khóa, các hình vẽ, màu sắc,… Tất cả đều kích thích thị giác và não bộ dễ dàng hơn trong việc hệ thống và ghi nhớ thông tin. Đồng thời người dùng cũng không cần phải ghi chép quá nhiều chữ, tránh nhìn vào thấy chán và uể oải.

Ngoài việc xây dựng trên giấy thì bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy online, trên màn hình điện thoại,…

Lợi ích của việc vẽ sơ đồ tư duy

Như đã nói ở trên, sơ đồ tư duy mang đến rất nhiều lợi ích, bạn có thể tham khảo một vài ưu điểm cụ thể của nó như sau:

Việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ là hình thức giúp bạn phác thảo ra những ý tưởng độc đáo một cách nhanh chóng, tạo sự đột phá trong công việc và học tập.

Khi xây dựng sơ đồ tư duy, người dùng sẽ có thể sắp xếp, liên kết, xâu chuỗi các ý tưởng để tìm ra giải pháp cho một vấn đề một cách hiệu quả và logic. 

Tạo hình sinh động, đẹp, giúp kích thích trí não người dùng, tăng cường khả năng sáng tạo, thúc đẩy phát triển tư duy.

Người sử dụng sơ đồ tư duy có thể tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp lưu trữ thông tin trong trí não logic và lâu dài. 

Những khái niệm then chốt mà bạn muốn ghi nhớ sẽ dễ dàng liên hệ nhanh chóng bằng thị giác. Từ đó, sơ đồ tư duy giúp bạn rút ngắn thời gian, tập trung đúng và đủ để não bộp ghi nhớ tức thì những thông tin quan trọng.

Sơ đồ tư duy đầy màu sắc, do chính người dùng xây dựng nên sẽ tạo hứng thú hơn trong học tập, làm việc.

Khuyết điểm của sơ đồ tư duy

Nhìn chung sơ đồ tư duy không có quá nhiều khuyết điểm. Chỉ là nó có tính cá nhân, bao gồm các mối liên kết giữa các yếu tố như hình ảnh, từ khóa, nội dung. Vì vậy người không trực tiếp xây dựng nên mindmap khi đọc sẽ gặp khó khăn khi đọc hiểu. Từ đó, họ sẽ tốn thời gian để phân tích, giải mã sơ đồ. Với những trường hợp này thì hiệu quả của mindmap thường hạn chế hơn. 

Ngoài ra, với những người có suy nghĩ logic, không tin vào những hình ảnh trực quan, hay cho rằng nó không có tính khả thi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lập và dùng sơ đồ tư duy.

Tạo hình sinh động, đẹp, giúp kích thích trí não người dùng, tăng cường khả năng sáng tạo, thúc đẩy phát triển tư duy.

Các loại sơ đồ tư duy thường gặp

Một số loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay: sơ đồ vòng tròn, bong bóng, bong bóng kép, sơ đồ hình cây, Multi, Brace Map, sơ đồ tư duy hình cây, phân luồng.

Một số loại sơ đồ tư duy

Một số loại sơ đồ tư duy

Các bước xây dựng vẽ sơ đồ tư duy

Để vẽ sơ đồ tư duy, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

Tìm ra thông tin chính làm từ khóa

Để tạo được gốc rễ của một sơ đồ tư duy bạn cần xác định được các thông tin chính theo dạng từ khóa. Đây là bước vô cùng quan trọng. Muốn thực hiện được bước này bạn phải đọc và hiểu thật kỹ nội dung muốn ghi nhớ.

Chọn loại sơ đồ tư duy muốn vẽ

Sau khi xác định được từ khóa, tiếp theo bạn chọn loại sơ đồ tư duy muốn vẽ, để triển khai cho mạch lạc, logic.

Xây dựng sơ đồ tư duy trên cơ sở từ khóa

Nếu bạn muốn vẽ sơ đồ tư duy hình cây, hãy đặt ý chính hoặc từ khóa vào vị trí trung tâm. Sau đó, từ nội dung này, bạn có thể phác thảo thêm các nhánh chính. Nếu nhánh lớn và chính thì có thể tô đậm hoặc làm to nó lên. 

Kế tiếp đến bạn có thể thêm vào mỗi nhánh chính là các nhánh phụ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn có được sơ đồ tư duy hình cây đẹp và dễ hiểu, dễ nhớ.

Một lưu ý dành cho bạn là khi vẽ các nhánh cây, thay vì vẽ cành thẳng hãy vẽ cành cong. Không chỉ chúng mang lại sự mềm mại, giúp sơ đồ đẹp hơn. Mà xu hướng của não bộ là thường ghi nhớ các đường cong tốt hơn, so với các đường thẳng hay có góc vuông.

Thêm các ý chính vào nhánh con

Điền theo thứ tự các từ khóa chính và nhánh lớn sau đó là đến nội dung chính của các chat, sau đó là đến các nhánh nhỏ. 

Bước tô màu cuối cùng để sơ đồ tư duy đẹp hơn.

Mỗi sơ đồ có thể có 4 màu sắc khác nhau. Màu sắc giúp não bộ ghi nhớ nhiều hơn, thu hút hơn. Đừng quên tô đậm từ khóa của sơ đồ để nhớ lâu và tránh nhầm lẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *