1. Scandinavian là gì? Phong cách thiết kế nội thất nhà phố scandinavian có gì đặc biệt?
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu là gì? Lối thiết kế này có thích hợp để thiết kế căn hộ tại Việt Nam hay không? Cùng tìm hiểu ngay về phong cách này cùng một số mẫu thiết kế nội thất Bắc Âu tinh tế nhất trong bài viết sau!
1. Scandinavian là gì? Phong cách thiết kế nội thất nhà phố scandinavian có gì đặc biệt?
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu là sự kết hợp 3 yếu tố: tính thẩm mỹ, sự tối giản và sự tiện lợi. Ngày nay phong cách Bắc Âu được ưa chuộng bởi không gian sống giản dị, thoải mái và ấm áp. Phong cách thiết kế Bắc Âu được chia làm 2 loại chính: Scandinavian Country và Scandinavian Modern
1.1 Scandinavian Country
Là sự pha trộn giữa phong cách thiết kế hiện đại và truyền thống. Màu sắc chủ đạo tương đối nhẹ nhàng và tươi sáng, không quá tương phản nhau. Đồ nội thất làm bằng gỗ kết hợp với ánh sáng tự nhiên tạo nên sự tinh tế và duyên dáng cho không gian.
1.2 Scandinavian Modern
Lối thiết kế tập trung vào sự giản lược, là một phần của trường phái hiện đại trong thiết kế nội thất.
Video giới thiệu chung về phong cách scandinavian style:
2. Lịch sử của phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu
Phong cáchthiết kế nội thất nhà phố scandinavian được hình thành từ rất lâu trước đây, trải qua hưng thịnh rồi suy tàn theo dòng chảy lịch sử. Cho đến hiện này, thế kỷ 21 – thế kỷ của khoa học công nghệ, phong cách này lại lần nữa trở nên phổ biến và là một trong những lối thiết kế phổ biến nhất thế giới.
Cùng điểm qua các giai đoạn lịch sử của phong cách thiết kế Scandinavian sau đây:
2.1 Kết thúc thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn Romanticism
Có thể nói bước ngoặt của phong cách nội thất Scandinavian là vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm này, chủ nghĩa công nghiệp và chủ nghĩa hiện đại ra đời, tạo nên bước đột phá trong xã hội.
Chủ nghĩa truyền thống thủ công bắt buộc phải đấu tranh sinh tồn. Nhiều nghệ thuật gia thời kỳ này tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, nổi bật nhất là William Morris. Do đó, các họa tiết thiên nhiên dần xuất hiện và ảnh hưởng sâu sắc tới kiến trúc nội thất thời kỳ này.
Với sự nỗ lực của nhiều nhà nghệ thuật, đặc biệt là William Morris, các giá trị nghệ thuật của thời kỳ trước được lưu giữ. Cũng ngay thời điểm này phong trào nghệ thuật Art Nouveau đã ra đời tại Châu Âu.
2.2 Xu hướng nghệ thuật Art Nouveau, Art Decor và thế chiến thứ I
Những năm đầu thế kỷ 20, Art Nouveau trở thành phong cách của thế kỷ. Nhưng khi thế giới bước vào chiến tranh lần thứ I và tới khi kết thúc vào năm 1918, xu hướng Art Nouveau dần suy yếu.
Sau đó không lâu, thế giới bước vào giai đoạn hồi phục sau chiến tranh, Art Nouveau đã dần thay đổi theo xu hướng công nghiệp, mở ra kỷ nguyên của Art Deco. Art Deco trở thành phong cách được giới quý tộc thời đó yêu thích trong suốt nhiều năm trước khi suy thoái và chấm dứt sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra.
2.3 Thế chiến lần thứ II và phong cách thiết kế hiện đại
Thế chiến thứ II đã phá vỡ những quy tắc xã hội già cỗi của giới quý tộc Châu Âu. Các nước Châu Âu thực dân hóa khu vực châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh. Phong cách thiết kế nhà ở của họ cũng dần có sự thay đổi, kết hợp các nền văn hóa lại với nhau.
Mức độ phức tạp hoặc xa hoa phô trương trong thiết kế nội thất phản ánh trực tiếp địa vị xã hội của gia chủ. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi bởi hậu quả chiến tranh. Phong cách hiện đại bắt đầu hình thành và Art Nouveau dần mang một hình thức mới.
2.4 Phong cách hiện đại Châu Âu tỏa sáng
Trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn khốc, giới nghệ thuật nhận ra sự khác biệt giữa những tầng lớp và giữa các quốc gia. Để tìm ra lối thoát cho phong cách chung của thế giới, phong trào nghệ thuật Bauhaus từ Đức ra đời. Làn gió mới quét qua toàn Châu Âu, không còn phân biệt nhiều giữa các tầng lớp mà đã xuất hiện những giá trị chung phù hợp với đa số mọi người.
Bên cạnh đó sau thế chiến, các quốc gia vùng Scandinavian xích lại gần nhau hơn. Điều này thể hiện rõ ở lĩnh vực thiết kế, khi tổ chức nhiều cuộc thi ở các quốc gia khác nhau thuộc vùng Scandinavian.
2.5 Phong cách thiết kế Scandinavian ra đời
Chủ nghĩa công năng cũng được đề cao trong phong trào nghệ thuật Bauhaus, tác động lớn tới phong cách Scandinavian.
Từ những năm 1940, phong cách Scandinavian thiết kế theo hướng hiện đại đã bắt đầu có mặt nhưng mãi đến những năm 1950, phong cách này mới trở thành một thực thể dễ nhận biết.
Một bước tiến quan trọng chính là sự ra đời của giải thưởng Lunning Prize. Giải thưởng được đặt tên theo Frederik Lunning – chủ một cửa hàng đồ dùng nổi tiếng tại New York dựa trên các thiết kế của Đan Mạch.
2.6 Thiết kế nội thất nhà phố Scandinavian
Vào những năm 60 – 80 thế kỷ 20, phong cách nội thất Bắc Âu suy giảm nhiệt độ nhưng lại được chú trọng vào tính bền vững. Vật liệu nội thất làm từ nguyên liệu tự nhiên được công chúng đón nhận như sàn nhà bằng gỗ, sofa, bàn trà, cây cảnh,… mang lại cảm giác như ở ngoài trời trong chính ngôi nhà mình.
Đồng thời sơn tường màu trắng cũng giúp tối đa hóa ánh sáng khi được chiếu vào phòng. Đồ nội thất Bắc Âu hiện đại nâng cao tiện nghi cuộc sống, rất cần thiết cho ngôi nhà nhỏ ấm cúng của mỗi gia đình.
Sự sắp xếp tối giản và ấm áp của nội thất Bắc Âu mang lại một ngôi nhà có không gian ấm cúng. Ngoài ra, còn được biết đến với tên gọi xu hướng sống Hygge – đặc trưng của những căn hộ nhỏ phong cách Scandinavian.
3. Các đặc trưng của phong cách Scandinavian trong thiết kế nội thất
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu có nhiều đặc trưng riêng biệt. Cùng điểm qua các đặc trưng sau của phong cách Bắc Âu trong thiết kế nội thất:
3.1 Chất liệu
3.1.1 Sàn gỗ sáng màu
Nội thất gỗ thường xuất hiện trong thiết kế nội thất Bắc Âu, loại gỗ phổ biến nhất là gỗ tếch. Dùng gỗ làm đồ nội thất và trang trí mang lại vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng cho không gian nội thất.
3.1.2 Đá
Ngoài gỗ, đá là vật liệu đặc trưng của thiết kế nội thất phong cách Bắc Âu. Đá có màu trắng tinh khiết là loại được các kiến trúc sư sử dụng để trang trí nhà cửa phong cách Scandinavian.
Vị trí lắp đặt là các khu vực như ốp tường, bề mặt bếp. Một lưu ý nhỏ khi dùng đá trang trí là không sử dụng đá marble.
3.1.3 Lông thú
Xuất phát từ văn hóa và khí hậu địa phương nên trong phong cách Scandinavian đa phần dùng lông thú để trang trí nội thất. Lông thú dùng để làm thảm trải sàn hoặc decor trên tường.
3.2 Màu sắc
Màu sắc chủ đạo của thiết kế nội thất nhà phố scandinavian là màu trắng hoặc các màu sắc trung tính.
Màu trắng gần giống như màu tuyết, mang lại cảm giác không gian được mở rộng chiều cao. Hiệu quả phản chiếu ánh sáng được tối ưu do mùa đông thường không có ánh nắng.
Trong khi đó, các màu trung tính như màu kem, màu xanh ngọc, màu ghi,… làm giảm bớt sự đơn điệu thị giác, làm tăng sự sinh động và trẻ trung cho ngôi nhà. Nhẹ nhàng và trung hòa thị giác là mục đích là phong cách nội thất Bắc Âu mang lại.
3.3 Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên là yếu tố quan trọng trong tất cả các phong cách thiết kế nội thất. Riêng đối với phong cách Bắc Âu đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Hầu hết kiến trúc Bắc Âu đều ưu tiên lấy ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế các cửa sổ có kích thước lớn, rèm che màu trắng để lấy được nguồn sáng thiên nhiên nhiều nhất có thể.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với ánh sáng mặt trời là đồ nội thất trang trí như đèn treo, đèn cây, đèn lồng giấy, chao đèn,… để tạo thành hệ thống chiếu sáng đầy đủ cho căn nhà.
3.4 Trang trí
3.4.1 Cây xanh
Thiết kế nội thất phong cách Bắc Âu chuộng các vật gần gũi thiên nhiên. Bố trí cây xanh trong nhà làm giảm bớt sự choáng ngợp. Đồng thời, cây xanh còn có tác dụng điều hòa không khí, tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
3.4.2 Lò sưởi
Lò sưởi là vật không thể thiếu khi thiết kế nội thất theo phong cách Bắc Âu. Với khí hậu lạnh giá của mùa đông, lò sưởi mang đến nguồn nhiệt ấm áp cho cả gia đình.
Về mặt kiến trúc, lò sưởi là liên kết chặt chẽ giữa sàn và trần nhà, mang đến một không gian sống hoàn hảo cho bạn.
3.4.3 Vật trang trí
Các vật trang trí cho phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu cũng theo xu hướng hiện đại và đơn giản hóa. Họa tiết kẻ sọc, caro hoặc những hoa văn độc đáo kết hợp nhiều nền văn hóa, phối cùng với màu trắng hay đen tạo chiều sâu cho không gian nội thất.
3.5 Nội thất
Tỷ lệ và kích thước đồ nội thất phải phù hợp với không gian. Phong cách Scandinavian chuộng những bộ sofa to để làm điểm nhấn. Sắp xếp vị trí đồ nội thất phù hợp để thuận tiện cho sinh hoạt.
3.6 Không gian bếp mở và tối giản
Không gian mở và tối giản là điểm thu hút của nội thất phong cách Bắc Âu. Nhà bếp là khu vực nhiều dầu mỡ và khá nóng bức trong nhà nên việc bố trí thêm cửa sổ giúp không khí bên ngoài tràn vào, lưu thông khí trong phòng bếp.
Đồng thời không gian bếp mở và tối giản cũng mang lại sự thoáng đãng, xua đi cảm giác nóng nực và âm u trong phòng bếp.
>>> Tham khảo thêm phong cách thiết kế nội thất đương đại
>>> Tham khảo thêm phong cách minimalism trong nội thất
3.7. Các bức tường màu trắng
Vách tường màu trắng rất phổ biến trong phong cách Scandinavian. Chúng mang lại cảm giác tối giản và phóng khoáng, là điều đặc trưng trong kiến trúc Châu Âu.
>>> Xem ngay
>>> Xem ngay phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển >>> Xem ngay Phong cách thiết kế hiện đại
3.8. Sự đơn giản nhưng tinh tế
Không phải lúc nào sự cầu kỳ xa hoa cũng mang lại vẻ đẹp. Đôi khi nhìn nhiều thứ phức tạp, con người lại có xu hướng tìm đến những thứ đơn giản hơn.
Vì vậy, nội thất trong phong cách nội thất scandinavian không đòi hỏi sự cầu kỳ mà luôn chọn đồ nội thất có hình dáng đơn giản nhưng đầy đủ công năng.
>>> Tham khảo ngay Phong cách bohemian
3.9 Ghế sofa xám
Ghế sofa xám có kích thước lớn là kiểu nội thất được người Châu Âu ưa chuộng khi trang trí ngôi nhà của mình.
>>> Xem thêm: Các phong cách thiết kế nội thất
4. Mẫu phong cách thiết kế nội thất Scandinavian Bắc Âu hot nhất 2021
Sự đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi trong thiết kế nội thất ngày càng được ưa chuộng. Các mẫu phong cách thiết kế nội thất cổ điển Bắc Âu sau đây là xu hướng mới nhất 2020, các bạn tham khảo ngay cho ngôi nhà của mình nhé.
4.1. Phòng khách
Phòng khách được xem là bộ mặt của ngôi nhà nên được rất nhiều gia chủ chú ý trang trí. Khi lựa chọn đồ nội thất cho phòng khách, sự đơn giản, màu sắc trung tính và tỷ lệ đồ nội thất sẽ là những yếu tố gây thu hút thị giác người xem.
>>> Xem ngay Phong cách nội thất vintage
Mời bạn xem ngay 50 mẫu phòng khách theo ngôn ngữ thiết kế Scandinavian Style
4.2 Phòng ngủ
Phòng ngủ được thiết kế theo phong cách Bắc Âu cũng không quá cầu kỳ mà chú trọng tính năng của nội thất. Một phòng ngủ thoải mái với đầy đủ tiện nghi là điều mà ai cũng cần.
>>> Xem ngay Phong cách tropical
4.3 Phòng bếp
Nhà bếp tươi sáng và thoáng khí hơn nhờ hệ thống cửa sổ lớn phối hợp cùng đồ nội thất sậm màu. Tất cả làm nên một không gian hài hòa và thẩm mỹ.
>>> Xem thêm Thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản
Để có được ngôi nhà theo phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu đòi hỏi phải có chuyên môn về lĩnh vực này. Vì vậy, việc chọn lựa một đơn vị kiến trúc uy tín là điều cần thiết giúp bạn hoàn thành ngôi nhà có phong cách Bắc Âu.
DNU Decor trên thị trường thiết kế nội thất là đơn vị có uy tín nhiều năm. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên sáng tạo và giàu kinh nghiệm, đã giúp nhiều khách hàng hoàn thành ngôi nhà mơ ước của mình. Vì vậy, khi cần thiết kế nội thất đẹp cho tổ ấm của mình, hãy liên hệ ngay với DNU Decor bạn nhé.