5
/
5
(
3
bình chọn
)
Nghe bản audio trên youtube
Ai trong chúng ta ắt hẳn đều từng nghe, biết tới một phạm trù được nhắc đến rất nhiều trong đạo Phật là tam độc tham – sân – si. Độc thứ nhất là “tham” đã được nhắc tới rất nhiều với vai trò là yếu tố gây ra hoặc tác động xấu đến rất nhiều suy nghĩ, hành động của con người, là nguồn cơn của rất nhiều khổ đau. Thế nhưng sân si là gì? hai độc này ảnh hưởng thế nào tới mỗi cá nhân chủ thể trong xã hội? Hãy cùng tìm hiểu trong bài tổng hợp sau!
**Trong bài viết có thể xuất hiện một số quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này!
Sân là gì?
“Sân” theo đạo Phật chính là những giận hờn, cơn giận, thù hận trong ta. Ta có “sân” khi không vừa lòng về một thứ gì đó, không được thỏa mãn như ý thích, ý muốn cá nhân. “Sân” khởi sinh ra chính là do bản thân có lòng yêu thích với “cái ta”, “cái của ta”. “Sân” khó hình thành nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ khác không phải ta. Nhưng “Sân” khởi ngay nếu ta hay người thân của ta, tài sản của ta… bị tổn hại. “Sân” càng nhiều ta càng dễ nóng giận, bực tức, khó chịu, khổ đau.
Si là gì?
“Si” theo Đạo Phật chính là sự hiểu lầm, thiếu hiểu biết, u mê, ngu tối. “Si” khiến cho con người ta không còn sáng suốt, không thể suy xét cho cùng đâu là trái – phải, sự thật – lừa dối… không thể biết đâu là tốt – xấu, lợi – hại. Chính vì “si” cho nên đã khiến người đó làm những điều lầm lỗi, gây hại cho cả người và mình.
“Si” khiến ta ngu dại, tâm trí bị che lấp nên không thể thấy được thói hư tật xấu, bản chất của sự vật hiện tượng, không nhận diện được tâm – thân của mình mà làm ra những điều không đúng đắn.
Làm sao có thể chế ngự, chuyển hóa sân si?
Cùng với tham, sân si chính là những chất độc gây ra phiền não, đau khổ cho chúng ta. Trong cuốn “Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy” của thiền sư Thích Nhất Hạnh có một chương đề cập tới việc làm sao chuyển hóa được tam độc.
Theo thiền sư, khổ đau của chúng ta có mặt dựa trên lượng chất độc mà ta có. Nếu tam độc ít thì ta khổ đau ít, nếu tam độc nhiều thì ta khổ đau nhiều. Để chuyển hóa, chế ngự được tam độc tham, sân, si trước hết ta cần dùng chánh niệm để nhận diện được chúng.
“Chúng” ở đây chính là những tham đắm, hờn giận, si mê có trong bản thân ta. Ta cần biết rằng khổ đau của ta chính là bởi trong ta có những chất độc đó chứ không phải vì hoàn cảnh bên ngoài đem lại. Hoàn cảnh có thể là thứ tác động nhưng không phải là những điều kiện căn bản.
Thiền sư lấy một ví dụ: Nếu cùng nghe một câu nói, cùng trong một hoàn cảnh, cùng chứng kiến một sự kiện nhưng có người bình tĩnh như không, lại có người nổi giận khó chịu hầm hầm. Tại sao vậy? là bởi trong tâm người không có mầm giận dữ thì họ không nổi giận được. Hoặc do cái mầm tham, sân, si trong họ đã được chuyển hóa.
Vậy để chuyển hóa tam độc tham sân si, trước hết ta cần phải nhận biết được sự tồn tại của nó trong ta. Khi tham sân si khởi, ta cần phải trở về tự thân để nhận diện và dùng năng lượng chánh niệm để ôm ấp, xoa dịu, quán chiếu bản chất của cơn giận là do tam độc mà ra.
Theo thiền sư Nhất Hạnh, tâm của con người có hai phần là tàng và ý. Tàng là phần dưới, ý là phần trên.
Cơn giận có cội nguồn của nó, nó có hạt giống nằm ở phần tàng. Tam độc tham, sân, si cũng nằm ở tàng. Đây là những “dưỡng chất” nuôi dưỡng cơn giận. Nếu một câu nói/hành động/sự việc… bất như ý đánh động tới cơn giận, hạt giống giận dữ sẽ bung ra và phát triển lên ý – phần trên của tâm thức. Ví phần dưới (tàng) giống như một nhà kho thì phần trên (ý) giống như một phòng khách. Cơn giận càng lớn, càng giống như một nhà kho bị châm lửa đốt lên phừng phừng, đốt cháy cả phòng khách để biểu lộ ra bên ngoài bằng cách làm mặt chúng ta đỏ lên, đỏ mặt tía tai, mắt trừng vằn vện, sẵn sàng lao vào tranh đấu và nghĩ đủ mọi cách để trừng phạt kẻ đối diện (mà ta cho rằng chính hắn là nguồn cơn gây ra giận dữ này).
Nếu hai cơn giận, hai ngọn lửa phừng phừng gặp nhau thì điều gì sẽ xảy ra? tất nhiên đám cháy sẽ càng lớn, càng nguy hiểm hơn, gây ra nhiều hậu quả khó lường hơn. Đây cũng chính là những điều thực tế diễn ra hàng ngày trong đời sống. Khi cơn giận đi qua, ta biết đó không phải là điều tốt nhưng vì không biết cách kiềm chế, chuyển hóa cơn giận ngay từ khi nó khởi sinh mà khiến nó lớn bùng lên.
Phật dạy để chế ngự, chuyển hóa sân, si, tham, không để cơn giận tích tụ lớn dần thì ngay khi vừa nhận diện ra nó, ta hãy đóng chặt cửa hai con mắt và đôi tai, để trở về tự thân mình, ôm ấp, xoa dịu, chăm sóc thân tâm mình và cũng để dọn dẹp những hoang tàn mà cơn giận tạo ra cho bản thân.
Tài liệu tham khảo:
———————
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Xem ngay trên Youtube