Rối Loạn Nhân Cách Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết và Điều Trị – Chi tiết tin tức – Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang

    Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần liên quan đến nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Những triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm: ngủ ít, nói dối, không có cảm xúc, vô trách nhiệm, thích khiến cho người khác cảm thấy tội lỗi…

    Nhân cách là toàn bộ thuộc tính, đặc điểm tâm lý mang tính chất cá nhân, biểu thị bản sắc độc đáo và giá trị xã hội, góp phần phân biệt người này với người khác. Quá trình hình thành nhân cách chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố bẩm sinh và yếu tố môi trường sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội).

    Rối loạn nhân cách (Personality Disorder), còn được gọi là nhân cách bệnh, là một nhóm nhiều rối loạn tâm thần có thể tác động sâu sắc đến cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, hành động, thế giới quan cùng lối cư xử của bệnh nhân.

    Các chuyên gia cho biết, những người bị rối loạn nhân cách thường có một mô hình tư duy và hành xử cứng nhắc, không lành mạnh bất kể tình huống cụ thể. Họ thường khó phân biệt rạch ròi hành vi nào là bất thường và hành vi nào là bình thường. Điều này dẫn đến hàng loạt hạn chế và rắc rối trong các mối quan hệ xã hội của họ.

    Hiện nay, rối loạn nhân cách đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của khoảng 2,3% dân số thế giới. Bệnh lý thường khởi phát ở độ tuổi vị thành niên và kéo dài đến cuối cuộc đời. Nhìn chung, rối loạn nhân cách chủ yếu gây biến đổi những thuộc tính về mặt tâm lý, ý chí, tinh thần và vẫn duy trì trí tuệ tương đối bình thường.

    Có ba dạng rối loạn nhân cách phổ biến, bao gồm:

    Rối loạn nhân cách có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương tâm lý thời thơ ấu, trải nghiệm sự kiện đau thương trong quá khứ, mất mát người thân, chấn thương não bộ…

    Một số nhà khoa học cho rằng, yếu tố di truyền, sự tác động của môi trường sống và trạng thái mất cân bằng của một số hóa chất bên trong não bộ chính là những nhân tố quan trọng tạo nên sự thay đổi tính cách của bệnh nhân.

    Một số tác nhân điển hình góp phần thúc đẩy quá trình hình thành chứng rối loạn nhân cách gồm có:

    Các bệnh nhân rối loạn nhân cách thường biểu hiện nhiều triệu chứng chung như sau:

    Như bài viết đã giới thiệu, rối loạn nhân cách được phân thành ba nhóm nhỏ với nhiều triệu chứng và đặc điểm tương tự, cụ thể:

    Rối loạn nhân cách nhóm A: Bệnh nhân có xu hướng biểu hiện nhiều hành vi kỳ quái, lập dị và khó kết nối với thế giới xung quanh.

    Rối loạn nhân cách nhóm B: Bệnh nhân thường biểu hiện những hành vi bốc đồng, thất thường, kịch tính, đe dọa và khá đáng lo ngại.

    Rối loạn nhân cách nhóm C: Bệnh nhân lo lắng, sợ hãi, miễn cưỡng tiếp xúc và không muốn giao lưu với thế giới xung quanh.

    Các chuyên gia cho biết, rối loạn nhân cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó lường như: hành động bốc đồng, ngược đãi trẻ em, quan hệ tình dục bừa bãi, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, đe dọa bạo lực, xâm hại tình dục, vi phạm pháp luật, cô lập xã hội, hủy hoại các mối quan hệ tốt đẹp, lo lắng, trầm cảm, rối loạn ăn uống, làm hại bản thân, tự tử…

    Nếu nghi ngờ người bệnh bị rối loạn nhân cách, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu họ tham gia một số bài kiểm tra tâm lý và xét nghiệm y khoa. Những hình thức chẩn đoán dưới đây giúp xác định triệu chứng, tìm kiếm nguyên nhân và kiểm tra các biến chứng liên quan:

    Hiện nay, những triệu chứng lâm sàng cụ thể của từng dạng rối loạn nhân cách đã được ghi nhận chi tiết trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các dạng rối loạn tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ ban hành. Để được xác nhận mắc phải một kiểu rối loạn nhân cách nào đó, bạn cần đáp ứng những tiêu chí chẩn đoán riêng biệt trong tài liệu này.

    Các dạng rối loạn nhân cách rất khó nhận biết chính xác bởi chúng thường có nhiều biểu hiện tương tự. Công tác chẩn đoán chủ yếu dựa vào lời mô tả của bệnh nhân về hành vi, triệu chứng cùng sự quan sát của bác sĩ chuyên khoa.

    Thông thường, quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, bạn cần chủ động hợp tác với chuyên gia để được chẩn đoán đúng đắn và điều trị kịp thời.

    Phương pháp chữa bệnh tùy thuộc vào từng dạng rối loạn nhân cách cùng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

    Hướng tiếp cận an toàn, phù hợp cần đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu y tế, tâm thần và xã hội vì chứng bệnh này có xu hướng phát triển mạn tính, thường kéo dài đến lúc trưởng thành và cần được điều trị dài lâu.

    Chỉ có bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới đủ trình độ chuyên môn để xác định, phân loại và đánh giá tình trạng rối loạn nhân cách của mỗi bệnh nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

    Hiện nay, tuy chưa có bất cứ loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua trong công tác điều trị rối loạn nhân cách nhưng một số loại thuốc chữa rối loạn tâm thần có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng.

    Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Khi tham gia trị liệu tâm lý, người bệnh có thể chia sẻ với chuyên gia tâm lý về mọi vấn đề vướng mắc trong cuộc sống khiến bạn bị lo âu, áp lực, trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách.

    Đây chính là giải pháp tuyệt vời giúp người mắc bệnh rối loạn nhân cách thấu hiểu cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, hành vi của bản thân, từ đó học cách quản lý căng thẳng, bình tĩnh đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.

    Những phương pháp trị liệu rối loạn nhân cách phổ biến thường được ứng dụng như:

    Những buổi trị liệu tâm lý thường được tổ chức dưới hình thức tham vấn cá nhân 1: 1 giữa chuyên gia với người bệnh. Ngoài ra, người bệnh trong quá trình trị liệu sẽ được tham gia các chương trình trị liệu nhóm cùng gia đình, người giám hộ hoặc người thân thiết để chia sẻ, kết nối và thực hành bài tập tốt hơn. 

    Trong quá trình chữa bệnh, độc giả cần lưu ý:

  • Tích cực tham gia các buổi trị liệu tâm lý

  • Uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc đột ngột

  • Kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị

  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích

  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa

  • Luyện tập thể dục đều đặn

  • Thiết lập thời gian biểu khoa học, hợp lý

  • Viết nhật ký mỗi ngày để trải lòng về những cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của bản thân

  • Đọc sách, tập yoga, thiền định, tắm nước ấm

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ dưỡng chất

  • Kết nối với những người xung quanh thông qua những sự kiện/hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thiện nguyện ý nghĩa

  • Tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân rối loạn nhân cách nhằm giao lưu với những người bạn đang gặp phải vấn đề tương tự

  • Làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, duy trì tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng, áp lực

  • Tự giác kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần định kỳ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *