Rối loạn đa nhân cách là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và chữa trị

Rối loạn đa nhân cách là một bệnh lý tâm thần phức tạp được được đặc trưng bởi sự xuất hiện của ít nhất 2 nhân cách trong cùng một cơ thể. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh khá hiểm gặp và thường có nguồn gốc bởi các sang chấn tâm lý đã từng xảy ra trong thời thơ ấu. 

Rối loạn đa nhân cáchRối loạn đa nhân cách

Rối loạn đa nhân cách là gì?

Rối loạn đa nhân cách  còn có tên gọi tên anh là Multiple Personality Disorder – MPD hay còn được biết đến với tên khác là rối loạn tách rời nhận thức (Dissociative Identity Disorder – DID). Đây là một hiện tượng rối loạn tâm thần mang tính chất nguy hiểm có liên quan đến sự phá vỡ, gián đoạn về nhận thức, trí nhớ hoặc ý thức con người.

Khi ấy trong cơ thể người bệnh tồn tại đồng thời ít nhất hai nhân cách khác nhau, trong đó có một nhân cách bình thường và nhiều nhân cách bệnh lý. Người bệnh sẽ có những khoảng trống kí ức, họ hoàn toàn không thể nhớ được những gì đã xảy ra khi cơ thể đang ở những kiểu tính cách khác.

Thông thường, bệnh nhân sẽ có ít nhất 2 nhân cách tồn tại song song nhau:

  • Nhân cách bình thường: Đây chính là sự tuân thủ theo đúng các chuẩn mực của xã hội, những hành vi, suy nghĩ cùng đồng nhất với số đông và phù hợp với thể chế của xã hội hiện tại.
  • Nhân cách bệnh lý: Đây là những nhân cách có biểu hiện về lời nói, hành vi, cách cư xử, suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với nhân cách bình thường.

Theo đó, rối loạn đa nhân cách sẽ được chia thành 2 hình thành, cụ thể đó là chiếm hữu và không chiếm hữu:

  • Chiếm hữu

Chiếm hữu là hình thái thường gặp đối với các trường hợp bệnh rối loạn đa nhân cách. Đây là tình trạng được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều nhân cách khác biệt so với nhân cách bình thường của bệnh nhân. Những nhân dạng này sẽ coi bản thân là tác nhân bên ngoài, giống như một linh hồn hoặc một người xa lạ đang kiểm soát cơ thể của người bệnh và điều khiến họ.

Các nhân dạng chiếm hữu thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh không thể hiểu được lý do và dần rơi vào trạng thái buồn bã, đau khổ. Với hình thái này, những người xung quanh cũng có thể dễ dàng nhận ra những sự bất ổn đối với bệnh nhân.

  • Không chiếm hữu

Hoàn toàn ngược lại với hình thái chiếm hữu, hình thái không chiếm hữu sẽ không có quá nhiều sự khác biệt giữa các nhân dạng và người khác khó có thể phát hiện ra những sự bất thường. Tuy nhiên, bản thân người bệnh có thể tự cảm nhận rõ về sự giải thể nhân cách, họ có cảm giác bị tách rơi cơ thể, cảm xúc, tinh thần và dường như bị loại bỏ khỏi thân xác.

Đối với hình thái này, người bệnh sẽ có cảm giác như đang bị tách rời, không thực và đang nhìn nhận bản thân từ một thế giới bên ngoài, không thể điều khiển lời nói, cảm xúc, hành vi của chính mình. Khi các nhân dạng khác bắt đầu xuất hiện, bệnh nhân sẽ nghe thấy những tiếng nói, những suy nghĩ khó hiểu, sở thích, hoạt động, tính cách cũng sẽ biến đổi một cách đột ngột.

Hình thành này cũng gây ra không ít các ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của người bệnh. Họ hoàn toàn không thể ghi nhớ được những khoảng kí ức khi nhân cách khác ngự trị trong cơ thể và dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ, đau khổ.

Rối loạn đa nhân cách khiến cho con người phát triển theo nhiều nhân cách khác nhau. Một cá thể có thể tồn tại rất nhiều nhân cách bên trong. Bệnh nhân hầu như sẽ không thể ghi nhớ được những hành vi mình đã làm khi ở nhân cách cũ. Cũng chính vì lý do này mà các chuyên gia cũng nhận định rằng bệnh rối loạn đa nhân cách có đi kèm với chứng mất trí nhớ.

Đa phần những người bệnh luôn có suy nghĩ rằng mình đã đi ngủ hoặc nghỉ ngơi ở đâu đó trong khi đang ở nhân cách khác. Họ hoàn toàn mất đi kí ức về khoảng thời gian đó, không thể nhớ mình đã làm gì, ở đâu, gặp gỡ những ai.

Rối loạn đa nhân cách là một căn bệnh cực hiếm và nó cũng đã được tái hiện trên một số bộ phim như “Split” của Mỹ,  “Kill Me Heal Me” của Hàn Quốc,  “Black Swan” của Anh, “Mouse” của Hàn Quốc. Thông qua nội dung của những bộ phim này, người xem cũng sẽ phần nào hiểu hơn về những người mắc phải chứng rối loạn đa nhân cách.

Ngoài ra, căn bệnh này cũng được nhiều người biết đến với những trường hợp bệnh thực tế vô cùng nổi tiếng. Có thể nhắc đến đầu tiên đó là Truddi Chase – một cô gái sở hữu đến 92 nhân cách khác nhau trong cùng một cơ thể với tuổi thơ từng bị bạo hành và lạm dụng. Hoặc trường hợp của Karen Overhill bị rối loạn đa nhân cách với 17 nhân cách khác nhau và chính là nạn nhân của những trận bạo hành tàn nhẫn từ chính cha ruột và ông nội.

Rối loạn đa nhân cách nguy hiểm không?

Rối loạn đa nhân cách nguy hiểm không? Các chuyên gia khẳng định rằng, bệnh rối loạn đa nhân cách cực kì nguy hiểm. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, làm đảo lộn thói quen hành vi của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho bệnh nhân thực hiện những hành vi làm hại đến bản thân và những người xung quanh.

Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp nguy hiểm xảy ra do chính những đối tượng đa nhân cách gây nên. Một ví dụ điển hình cho biết về hai tên tội phạm Angelo Buono và Kenneth Bianchi có bệnh rối loạn đa nhân cách. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ 10/1977 cho đến 2/1978 họ đã sát hại đến 10 người tại Los Angeles.

Rối loạn đa nhân cáchRối loạn đa nhân cách

Thêm một nghiên cứu từ trường hợp rối loạn đa nhân cách của Mary Kendall được trích từ cuốn sách Consciousness and Intentionality được viết bởi Grant Gillett và John McMillan. Vào năm 1944 các nhà khoa học về thần kinh học đã tiến hành một nghiên cứu về đa nhân cách dựa trên một người phụ nữ có tên là Mary Kendall, 35 tuổi. Trong thời gian nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy bên trong cơ thể của Mary ngự trị rất nhiều các nhân cách khác nhau.

Bình thường Mary là một kẻ yếu đuối nhưng bên trong cô lại có thêm một nhân cách hoàn toàn trái ngược, nó khống chế hành vi của cô vào mỗi đêm. Ngoài ra, các nhà thần kinh học còn khai thác được nhân cách của đứa trẻ 6 tuổi bên trong con người của Mary. Đây là hồi ức tuổi thơ của cô với những tổn thương mà người cha mang lại. Những nhân cách này luôn đấu tranh với nhau để giành quyền kiểm soát và chiếm lấy cơ thể của cô. Nó khiến cho cơ thể của Mary càng yếu dần đi, tuy sau 4 năm điều trị, tình trạng bệnh có phần cải thiện nhưng các nhân cách vẫn luôn tồn tại.

Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách

Trong thực tế, con người khi được sinh ra sở hữu rất nhiều nhân cách trong cơ thể. Khi được nuôi dạy và sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, có đạo đức và lối sống tốt thì nhân cách tích cực sẽ phát triển thuận lợi, chôn vùi nhân các nhân cách xấu. Ngược lại những nhân cách tiêu cực chỉ tạm thời bị vùi lấp chứ không hoàn toàn bị mất đi. Do đó, khi con người gặp phải một yếu tố tác động nào đó sẽ làm cho các nhân cách xấu trỗi dậy, hình thành căn bệnh rối loạn đa nhân cách.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định được cụ thể các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn đa nhân cách. Nhưng các chuyên gia nhận thấy rằng, các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát nhiều ở nhóm tuổi từ 10 đến 12. Đây được xem là giai đoạn bắt đầu hình thành và hoàn thiện nhân cách. Do đó, những tác động từ môi trường bên ngoại có thể là yếu tố làm thay đổi to lớn đối với nhân cách của con người.

Theo một số giả thuyết cho biết rằng, bệnh lý này sẽ có nguy cơ cao xuất hiện ở những đối tượng từng bị tổn thương, ám ảnh về thời thơ ấu. Điển hình như bị đánh đập, ngược đãi, lạm dụng tình dục, không được quan tâm, chăm sóc, thiếu tình thương của người thân,…Những sự kiện sang chấn tâm lý gây tổn thương từ thời thơ ấu có thể ăn sâu vào trong tâm trí của mỗi con người và nó chính là yếu tố hình thành nên những nhân cách khác nhau với mục đích tự bảo vệ bản thân, chống đối lại những sự nguy hiểm.

Cũng giống như các trường hợp đã chia sẻ trên, một người từng bị bạo hành, xâm phạm từ thời thơ ấu sẽ có nhiều khả năng hình thành các nhân cách khác nhau trong cơ thể. Họ có thể là một người nhút nhát, luôn sợ sệt mọi thứ nhưng cũng có thể trở thành một người có hành vi hung hăng, chống đối.

Bên cạnh đó, một số chấn thương về não bộ, thần kinh cũng khiến cho con người dễ mắc phải chứng bệnh rối loạn đa nhân cách. Theo đó, có khoảng gần một nửa các trường hợp mắc bệnh được nhận thấy có sự liên quan đến một số vấn đề rối loạn thần kinh hoặc yếu tố di truyền, gia đình.

Biểu hiện của rối loạn đa nhân cách

Tùy vào từng loại rối loạn đa nhân cách mà người bệnh cũng sẽ có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều sẽ xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng như sau:

Rối loạn đa nhân cáchRối loạn đa nhân cách

  • Tồn tại nhiều hơn hai nhân cách: Người bệnh sẽ có ít nhất 2 nhân cách ngự trị trong cơ thể khiến cho hành vi và nhận thức bị đảo lộn một cách không kiểm soát. Những nhân các bệnh lý thường sẽ khác biệt hoặc đối lập hoàn toàn đối với nhân cách bình thường.
  • Xuất hiện khoảng trống trong kí ức: Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý thì hầu hết những người bị rối loạn đa nhân cách đều có kèm theo triệu chứng mất trí nhớ. Người bệnh hầu như không thể nhớ được những hoạt động, hành vi, lời nói, suy nghĩ khi đang ở có một nhân cách khác ngự trị. Đa phần bệnh nhân đều nghĩ mình đang ngủ trong khoảng thời gian đó. Họ không thể nào ghi nhớ được mình đã đi đâu, gặp những ai, hoặc những sự kiện đã xảy ra trong lúc đó.
  • Bất ổn trong sinh hoạt: Khi các nhân cách khác nhau ngự trị trong cơ thể thì người bệnh cũng sẽ có lối sinh hoạt khác nhau. Trong thời gian đó, người bệnh có thể gặp gỡ nhiều người nhưng họ hoàn toàn không nhận thức được. Như đã nói trên, về trường hợp của bệnh nhân Mary 35 tuổi, cô ấy thường xuyên lái xe ra ngoài vào ban đêm, di chuyển quãng đường khoảng từ 80 đến 160 km với một nhân cách hoàn toàn khác. Đồng thời người bệnh cũng thường xuyên nhầm lẫn các sự kiện, không gian, thời gian với nhau.
  • Bị cản trở bởi một số vấn đề tâm lý: Người bệnh sẽ thường xuyên bị biến đổi về cảm xúc, đôi lúc xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm, họ thường cảm giác buồn bã, chán nản, lo lắng, hoảng sợ. Đôi lúc xuất hiện các loại ảo giác về thính giác, thị giác. Do những điều này mà bệnh nhân thường phải rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Thậm chí nghiêm trọng hơn là họ luôn nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

Chẩn đoán bệnh rối loạn đa nhân cách

Ngay khi phát hiện những thay đổi bất thường trong đời sống sinh hoạt và các triệu chứng bệnh nói trên, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Các bác sĩ trước đến sẽ tiến hành phương pháp chẩn đoán lâm sàng.

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng

Khi có nghi ngờ về nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn đa nhân cách, các chuyên gia sẽ dựa vào những hành vi, cảm xúc, nhận thức và thông qua sự tương tác cá nhân để có thể đưa ra đánh giá và chẩn đoán cụ thể. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có khá nhiều các thực nghiệm và công cụ chẩn đoán phục vụ tốt cho quá trình xác định lâm sàng của rối loạn đa nhân cách.

Một số tiêu chí về quá trình chẩn đoán bệnh rối loạn đa nhân cách:

  • Một hình thái kéo dài dai dẳng và không mang tính mềm dẻo ngược lại nó mang tính xâm phạm vào các đặc tính không thích nghi liên quan ít nhất 2 trong các yếu tố như sau: Tính xúc cảm, kiểm soát xung đột, chức năng tương tác cá nhân, nhận thức.
  • Người bệnh có tồn tại ít nhất 2 nhân cách khác nhau trong cùng một cơ thể.
  • Xuất hiện các khoảng trống về mặt kí ức.
  • Không thoải mái hoặc giảm nhanh các chức năng một cách đáng kể.
  • Tính ổn định và khởi phát nhanh của hình thái.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ loại trừ một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này như chấn thương đầu, sử dụng các chất gây nghiện, kích thích, rối loạn tâm thần khác.

Để xác định được tình trạng rối loạn đa nhân cách đối với các bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi đòi hỏi các hình thái phải xuất hiện và kéo dài hơn 1 năm. Ngoài ra, hầu hết các bệnh nhân bị rối loạn đa nhân cách sẽ không có sự hiểu biết chính xác về tình trạng bệnh của họ. Vì thế các bác sĩ lâm sàng có khả năng phải khai thác thông tin, tiền sử qua những bác sĩ lâm sàng đã từng điều trị bệnh cho họ hoặc những thành viên trong gia đình, những người có mối quan hệ mật thiết.

Cách chữa trị rối loạn đa nhân cách

Rối loạn đa nhân cách không phải là một căn bệnh nan y, nên nếu bệnh nhân có thể kiên trì điều trị và có ý thức tốt về bệnh lý của mình thì vẫn có thể phục hồi. Mục đích chính của các phương pháp điều trị rối loạn đa nhân cách đó chính là giúp cho các bản thể hợp nhất lại với nhau, hỗ trợ bệnh nhân có thể kiểm soát và làm chủ được các hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Hiện nay vẫn chưa có một nhận định cụ thể nào về các phương pháp có thể điều trị được dứt điểm bệnh rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên các phương pháp trị liệu tâm lý, thôi miên, sử dụng thuốc có thể hỗ trợ kiểm soát được tình trạng bệnh hiệu quả.

1. Liệu pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp sẽ được chỉ định áp dụng đầu tiên cho các bệnh nhân bị rối loạn tâm lý. Các bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp trò chuyện, giao tiếp để có thể biết được những thông tin từ người bệnh. Mục đích của phương pháp này đó chính là giúp bệnh nhân kiểm soát được những yếu tố kích hoạt, nhìn nhận được những nhân cách bất thường trong cơ thể.

Rối loạn đa nhân cáchRối loạn đa nhân cách

Hiện nay tâm lý trị liệu cũng được biết đến khá rộng rãi, tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân và các bác sĩ tâm lý sẽ áp dụng những liệu pháp khác nhau như:

  • Liệu pháp phân tích tâm lý: Với hình thức này, các chuyên gia sẽ nhắm đến việc khai thác các khía cạnh bên trong suy nghĩ, cảm xúc và tâm lý của bệnh nhân, từ đó có thể hiểu được những thay đổi của họ. Đồng thời liệu pháp phân tích tâm lý còn giúp cho bệnh  nhân nhìn nhận được những cảm xúc của bản thân.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Mục đích chính của hình thức này đó chính là hướng đến những thái độ, hành vi, cảm xúc của các nhân cách bên trong người bệnh. Các bệnh nhân sẽ dần thấy được những hành vi bất ổn của mình, từ đó biết được những nhân cách đang ngự trị bên trong cơ thể.

Ngoài ra, với phương pháp trị liệu tâm lý đòi hỏi có sự hỗ trợ và tham gia của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Các chuyên gia có thể khuyên bệnh nhân tham gia vào các khóa điều trị cộng đồng trong khoảng vài tháng để có thể học cách chia sẻ cảm xúc và hành vi của bản thân.

2. Liệu pháp thôi miên

Thôi miên là một liệu pháp được thực hiện cùng với trị liệu tâm lý, phương pháp này có thể giúp xâm nhập vào kí ức đã bị lãng quên của những đối tượng bị rối loạn đa nhân cách. Khi áp dụng liệu pháp này, người bệnh vẫn có thể nhận thực hiện những sự việc đang xảy ra xung quanh. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách thư giãn và dần đưa họ vào trạng thái thiền định. Khi ở trạng thái này bạn có thể thoải mái nói ra những lo lắng, bất an trong suy nghĩ.

Rối loạn đa nhân cáchRối loạn đa nhân cách

Từ đây các bác sĩ tâm lý sẽ khơi gợi lại những hình ảnh, kí ức mà bạn đã thực hiện trong khi các nhân cách khác ngự trị. Việc xâm nhập vào kí ức sẽ giúp cho các nhân cách còn lại bên trong cơ thể dần được xuất hiện và biểu hiện rõ bản chất, tính cách của nó. Quá trình này có thể thực hiện khá nhiều lần và thường sẽ mất khoảng 1 đến 2 tiếng để tiến hành.

3. Sử dụng thuốc

Trong thực tế hiện vẫn chưa có bất kì nghiên cứu và phê duyệt nào về những loại thuốc có thể điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách. Thế những, vẫn có một số nhóm thuốc được áp dụng nhằm giúp cho các hormone được cân bằng và ổn định, những hóa chất trong não bộ được kiểm soát tốt hơn.

Một số loại thuốc sẽ được chỉ định dùng cho các trường hợp bệnh rối loạn đa nhân cách như:

  • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng chán nản, lo âu, hoảng sợ. Đồng thời hạn chế và ngăn ngừa tốt các suy nghĩ tiêu cực, những hành vi muốn tự sát hoặc làm tổn thương bản thân và những người xung quanh.
  • Thuốc an thần: Loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng do các trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Thuốc chống lo âu, chống kích động cũng là một trong những loại thuốc được áp dụng nhiều đối với những trường hợp bệnh DID.

Rối loạn đa nhân cáchRối loạn đa nhân cách

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn đa nhân cách:

  • Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng thích hợp, tránh nơi ẩm mốc.
  • Chú ý các thông tin của thuốc được dán trên bao bì, tránh sử dụng thuốc hết hạn.
  • Nếu khoảng từ 2 đến 6 tuần dùng thuốc nhưng không mang lại kết quả, bạn nên báo ngay với chuyên gia để được cân nhắc tăng liều hoặc đổi sang loại thuốc điều trị khác.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám và ngăn chặn kịp thời.
  • Phương pháp dùng thuốc chỉ là cách hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và không thay thế được cho các biện pháp điều trị. Phương pháp tâm lý vẫn hiện là nền tảng chính để chữa trị  bệnh rối loạn đa nhân cách.

Rối loạn đa nhân cách là một căn bệnh cực kì nguy hiểm, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, hành vi của người bệnh và có nguy cơ làm tổn thương đến những người xung quanh. Hi vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này để có cách ngăn ngừa và điều trị chúng tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *