Rối loạn đa nhân cách vốn là một bệnh lý tâm thần. Khi bị mắc bệnh người bệnh thường quên mất mình là ai và có những tính cách đối lập nhau như có thể vừa cười, lúc sau đã khóc, hoặc đang nóng nảy có thể nhẹ nhàng. Rối loạn nhân cách là một bệnh lý khá thường gặp trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong đó có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không hề hay biết.
1. Tìm hiểu về chứng rối loạn đa nhân cách
Người bị rối loạn đa nhân cách gần như sống tách biệt với thế giới xung quanh, họ mất kết nối với suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc nhân cách của chính mình. Khi bị đa nhân cách, trong mỗi con người họ thường có rất nhiều tính cách khác nhau như: đang vui có thể buồn, đang khóc có thể cười, hay giận giữ trở lên vui vẻ…
Khi mới phát hiện bệnh, họ thường chỉ nhận ra bản thân mình có từ 2-3 nhân cách nhưng thực chất khi được thăm khám bác sĩ có thể tìm ra trung bình từ 13 – 15 nhân cách. Cũng có trường hợp tới hơn 100 nhân cách. Đây cũng chính là lý do khiến việc xác định tính xác thực của bệnh rối loạn đa nhân cách rất khó khăn.
Hiện nay bệnh được đánh giá là có nhiều nguy cơ mắc ở nữ giới hơn so với nam. Những người bị đa nhân cách họ có thể đã gặp phải một số sang chấn trong quá khứ, họ phải chịu những cảm giác đau đớn, bạo lực hoặc căng thẳng.
2. Làm thế nào để biết bản thân là người đa nhân cách?
Nhiều người thường không thể tự nhận ra sự thay đổi của chính bản thân mình về mặt tính cách mà thường phải đến khi người kế bên cạnh tiếp xúc mới thực sự nhận ra bệnh. Một vài dấu hiệu của bệnh rối loạn đa nhân cách điển hình như:
- Hình thành nhiều nhân cách khác nhau: Người bệnh thường có ít nhất là 2 nhân cách, và số nhân cách thường được nhân lên theo sự phát triển của bệnh.
- Xuất hiện những khoảng trống trong ký ức: Bệnh nhân đôi khi không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Trong suy nghĩ của họ đôi khi có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.
- Quên thông tin cá nhân: Quên mất tên tuổi, địa chỉ, công việc chính là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh. Khi gặp tình trạng này người bệnh thường gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Ngoài những biểu hiện chính trên, người bị rối loạn nhân cách còn có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau ở mỗi bản thể như:
- Trầm cảm
- Muốn tự tử
- Rối loạn ăn uống
- Cảm thấy bị cưỡng chế
- Liên tục thay đổi cảm xúc
- Lạm dụng chất kích thích
- Ảo giác thính giác và thị giác
- Bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh
- Bị rối loạn giấc ngủ
Thậm chí trong một vài trường hợp người bệnh còn xuất hiện thêm cả triệu chứng đau đầu, mất trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, lơ mơ…
3. Những biện pháp điều trị rối loạn đa nhân cách
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý, điều kiện mà mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn những phương pháp khác nhau để điều trị rối loạn nhân cách.
Một vài biện pháp phổ biến điều trị rối loạn nhân cách có thể kể đến như:
3.1. Biện pháp tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu vốn là biện pháp chính để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Trong thời gian trị liệu tâm lý, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng nhau trò chuyện về vấn đề bạn đang gặp phải, tình trạng cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Qua đó người bệnh sẽ học được cách điều tiết cảm xúc và có những cách cư xử trong từng vấn đề.
Việc dùng phương pháp tâm lý trị liệu có thể áp dụng cho bệnh nhân hoặc cả những mối quan hệ xung quanh bệnh nhân. Quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra từ từ nhưng hiệu quả vô cùng tốt cho sức khỏe người bệnh.
3.2. Sử dụng thuốc
Không có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đặc biệt để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tâm thần có thể giúp điều trị các triệu chứng rối loạn nhân cách khác nhau. Ví dụ như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giúp ổn định tâm trạng, thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu…
2 phương pháp điều trị trên người bệnh có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên với một số trường hợp người bệnh bắt buộc phải nhập viện để được chăm sóc tâm thần. Điều này thường chỉ được khuyến khích khi bệnh nhân không thể chăm sóc bản thân đúng cách hoặc khi họ có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác ngay lập tức.
Sau khi được điều trị ổn định trong bệnh viện, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục theo dõi trong bệnh viện một thời gian hoặc cho người bệnh xuất viện và tái khám theo lịch.
Cũng như nhiều bệnh lý khác, nếu không được điều trị, rối loạn nhân cách có thể mang lại những tổn thất lớn cho sức khỏe người bệnh như: mất năng suất lao động, ảnh hưởng tới những người xung quanh, lạm dụng chất kích thích, tự hủy bản thân và thậm chí là tự tử. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường về mặt tính cách người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Để biết thêm thông tin về bệnh lý, khách hàng có thể theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec
để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.