Thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Tại phiên họp Chính phủ tháng 3 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Tôi rất bức xúc chuyện này. Vừa rồi tôi xuống họp với Hà Nội, ra chợ kiểm tra, dân không biết thực phẩm nào bẩn, loại nào sạch. Dân muốn là người tiêu dùng thông thái cũng khó…”. Theo ông Đam, để thực sự tạo chuyển biến về cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đã đến lực phải làm thật, nói nhiều rồi. Người dân không thể là người tiêu dùng thông thái, đơn thương độc mã trong cuộc chiến sinh tồn chống lại thực phẩm bẩn mà rất cần trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn. Họ phải giúp người dân phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm mất an toàn
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh
Đại biểu Vinh cho rằng, trên thực tế các cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều mối nguy hiểm đối với các lương thực, thực phẩm có chứa nhiều chất độc hại có thể gây ung thư, gây bệnh. Tuy nhiên, hiện tại các cơ quan chức năng của chúng ta vẫn chưa bao quát và kiểm soát được hết vấn đề này.
Theo Đại biểu Trần Ngọc Vinh, đây là một vấn đề cả xã hội hết sức quan tâm. “Phải khẳng định rằng, những người trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh sử dụng những hóa chất mang tính độc hại không chỉ hủy hoại sức khỏe con người hiện tại mà còn gây ảnh hưởng đến cả nòi giống. Chính vì thế, đây không chỉ vi phạm mà là một tội ác cần phải có những chế tài để nghiêm trị” – đại biểu Vinh đưa ra kiến nghị.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu
Tại nghị trường Kỳ họp Quốc Hội khoá XII, khi được Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) chất vấn: “WHO cảnh báo hằng năm có 24,5% lượng hoa quả ngoại nhập vào Việt Nam có chất bảo quản độc hại. Chất này tích tụ lâu dài sẽ phá hủy nội tạng và gây ung thư. Nếu đó là sự thật thì đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ đã có kiểm tra chất bảo quản độc hại trong các trái cây ngoại nhập chưa?”, Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ – ông Nguyễn Quốc Triệu đã trả lời như trên.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã giải thích ngay: “Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu… Đây thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương”.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời luôn: “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm làm đầu mối khi sản phẩm đưa ra thị trường”…
Cuộc đối đáp nói trên đã cho thấy một thực trạng “cha chung không ai khóc”. Tóm lại, nhìn thì có vẻ rõ trách nhiệm của các Bộ nhưng lại không có sự liên kết hiệu quả cũng như đầu tàu chịu trách nhiệm chính. Như vậy chỉ khổ dân mà thôi! Bởi lẽ, quyền lợi người tiêu dùng đang bị “sống chết mặc bay” và vi phạm thì vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng
Xung quanh chủ đề thực phẩm bẩn, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ sáng 26/3, khi các Bộ trưởng Bộ Y tế và NN&PTNT nói vẫn đang có sự phối hợp tốt và không có chuyện đổ trách nhiệm cho nhau, vị tân Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng đã phát biểu câu nói trên.
Lời nói của Bí thư Thăng ngay lập tức tạo được làn sóng dư luận đồng tình từ phía người dân.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
Tại hội trường Quốc hội ngày 1/4, phát ngôn gây bão “đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác tất cả không an toàn” của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát gây nhiều ý kiến trái chiều. Ngày 3/4, Bộ trưởng Phát giải thích: do thời gian ở Quốc hội hạn chế nên ông đã diễn đạt chưa rõ ràng, khiến độc giả và người dân bức xúc. “Thực ra, ý tôi muốn nói là với số liệu chúng tôi có được cho thấy phần lớn thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng người dân khó có thể phân biệt, không biết được đâu là thực phẩm thực sự an toàn hay vi phạm. Để giúp người dân phân biệt thì đó là trách nhiệm của chúng tôi và các cơ quan quản lý nhà nước”, ông Phát nói.
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng
Sáng 8/4, tại buổi họp bàn về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chủ trì cuộc họp đã “truy vấn” đến cùng lãnh đạo Sở Y tế trong việc quản lý thức ăn đường phố: “Sao lại không quản lý được. Lúc bán lúc không thế các ông chủ tịch phường không biết hay sao? Quản lý có “nhúm” dân mà không được thì quản lý cái gì?”.
Ông Dũng cũng cho rằng, phải nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu chợ, siêu thị, người quản lý chợ phải chịu trách nhiệm khi có tiểu thương bán chất gây hại. Phải làm sao có cơ chế xử phạt nhanh với những người kinh doanh buôn bán chất cấm.