Những nhận định hay về Truyện Kiều – Nguyễn Du – Chăm Sóc Con Nhỏ

Hãy sử dụng trích dẫn này thường xuyên, nhuần nhuyễn trong bài văn của bạn để đạt điểm cao. Bạn có thể sử dụng chúng làm mở bài vừa tạo ấn tượng vừa độc đáo lại khiến bài văn sâu sắc hơn.

1. “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột… Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”

(Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)

2. “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”

(Chế lan Viên)

3. “Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hóa trắng và người đàn bà góa phụ trở thành cô dâu mới”

(Sheakespear)

4. “Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

(Tố Hữu)

5. “Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu
sắc”

(Đào Duy Anh)

6. “Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đây là căn nguyên của hai chữ đoạn trường” (Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)

7. “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy”

(Phong Tuyết Chủ Nhân)

8. “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”

(Phạm Quỳnh)

9. “Truyện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc”

(Huỳnh Thúc Kháng)

10. “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”

(Xuân Diệu)

11. “Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… một cái nhìn bế tắc”

(Hoài Thanh)

12. “Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều” (Khuyết danh)

13. Buồn bã, xót xa và thắc thỏm lo sợ, đó là hai mạch chính của nỗi niềm buồn trông. Với gam màu lạnh, nhà thơ-họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo liên tiếp bốn bức tứ bình liên hoàn tâm trạng:từ mong đợi đến băn khoăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất vọng và cuối cùng là bàng hoàng ghê sợ. Đồng thời, dùng giai điệu trầm-nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng lòng nhân vật. Cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi buồn. Kết đoạn thơ, hòa tấu phức điệu sóng biển-sóng lòng-sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ cửa định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông chênh”.

(Trần Đồng Minh…trong Tiếng nói tri âm,NXB Trẻ TP HCM,1994)

14. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về “Truyện Kiều”: “Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người.”

(Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1960).

15. Thúy Kiều- Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa (Chu Mạnh Trinh).

16. Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng vậy. (Nguyễn Đình Thi).

17. Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo, một nguyên lý sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể ngụy trang, che dấu được.

(Nguyễn Lộc)

18. Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa, ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian nan mà không hề đắm đuối, Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng.(Phạm Quỳnh)

Sưu tầm và tổng hợp

Thu Hương

Học tốt ngữ văn 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *