Những Điểm Nhấn Nổi Bật Của 4 Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Trên Thế Giới.

Những Điểm Nhấn Nổi Bật Của 4 Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Trên Thế Giới.

Vào năm 2013, Đức là quốc gia đầu tiên dùng khái niệm “nền công nghiệp 4.0” trong một báo cáo của mình. Đến năm 2016, diễn đàn Kinh tế thế giới Davos tại Thụy Sỹ đã lấy chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” làm nội dung thảo luận chính cho các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và người nổi tiếng đến từ các quốc gia trên toàn cầu.

Cả thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vậy các cuộc cách mạng trước đã diễn ra như thế nào?

Từ mỏ than đến cuộc Cách mạng công nghiệp thứ nhất  

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Mở đầu cho cuộc cách mạng là sự kiện nhà khoa học Thomas Newcomen chế tạo thành công động cơ hơi nước vào năm 1712.  

Động cơ hơi nước đã giúp việc bơm nước ngập khỏi các mỏ khai thác với độ sâu gấp 10 lần so với động cơ ngựa kéo trước đó. Đầu thế kỷ XIX, sau nhiều lần cải tiến, động cơ hơi nước được ứng dụng vào tàu thủy và xe lửa, nhờ vậy việc lưu thông hàng hóa càng lúc càng mạnh mẽ.  

cách mạng công nghiệp lần 1

Cách mạng công nghiệp thứ nhất  

Ngành dệt may cũng thăng hoa nhờ vào những phát minh tuyệt vời như phát minh con thoi bay của John Kay (1733), máy kéo sợi Spinning Jenny của Jame Harareaves (1764) giúp tăng năng suất kéo sợi lên gấp 10 lần nhưng chỉ cần một người điều khiển.  

Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là sự xuất hiện của nhiều nhà máy quy mô lớn thay thế dần cho mô hình sản xuất nhỏ lẻ, góp phần nâng cao năng suất lao động. Làn sóng của cuộc các mạng lan rộng sang các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới.  

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai – những thay thế vĩ đại 

Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1850 đến 1914 với tiền đề là quy trình luyện thép mới của Henry Bessemer (1855). Ông nghiên cứu thành công quy trình luyện thép mới giúp giá thép rẻ hơn đến 80%. Từ đó, thép được dùng trong việc mở rộng đường sắt và chế tạo các thiết bị, động cơ, cũng như xây dựng các công trình lớn. Thép được phổ biến trở thành chất xúc tác quan trọng cho sự đổi mới.  

Trong giai đoạn này, nguồn năng lượng từ than đã được thay thế bằng dầu mỏ, đặc biệt là sự xuất hiện của điện đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt các phát minh như bóng đèn, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng. 

Động cơ hơi nước cũng được thay thế bằng động cơ đốt trong mạnh mẽ. Năm 1885, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong do Karl Benz chế tạo đã ra mắt công chúng. Năm 1908, hãng Ford Motor đã chế tạo thành công chiếc xe hơi Model T chạy bằng động cơ đốt trong tại Mỹ. Điều quan trọng hơn hết, hãng Ford Motor đã ứng dụng thành công quy trình sản xuất xe hơi hàng loạt.

Từ 11 chiếc ở năm đầu tiên, sau 6 năm, sản lượng xe hơi của Ford đã lên 250.000 chiếc/năm – một con số khổng lồ ở thời điểm đó, giúp xe hơi phổ biến ở toàn nước Mỹ và Châu Âu. Phương pháp sản xuất hàng loạt sau đó được áp dụng trong quy trình sản xuất nhiều mặt hàng khác làm sản lượng sản xuất tăng lên nhanh chóng.  

cách mạng công nghiệp lần 2

Xe hơi phổ biến ở toàn nước Mỹ và Châu Âu

Năm 1903, anh em Orville và Wilbur Wright chế tạo thành công chiếc máy bay sử dụng động cơ đốt trong đã cất cánh thành công, mở đầu cho kỷ nguyên hàng không ngày nay.  

Tất cả góp nên một diện mạo, thuận lợi và màu sắc mới cho thế giới. 

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba 

Mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (giai đoạn 1950-2010) hay còn gọi là cách mạng khoa học công nghệ, là việc phát minh ra bóng bán dẫn của John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley.  

Nhìn bóng bán dẫn có vẻ đơn giản, nhưng đây có thể được xem là phát minh quan trọng bậc nhất của gần như các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy chụp hình, v.v. Nếu không có phát minh này, những thiết bị hiện đại của chúng ta đang sử dụng có thể sẽ phải tồn tại với kích thước vô cùng lớn.  

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn có hai phát minh vô cùng quan trọng là máy tính xách tay 1970 và mạng Internet vào những năm 90. Hai phát minh này có vai trò rất lớn trong sự phát triển của con người trên toàn thế giới. Tính đến năm 2018, số lượng người sử dụng Internet đã chiếm 56% số người toàn cầu. Toàn nhân loại đã có bước tiến đại nhảy vọt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. 

cách mạng công nghiệp thế giới

Cách mạng công nghiệp 4.0 

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên, xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.  

Đây được gọi là cuộc cách mạng số, tập trung ở 3 lĩnh vực: kỹ thuật số, vật lý, công nghệ sinh học. Ta có thể nhìn một cách tổng thể như sau:  

Lĩnh vực 

Nội dung phát triển trong công nghiệp 4.0 

Kỹ thuật số 

Trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn 

Vật lý 

Robot thông minh, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano 

Công nghệ sinh học 

Nông nghiệp, thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, y dược. 

Đơn cử như trong lĩnh vực Giáo dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học. Chỉ với chiếc kính VR, học sinh sinh viên có thể nhập vai, thực hành, hoặc như đang xem những trận đánh giả lập. Với hình thức này, bài học sẽ trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thực hành hơn. Hay trong quá trình đào tạo phi công, thuyền trưởng, học viên thay vì phải hồi hộp tập luyện với thiết bị thực tế thì giờ đây, thông qua chiếc kính VR các bạn có thể thấy cabin và học điều khiển thiết bị như thật. Việc này góp phần giảm rủi ro trong quá trình thực hành.   

cách mạng công nghiệp 4.0

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, robot sẽ thay thế dần các lao động tay chân, vạn vật kết nối giúp con người có cuộc sống tiện nghi thuận lợi hơn. Việc này cũng là một thách thức, đòi hỏi con người nâng cấp chính mình để tiến cùng dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

KIM NGÂN 

Xem thêm: Bước chuyển lớn của thế giới trong cuộc cách mạng 4.0



Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *