Những Câu Nói Hay Trong Hồng Lâu Mộng Phần 1, Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư, ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu” hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.

Bạn đang xem: Những câu nói hay trong hồng lâu mộng

*

1. Hồng Lâu Mộng diễn giải điều gì?

Một cảnh quay trong bộ phim “Hồng Lâu Mộng” năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Văn hóa Trung Hoa luôn xoay quanh quan niệm Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân ở các tầng thứ cụ thể, với nội dung làm người thế nào, tu đạo ra sao, tu Phật cách nào, ấy cũng chính là nội hàm sâu rộng của văn hóa.

Nội hàm thâm sâu này cũng chính là cái thần của văn hóa, ý nghĩa bề mặt của văn tự nơi cảnh giới con người, lại chứa đựng nội hàm thông thấu thiên địa, bao hàm tất cả thiên lý của Thần Đạo. Đây là ý nghĩa “văn dĩ tải đạo” của nền văn hóa bán thần Trung Hoa. Tứ đại danh tác của đất nước này cũng chính là mang tác dụng “văn dĩ tải đạo” vậy.

Một đạo lý, nói ra thì rất đơn giản, nhưng để lột tả hết mọi ý nghĩa từ tầng bề mặt cho đến nội hàm ở mỗi cảnh giới, thì cần phải có một câu chuyện cụ thể mới có thể truyền tải đầy đủ, và người ta mới có thể hiểu được. 

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” diễn giải về đạo lý làm người, lấy bối cảnh đặc thù của lịch sử lúc ba thế lực tranh quyền làm chủ để diễn tả nội hàm của các cảnh giới.

“Tây Du Ký” nói về con đường tu Phật, ở mỗi cảnh giới, mỗi tầng thứ đều có các ma nạn để khảo nghiệm đến lúc công thành viên mãn.

“Thủy Hử Truyện” nói về đạo lý của kẻ trộm cướp, nghĩa lý của cường đạo, tinh thần và nội tâm của cường đạo ở mỗi cảnh giới và tầng thứ khác nhau.

Khó hiểu nhất chính là “Hồng Lâu Mộng”, vậy “Hồng Lâu Mộng” nói về điều gì?

Hồng Lâu Mộng kể về một khối đá tảng từ thời bà Nữ Oa đội đá vá trời, đã khởi tâm phàm tục, cho rằng mình không đủ tài để bổ khuyết trời xanh, nên muốn hạ xuống cõi trần một phen. Tảng đá biến thành khối ngọc thạch đi theo vị thị giả tên Thần Anh, ở cung Xích Hà trên thượng giới, giáng hạ trần gian để tu luyện. Ngoài ra còn có Giáng Chu tiên tử, người vì cảm ngộ ân nghĩa lúc thị giả Thần Anh rưới cam lộ cho mình tu thành tiên mà trợ giúp việc Thần Anh hạ trần.

Việc Thần Anh đầu thai xuống trần, mượn “ma tình” rèn giũa mình để thăng hoa trong tu luyện với sự trợ giúp của Giáng Chu tiên tử, bởi tu luyện cần phải có một hoàn cảnh thích hợp có sự phối hợp ở nhiều góc độ khác nhau, giống như một màn kịch có vai chính vai phụ vậy.

Hoàn cảnh này chính là Ninh Quốc phủ và Vinh Quốc phủ cùng “đại quan viên” trong Hồng Lâu Mộng; các sự phối hợp như các nhân vật trong “Kim Lăng thập nhị thoa”…Hết thảy sự xuất hiện của vật và người trong câu chuyện này đều cần thiết để giúp cho Thần Anh, lúc này chuyển sinh thành Giả Bảo Ngọc, giác ngộ thế thái nhân tình, từ đó xuất gia tu luyện.

Khối “Bảo Ngọc thông linh”, vốn tự cho mình “bất tài chẳng thể vá trời xanh, nên xuống hồng trần giỡn mấy năm”, đã chuyển sinh thành Lâm Đại Ngọc, thường xuyên cảnh tỉnh Thần Anh “chớ vội lãng quên, tiên thọ vĩnh xương”, cũng là để nhắc nhở Thần Anh lúc đang trong tình trường ma luyện mình, chớ quên bản chân bản nguyện để trở về thiên giới.

– Hồng Lâu Mộng có nội hàm gồm chứa Tam Tài

1- Thọ ân phải báo đền. Đây là đạo lý ở cả trên thiên thượng và nhân gian. Thần tiên thọ ân cũng phải báo đáp. Nhận bao nhiêu đức, đáp bấy nhiêu ân.

2- Cõi nhân gian là một “đại quan viên”, các sinh mệnh cao tầng mượn nó làm hoàn cảnh, làm trường dạy đạo để phản bổn quy chân.

Trong các khảo nghiệm của thất tình lục dục, mang lấy thân người chịu đủ mọi khổ sở trong tam giới, bị mê hoặc trong các quan niệm đã hình thành cả trăm ngàn năm nay khi luân hồi, có thể siêu thoát xuất lai hay không? Đây chính là nhân tố và điều kiện để người tu luyện thức giác mà phản bổn quy chân! Trong các hoàn cảnh thuận nghịch, có thể phá mê, thức giác quay về bản tính tiên thiên, bản chất chân chính của mình, ta sẽ công thành viên mãn, đắc đạo, giải thoát.

3- Trong Hồng Lâu Mộng, Thần Anh là vai chính, còn các vai phụ là Tam Lăng thập nhị thoa trong đó có Lâm Đại Ngọc. Từ hồi 1 đến hồi 5: “Trong cảnh mộng, thập nhị thoa chỉ mê, uống rượu tiên diễn khúc hồng lâu mộng” cho biết trước khi vai chính đầu thai, thì các vai phụ dần dần giáng thế, nhóm người Vương Hi Phượng tuổi tác lớn dĩ nhiên xuống trần trước; nhóm “Tam Lăng thập nhị thoa” xuống thế sau một đời”.

Tất cả như một kịch bản, mà đạo diễn đã sắp đặt từ đầu đến cuối. Cuộc đời cũng như thế, mỗi người chúng ta đều đang diễn vai của mình. Mọi sinh hoạt, thành công hay thất bại của ta đều đã được an bài, ta gọi đó là số mệnh. Diễn tuồng xong rồi, ra sau hậu trường thì ai cũng như ai. Cuộc đời là vậy đấy, nào khác chi giấc mộng.

Trong Hồng Lâu Mộng, một tăng một đạo luôn giảng về cách thức tu luyện cùng phương thức độ người của Phật và Đạo, mượn Chân Sỹ Ẩn và sự giác ngộ của Giả Bảo Ngọc lúc gia đình xảy ra biến cố mà luận đàm về “đời người như giấc mộng”, chỉ có tu luyện mới là ý nghĩa thật sự của kiếp làm người! Từ xưa đến nay vào cửa Phật và Đạo tu luyện thì nhiều, nhưng đắc đạo công thành viên mãn lại chẳng có mấy ai, tại sao như thế?

*

Nhân vật Giả Bảo Ngọc trong bộ phim “Hồng Lâu Mộng” 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Trong hồi I: “Chân Sỹ Ẩn trong mộng biết thông linh, Giả Vũ Thôn hồng trần mong người đẹp”, nói rõ vì sao tu luyện thì nhiều, đắc đạo lại chẳng bao nhiêu!

Sỹ Ẩn thấy lòng người biến đổi, trong lòng chán nản, lại nghĩ đến biến cố vừa qua, vừa tức vừa giận, càng thêm đau lòng. Một hôm chống gậy ra phố dạo chơi cho thanh thản, chợt thấy một đạo sỹ chân đi khập khiễng, giày vải áo rách, ngông ngông ngang ngang, vừa đi vừa ca:

“Người đời ai cũng thích thần tiên,

Mà việc công danh chẳng muốn quên.

Tướng súy xưa nay đâu rồi vậy?

Nhà hoang cỏ dại lấn bên thềm.

Xem thêm: Top 50 Hình Ảnh Hoa Đẹp 20 11 Đẹp 2021 ❤️ Tặng Thầy Cô Ngày Nhà Giáo

Được làm thần tiên ai chẳng ham,

Mà sao bạc tiền vẫn cứ tham.

Tháng ngày cứ mải mê tích góp.

Nhắm mắt xuôi tay, hận muôn ngàn.

Được làm thần tiên ai cũng thích,

Mà sao vợ đẹp vẫn mê mết.

Ngày ngày lưu luyến bao tình cảm,

Hai mắt nhắm rồi còn biết ai.

Thế nhân đều thích làm thần tiên,

Nhưng chuyện cháu con chẳng muốn quên.

Cha mẹ có lòng nhưng chẳng rõ,

Hiếu thuận cháu con ai giữ bền?” .

Sỹ Ẩn nghe thấy, liền đến hỏi: “Ông ca bài gì mà chỉ nghe thấy ‘tốt thôi’ tốt thôi’ Vậy?”

Đạo sĩ cười đáp: “Nếu nghe được hai chữ ‘tốt thôi’ ‘tốt thôi’ thì cũng là sáng suốt đấy. Mọi việc ở đời muốn “tốt” thì phải “thôi”, “thôi” được thì “tốt”, không “thôi” được thì không “tốt”, “tốt” tức là “thôi”, “thôi” tức là “tốt”. Vì thế bài ca này có tên là ‘tốt thôi’ vậy”.

Sỹ Ẩn vốn thông minh, nghe được, hiểu ra ngay, nói: “Thong thả cái đã! Để tôi giải nghĩa bài ca này được không?”

Đạo sĩ cười, nói: “Giải thích đi”.

Sỹ Ẩn ngâm luôn:

 “Nay nhà vắng tanh, xưa đầy yến oanh,

 Nay cỏ dại tràn, xưa là vũ tràng,

 Tơ nhện giăng bít ngõ, màn the rủ lạnh lùng,

Xưa nào phấn nào hương, giờ tóc đã pha sương,

 Nay nấm mộ tha phương, xưa lầu các uyên ương,

Xưa vàng bạc đầy rương, nay ăn xin bên đường,

Nói người mệnh dở hay, phận mình cũng lất lây,

Xưa học bao điều hay, giờ đây xấu quá tay,

Những chọn nơi yên ấm, lại rơi vào lầu xanh,

Kén chọn mũ xanh hồng, lại mắc vào cùm gông,

Trước áo rách co ro, ấm no lại so đo,

Kịch đời vai diễn đủ tuồng. Nào ai biết quê hương chính mình?

Nghĩ ra lại thẹn với lòng,

Bao lần chuyển kiếp có mong được gì?”

Đạo sĩ điên nghe xong, vỗ tay cười, nói: “Đúng lắm! Đúng lắm!”

Sỹ Ẩn thốt lời: “Đi thôi!”. Rồi đỡ lấy cái túi trên vai đạo nhân, vác lên lưng, cùng đạo nhân kia đi luôn, không về nhà nữa.

Hồng lâu Mộng, mới đầu nói rõ, ai ai cũng biết làm thần tiên được tiêu dao tự tại, nhưng lại không hiểu rằng: Vứt bỏ được nhân tâm ấy chính là thần tiên; không buông bỏ được mọi chấp trước trong tâm, ấy chính là phàm nhân.

Thần tiên với phàm phu, giác ngộ với mê lạc chỉ sai khác ở một niệm. Đây là bố cục ảo diệu của Hồng Lâu Mộng, mở đầu thông qua Chân Sỹ Ẩn mà nói lên cái thâm ảo của sự tu luyện. Sau đó lấy chuyện tình duyên của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc mà diễn giải các khảo nghiệm ảo diệu trong tu luyện.

Việc tu luyện xem ra đơn giản, dù Phật hay Đạo đều dựa trên cơ sở là có buông bỏ được nhân tâm hay không? Đây là chỗ Đạo gia gọi là phản bổn quy chân, Phật gia kêu minh tâm kiến tánh. Tất cả đều lấy tu tâm làm chính.

Trong Hồng Lâu Mộng hàm ý trong câu: “Chân đến giả thì chân cũng giả, giả đến chân thì giả cũng chân” cùng bài ca “tốt thôi” xuyên suốt toàn nội dung cuốn truyện. Nó khiến ta suy tư: “Thế gian vạn sự vạn vật cái gì là chân, cái chi là giả? Làm gì là tốt, việc gì nên thôi?”

Mấy câu hỏi trên, mấy ai lý giải cho thông! Giải được chỗ này là hiểu ý nghĩa của kiếp làm người rồi vậy. Hồng Lâu Mộng cũng chính là được tạo ra để giải cái đáp án này. Đây chính là mượn văn chương để giảng giải đạo lý, phá mê cho thế gian này. Độc giả chỉ cần thông qua chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc mà hiểu được đạo lý của sự tu luyện.

Người đọc Hồng Lâu Mộng cần hiểu rõ: Giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc không hề có bị kịch về ái tình, mà là Giáng Chu tiên tử và Thần Anh đầu thai xuống trần, mượn trường tình ái mà kết thúc ước nguyện đã có trên thiên thượng!

*

Lâm Đại Ngọc, một trong Kim Lăng thập nhị thoa trong “Hồng Lâu Mộng”, bản 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Tu luyện phải chịu khổ, trên thiên thượng không có khổ để chịu, nên không có điều kiện để tu luyện, Giáng Chu tiên tử làm sao báo đáp được đại ân đại đức của Thần Anh? Cõi trần là luyện ngục, chịu khổ trước mọi ma nạn thiện ác cùng sự can nhiễu của thất tình lục dục đều là giả; mà trong cõi tình này, chịu “nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí” để báo ân và trả nghiệp mới là thực chất trong tu luyện.

Thế nào là tốt? Thế nào là thôi? Buông bỏ được mọi chấp trước là tốt! Thực hiện được nguyện ước khi xuống thế mới là tốt, mà viên mãn trở về thế giới ngày xưa của mình mới là thôi!

Thế nào là chân? Thế nào là giả? Cõi thế gian này chỉ là quán trọ tạm dừng chân, là giả, nơi sinh ra sinh mệnh tối nguyên sơ của mình mới là quê hương chân thật. Vì thất tình lục dục sai xử truy cầu danh lợi, được mất mà chịu khổ tâm nhọc thân đều là giả.

Khi chịu ma luyện trong cái tình để báo ân cùng trả nghiệp, từ đó ngộ đạo phản bổn quy chân mới là thật. Ta từ đâu lại, trở về nơi đó công thành viên mãn lúc đó mới thôi. Đây mới là mục đích tốt đẹp nhất của kiếp người – Chân đến giả thì chân cũng giả, giả đến chân thì giả cũng chân.

Nếu như giả Bảo Ngọc cùng Lâm Đại Ngọc, được thành chồng vợ sinh con đẻ cháu, thi đậu thành danh, biết đâu họ sẽ bị mê ảo bởi thất tình lục dục, đừng nói chi đến việc báo ân cùng trở về cảnh giới thần tiên, mà bản tính của họ sẽ bị che lấp bởi vật dục, quên hẳn chính mình là Thần Anh và Giáng Chu tiên tử, từ đó mãi mãi luân hồi nơi khổ hải, nguyện ước không thành mà còn mất đi cả tiên duyên của mình. Có nên như vậy không?

Giáng Chu tiên tử sau khi hoàn thành ước nguyện đã rời đi. Mọi biến cố xảy ra trong gia đình cũng như trong chuyện tình cảm, khiến Giả Bảo Ngọc giác ngộ, xuất gia làm hòa thượng, hiểu rõ đời như giấc mộng, buông bỏ tất cả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *