Bạn đang quan tâm đến Những câu nói hay trong hồng lâu mộng phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!
“Hồng Lâu Mộng” không chỉ là bộ tiểu thuyết kinh điển mà còn là bản mẫu tốt nhất cho gia đình hiện đại lấy làm gương. Trong 10 điều gia huấn của Giả phủ, mỗi điều đều khiến người ta bừng tỉnh, chỉ cần đọc hiểu một điều, thì có thể thu được ích dụng cả đời.
Những ai đã từng đọc qua “Hồng Lâu Mộng” đều biết rằng, hai dinh thự của Vinh Quốc phủ, Ninh Quốc phủ nguy nga rộng lớn đến nỗi chiếm hết cả một con phố. Gia đình to lớn như vậy, trên cả nghìn người, rốt cuộc là dựa vào điều gì để duy trì đây?
Ngoài số tài sản phong phú mà thế hệ trước để lại ra, còn có sự thiên vị xem trọng của Thánh thượng. Nhưng chính cái gọi là “gia huấn”, “gia phong” mới là bí quyết khiến hai gia tộc ấy trải qua trăm năm mà không mất đi phong cách quý phái của mình.
Bạn đang xem:
1. Cần yêu thương nhưng không được nuông chiều, cần bản tính tiên thiên nhưng không được để mặc tùy tiện
“Chả cứ trẻ con nhà này hay bên ấy, dù chúng có bướng bỉnh ương gàn thế nào chăng nữa, khi gặp người lạ đến cũng phải giữ lễ phép đúng đắn. Dù đã không biết giữ lễ phép, cũng không khi nào để cho nó gàn bướng mãi được. Người lớn nuông chiều nó, cũng chỉ vì một là thấy nó có vẻ dễ coi, hai là nó biết giữ lễ phép hơn người lớn, ai trông thấy cũng phải yêu phải thương, nên mới chợp mắt bỏ qua, nuông chiều nó một chút. Nếu cứ một mực bất chấp kẻ quen người lạ, làm xấu mặt cả người lớn, thì dù xinh đến đâu cũng đáng đánh chết”.
Có một lần, Giả phủ có người khách từ xa đến chơi, bèn bảo Bảo Ngọc ra ngoài gặp khách. Người khách thấy Bảo Ngọc trông đáng yêu, bước đến nắm tay cậu bắt chuyện. Bảo Ngọc vừa cười vừa trả lời, không dám có chút thất lễ nào.
Trước lúc rời khỏi, tất cả khách đều cảm thán: “Bảo Ngọc là một quý công tử được nuông chiều ngay từ tấm bé, sao tính cách lại tốt đến như vậy được nhỉ? Bị mấy người lạ lôi đi kéo lại, còn hỏi này hỏi nọ nữa, không những không tức giận, lại còn ngoan ngoãn lễ phép đến như vậy!“.
Có thể thấy, Bảo Ngọc tuy là công tử cưng của Giả phủ nhưng đã sớm học được cách ứng xử lễ nghi, trước mặt người ngoài luôn tuân theo khuôn phép, tuyệt không tùy tiện làm càn.
Bảo Ngọc vẫn là đứa trẻ, hồn nhiên, phóng túng cũng là đương nhiên. Nhưng sự phóng túng của bản tính tiên thiên (bản tính trời sinh ban đầu) cần phải dựa trên nền tảng của gia giáo, quy củ, lễ nghi. Có thế mới tạo ra một Bảo Ngọc hồn nhiên đến mức đáng yêu như vậy.
Bảo Ngọc tuy là công tử cưng nhưng đã sớm học được cách ứng xử lễ nghi, trước mặt người ngoài luôn tuân theo khuôn phép, tuyệt không tùy tiện làm càn. Ảnh dẫn theo toplist.vn
Giả dụ như Giả Bảo Ngọc là đứa trẻ không biết trên dưới, lớn nhỏ, không biết phép tắc quy củ thì dù cho cậu trông đẹp đẽ dễ nhìn đến đâu cũng không thể nhận được tình cảm yêu thương thật sự của mọi người trong khắp Ninh phủ.
Người lớn cưng chiều trẻ nhỏ là rất thường thấy, nhưng “yêu thương” thật sự tuyệt đối không phải là phóng túng, mà là dạy cho chúng biết quy cách trong hành sự, để chúng biết được đạo lý uyên nguyên sâu xa đằng sau lời giáo huấn trong gia đình.
2. Những lúc đọc sách thì nghĩ đến sách, những lúc không đọc sách thì nhớ nghĩ đến gia đình
Nói đến đọc sách, trong “Hồng Lâu Mộng” người chán ghét chuyện này nhất đương chính là Bảo Ngọc. Có một lần, Giả Bảo Ngọc sắp phải đi học, trước khi đi, a hoàn lớn là Tập Nhân của cậu căn dặn rằng: “Đi học là việc rất hay, nếu không thì lêu lổng suốt đời, còn làm nên trò gì được? Chỉ có một điều, khi đi học thì cậu nghĩ đến sách, khi nghỉ thì nghĩ đến nhà, nhất là đừng đùa nghịch với ai, ông biết thì không phải chuyện chơi đâu. Tuy học phải cố gắng, nhưng cũng phải có chừng mực, một là tham nhiều thì nhai không kỹ, hai là cần phải giữ gìn sức khỏe. Tôi nghĩ thế đấy, cậu nên hiểu cho”.
Tập Nhân tuy chỉ là một a hoàn trẻ tuổi, ăn nói lại trưởng thành chín chắn, chỉ mấy câu ngắn ngủi nhưng lại nắm trúng vấn đề trọng tâm trong chuyện giáo dục: Vì sao phải học hành? Làm thế nào để học hành cho tốt?
Trước hết, là một người đọc sách, đi học là nghĩa vụ quan trọng đầu tiên. Nếu bạn ở trong độ tuổi nên phải học hành mà không học hành cho tốt, không trau dồi tri thức, rèn luyện bản sự thế thì sau này làm thế nào bước chân vào xã hội đây, làm thế nào nói chuyện tu thân, tề gia?
Tuy học phải cố gắng, nhưng cũng phải có chừng mực, một là tham nhiều thì nhai không kỹ, hai là cần phải giữ gìn sức khỏe. Ảnh dẫn theo ent.sina.com.cn
Ngoài ra, học hành coi trọng hạn độ, tham nhiều vô ích, thà rằng chậm chạp làm việc, cũng đừng nghĩ ăn liền một hơi trở thành người mập ngay. Cuối cùng, những lúc không đọc sách thì nên nhớ nghĩ nhiều đến người thân trong gia đình, lời căn dặn của bề trên, giáo huấn của cha mẹ càng cần phải khắc sâu trong lòng.
3. Kiểm soát tốt đời người, hãy bắt đầu từ việc kiểm soát “cái miệng”
Già Lưu lần đầu tiên khi đặt chân vào đại quan viên, trong lòng liền bội phục rằng: “Những ông lớn bà lớn, cậu ấm cô chiêu, mỗi ngày đều có biết bao nhiêu món ngon vật lạ, rượu ngon đặt ngay trước mặt, nếu là đổi thành người khác thì từ sớm đã ăn thành người béo rồi! Nhưng điều kỳ lạ là, các cô các cậu trong Giả phủ đều thân hình cân đối, ai nấy đều như kim đồng ngọc nữ từ trong tranh bước ra vậy! Nhất là bọn người giống như em Lâm, Vương Hy Phượng, Bình Nhi, đều là thân hình mảnh mai một kiểu, hệt như liễu rủ trong gió vậy”.
Già Lưu phát hiện rằng, những tiểu thư này ăn cơm chỉ ăn bảy phần no, dù cho đồ ăn có ngon hơn nữa, nhiều nhất cũng chỉ gắp thêm vài miếng, rồi nhất định phải buông đũa xuống, không chỉ có thể giữ gìn vóc dáng, còn có thể rèn luyện ý chí của mình. Già Lưu không khỏi cảm thán rằng: Đây mới thật sự là phong cách quý phái!
“Ăn” là hoạt động cơ bản nhất trong sinh hoạt hàng ngày, cũng là thứ khó kiểm soát nhất. Nếu như bạn muốn làm chủ cuộc đời của mình, hãy bắt đầu từ việc “kiểm soát cái miệng”, không thể muốn gì làm nấy, nhất định phải kiêng kỵ rượu chè, ăn uống quá độ.
4. Tôn trọng mỗi một sinh mệnh, không kể nghèo khổ hay giàu sang
Rất nhiều người chỉ nhìn thấy Già Lưu bị mọi người chọc ghẹo, nhưng lại không nhìn thấy tình cảm yêu mến và thương xót của Giả mẫu đối với bà. Thấy bà ăn cơm ăn rất ngon miệng, Giả mẫu vội vàng đem phần thức ăn của mình nhường cho bà. Giả mẫu lại lệnh cho một hầu gái gắp các loại thức ăn vào trong một cái chén đưa cho Bản Nhi, cháu trai của Già Lưu, để cho thằng bé ăn được vui vẻ hơn.
Ăn cơm xong, Vương Hy Phượng và Uyên Ương khi nãy còn “chọc ghẹo” Già Lưu cũng đều đến xin lỗi bà, sợ bà bị tủi thân, họ nhao nhao giải thích rằng mọi chuyện đều vì để khiến cho bà cụ nhà vui lòng, chứ không có ý gì khác.
Đến hôm Già Lưu về lại nhà, không chỉ Giả mẫu, còn có Vương phu nhân, Phượng Thư, gồm cả a hoàn Bình Nhi, đều thân thiết chuẩn bị quà cáp tiễn chân, có cái ăn, có cái mặc, có cái dùng, còn có một khoản tiền cho cả nhà Già Lưu đặt mua ruộng đất hoặc làm vốn để mở cửa hiệu buôn bán nhỏ. Quả thật là tỉ mỉ chu đáo, tôn trọng có thừa.
Đây cũng là nguyên tắc giáo dưỡng trong Giả phủ. Dù bạn là vương hầu quý tộc thì tôi cũng không bám víu, nịnh nọt. Dù cho bạn là người dân bình thường, thậm chí là tên ăn xin nơi đầu đường xó chợ, thì tôi cũng lấy lễ đối đãi, tuyệt không tỏ ý khinh mạn.
Đó chính là sự tôn trọng cao quý nhất, tôn trọng mỗi một sinh mệnh, không kể giàu sang hay bần cùng. Bởi vì sinh mệnh đều là đáng nên trân quý. Con người cần phải học cách biết cảm ân, học biết báo đáp, yêu quý người khác như chính bản thân mình vậy.
5. Đã có “giai nhân”, cũng không thể quên người nhà
Tình yêu của Đại Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng” khiến người khác không khỏi ngưỡng mộ. Ai ai cũng đều mong có được một tri kỷ Bảo Ngọc giống như Đại Ngọc vậy, lúc nào cũng để cô trong lòng, dường như tình yêu chính là tất cả của hai người họ vậy.
Trên thực tế, Bảo Ngọc tuyệt đối không phải là người “riêng chỉ biết có tình yêu”. Trong tâm của chàng, thế gian con người này ngoài tình yêu tốt đẹp ra, còn có cha mẹ bề trên cần phải hết lòng chăm sóc. Người nhà mãi mãi là ở vị trí số một trong lòng.
Mặc dù đã có giai nhân nhưng cha mẹ bề trên cũng cần phải hết lòng chăm sóc. Ảnh dẫn theo pinterest.com
Chính lúc chàng thổ lộ tâm ý với em Lâm, cũng không hề vứt bỏ hiếu đạo sang một bên. Giả Bảo Ngọc nói như thế này: “Ngoài bà nội, cha mẹ ba người này ra, người thứ tư chính là muội đó“.
Giai nhân tuy khó được nhưng người nhà là huyết mạch chí thân luôn luôn ủng hộ bạn, che chở bạn. Họ đứng ở sau lưng bạn vô điều kiện. Ngay từ khi bạn bắt đầu đến thế giới này, họ đã yêu thương bạn không một lời oán thán.
Loại tình yêu này tuy không oanh oanh liệt liệt, cũng không có chút tình cảm lãng mạn nào, nhưng nó bình dị, chân thật, sẽ không bao giờ thuận theo năm tháng qua đi mà tan biến mất.
Xem thêm:
6. Giáo dục con trẻ với nhiều tình yêu thương hơn
Bạn có nhớ tình tiết Giả Bảo Ngọc bị cha là Giả Chính đánh đập tàn nhẫn hay không? Đó có thể nói là đoạn kịch tính nhất trong “Hồng Lâu Mộng”.
Vì “nghiệp chướng” Giả Bảo Ngọc này, không chỉ Giả Chính đau lòng nhức óc, nổi giận xung thiên, Vương phu nhân cũng đấm ngực dậm chân không thôi. Ngay đến cả lão thái quân trước nay bản tính hiền lành dễ chịu cũng giận đến dựng cả tóc gáy, thốt ra những lời lẽ tàn nhẫn. Nhưng bà tức giận không phải là bởi Bảo Ngọc phạm phải sai lầm, mà là bởi vì phương thức giáo dục “bạo lực” của Giả Chính.
Bà cụ nói rất hay, thử hỏi có đứa trẻ nào không phạm phải sai lầm chứ? Nhưng hễ phạm phải sai lầm, anh liền đánh mắng, cứ như vậy mãi liệu anh có biết được sẽ có hậu quả thế nào hay không?
Con trẻ là cần phải dạy dỗ, lần một không được thì lần hai, lần hai không được thì lần ba. Nhưng nếu như chỉ vì phẫn uất nhất thời, hả giận nhất thời, liền lôi con trẻ ra đánh, đánh hỏng rồi, đánh nát trái tim của nó rồi, nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn đó có thể chính là điều mà bố mẹ mãi mãi không thể bù đắp được.
Đối với con trẻ còn đang nhỏ tuổi, hết lòng dạy bảo lúc nào cũng sáng suốt hơn nhiều so với việc hô tới quát lui. Một bạt tai giáng xuống thì rất dễ, nhưng dấu ấn nó để lại trong tâm khảm lại là cả đời không thể xóa đi.
Mặc dù con trẻ có chỗ nghịch ngợm, có hành vi quậy phá, nhưng các bậc phụ huynh đều là người biết rõ đạo lý, đều là người trưởng thành trầm ổn. Chúng ta càng nên nhẫn nại nhiều hơn, lý giải nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn. Bởi điều mà con trẻ cần là giáo dục bằng tình yêu thương.
7. Quân tử thật sự, nói được phải làm được
Vưu Tam Thư, người có dung mạo hơn hẳn cả Đại Ngọc, một lòng chỉ chung tình với công tử Liễu gia Liễu Tương Liên, nhưng lại không ngờ rằng Liễu công tử ngày trước tuy đã đồng ý hôn sự này, sau đó lại thay lòng đổi ý.
Cuối cùng, Liễu Tương Liên đến nhà thoái hôn, nhất định muốn đòi lại bảo kiếm uyên ương, nguyên là tín vật định thân của hai người.
Vưu Tam Thư bản tính cương liệt, đau đớn không thôi. Cả một đời nàng chỉ nguyện ý gả cho mình chàng, giờ đây nếu đối phương đã hối hận, thì nàng cũng không nguyện ý sống tiếp nữa. Thế là Tam Thư bèn rút kiếm tự vẫn, ngọc nát hương tan. Liễu Tương Liên hối hận không thôi, tự mình nói không giữ lời, ngược lại đã đoạn mất tính mệnh hồng nhan.
Đã gọi là người quân tử, nói được thì phải làm được, phải chịu trách nhiệm với từng lời nói, mỗi câu chữ mà mình nói ra, bảo vệ sự thành tín trang nghiêm đằng sau mỗi lời mình nói. Thành tín là phẩm chất cơ bản nhất để mỗi một người đứng vững nơi thế gian, nói được ắt phải làm được, mới là quân tử thật sự.
Tam Thư rút kiếm tự vẫn, Liễu Tương Liên hối hận không thôi, tự mình nói không giữ lời, ngược lại đã đoạn mất tính mệnh hồng nhan. Ảnh dẫn theo en.wikipedia.org
8. Y phục là gương mặt thứ hai của bạn
Tập Nhân bởi mẹ bệnh nặng, phải về nhà chăm sóc ngay. A hoàn trở về nhà, nguyên vốn không phải chuyện lớn gì, bởi thân phận của Tập Nhân khác biệt, vừa là đại a hoàn trong Giả phủ, lại là người trong nhà sau này của Bảo Ngọc. Vương phu nhân bèn lệnh cho Vương Hy Phượng cẩn thận thu xếp hành lý cho Tập Nhân, còn có y phục trang sức mà nàng mặc đội trên người.
Phượng Thư vốn đã quen cảnh đời, cũng rất biết nguyên tắc. Nàng ta thấy Tập Nhân tuy đã đeo vòng tay, cài trâm đầu, nhưng lại không có lấy một chiếc áo khoác xứng với thân phận. Vương Hy Phượng bèn lấy y phục của mình ra tặng cho Tập Nhân, để nàng mặc về nhà.
Một là vì quy củ trong Giả phủ, không thể để cho người ngoài xem thường được. Hai là vì bản thân Tập Nhân hiện nay không phải là hạ nhân thông thường, mà là bà mợ tương lai, chỉ có ăn mặc xứng đáng, mới có thể nhận được sự tôn trọng của mọi người trên dưới trong phủ.
Không kể bạn là thân phận gì, theo công việc gì, dù là chức vị bình thường nhất, công việc phổ thông nhất, y phục của bạn đều đại biểu cho gương mặt thứ hai của bạn. Áo quần tuy là vật ngoài thân, nhưng lại có thể hiển lộ ra cá tính, tâm thái, địa vị, thậm chí hoàn cảnh của bạn trước tiên.
Một bộ quần áo đẹp, chưa hẳn là xa hoa đắt tiền, nhưng nhất định phải tự nhiên thỏa đáng, phù hợp với khí chất của bạn, thể hiện ra thẩm mỹ của bạn. Như vậy không kể là gặp phải chuyện gì, chỉ cần mặc bộ y phục đó, bạn đều có thể ứng đối một cách tự nhiên.
9. Thích làm việc thiện, cuối cùng được phúc báo
Già Lưu bởi gia cảnh khó khăn, đến Giả phủ xin chút của bố thí. Nếu đổi lại là gia đình thông thường, nếu không phải là khinh thường đuổi người ta đi, thì chính là đóng cửa giả vờ không thấy mặt.
Nhưng Vương phu nhân, Phượng Thư trong Giả phủ lại không xem thường Già Lưu lần đầu mới đến, trái lại mời bà dùng cơm, nhiệt tình đối đãi, còn vui lòng tặng cho bà một khoản tiền, tuyệt không phải là hai chữ “bố thí”, chỉ nói là “tình cảm” giữa họ hàng thân thích.
Vui vẻ làm việc thiện đến như vậy, có thể thấy sự tồn tại của gia huấn quan trọng đến mức nào! Tuy rằng sau này Giả phủ không may mắc nạn, ân tình mà Vương Hy Phượng ngày trước trao cho Già Lưu đã được hồi báo. Xảo Thư con gái của nàng may mắn thoát khỏi kiếp nạn.
Người ta luôn luôn nên là phó xuất không cần báo đáp, mọi người bởi giúp đỡ người khác mà có được niềm vui phát từ trong tâm. Nếu như ai ai cũng đều có thể trong lúc người khác đang gặp khó khăn mà đưa ra bàn tay giúp đỡ, thì năng lượng của tình yêu tất nhiên sẽ không ngừng lan tỏa. Rồi có một ngày, nó cũng sẽ hồi báo trở lại chúng ta.
10. Phàm làm chuyện gì phải có chừng mực, làm người nên phải biết đủ
Bài thơ “Hảo liễu ca” trong tác phẩm từng hát rằng trên thế gian có 4 “thứ tốt” khiến người ta không sao quên được: Một là công danh, hai là tiền bạc, ba là vợ đẹp, bốn là con cái.
Xem thêm:
Vì công danh lợi lộc, vì người đẹp như mây, vì quyền thế địa vị, vì gia đình con cái, mọi người không kể ngày đêm, bỏ hết tất cả mọi thứ, cho rằng làm như vậy mới có thể đổi lại cuộc sống mà mình tha thiết mơ ước. Nhưng họ lại không biết rằng, hết thảy những thứ vàng son lộng lẫy, rực rỡ lóa mắt chẳng qua chỉ là giấc mộng hão huyền chỉ trong nháy mắt. Chỉ có bình thản tự nhiên, mới là thực thực tại tại.
“Thân hậu hữu dư vong súc thủ, Nhãn tiền vô lộ tư hồi đầu”. (Tạm dịch: Sau lưng có đường lui nhưng không chịu buông tay, trước mắt muốn quay trở về cũng không còn lối). Hãy sống sao cho không bao giờ bạn phải đối diện với tình cảnh trớ trêu ấy.
Chúc các bạn thành công !