Việt Nam là đất nước đa dân tộc và nhiều tôn giáo. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của rất nhiều tín ngưỡng dân gian. Do đó để phân biệt được các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo là bản địa hay được du nhập từ nước ngoài vào đều không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc Đạo Mẫu Việt Nam, một trong những tín ngưỡng lâu đời nhất của dân tộc ta.
>>> Tìm hiểu thêm: Phật Giáo là gì? Nguồn gốc, lịch sử ra đời của Phật giáo
Lịch sử hình thành Đạo Mẫu Việt Nam
Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện một khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao. Từ đó góp phần giúp cho hệ thống điện thần và bộ mặt văn hóa của không chỉ dân tộc Kinh chiếm đa số mà còn cả các tộc người thiểu số đang sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam. Trong hệ thống các thần linh có nhiều vị thần là người dân tộc thiểu số. vì vậy Đạo Mẫu cũng tích hợp các sinh hoạt văn hóa của người dân tộc thiểu số vào trong nghi lễ của đạo này (ví dụ như: ăn mặc, âm nhạc, múa hát…).
Tục thờ Mẫu đã có từ rất lâu đời, từ khi dân tộc chúng ta còn ở trong chế độ mẫu hệ. Nhưng chỉ đến khi Mẫu Liễu giáng sinh, tín ngưỡng thờ Mẫu mới được chính thức trở thành quốc đạo của Việt Nam. Các vua nhà Lê là người có công thống nhất tục thờ Mẫu của người Việt ở miền xuôi và tục thờ Sơn Trang của người dân tộc thiểu số ở miền núi để hình thành Tam tòa Thánh mẫu. Trong đó Thần Chủ của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chúa Sơn Trang của người miền núi là Mẫu Thượng Ngàn.
Đạo Mẫu Việt Nam bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu
Như vậy, Đạo Mẫu của Việt nam đã chính thức được ra đời vào thế kỷ 15. Cụ thể là kể từ ngày Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất (năm 1434). Cho đến nay mới chỉ tồn tại được hơn 600 năm. Điều đó chứng tỏ Đạo Mẫu có sau Đạo Phật. Nhưng còn tục thờ mẫu của Việt Nam thì đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, trước cả khi Đức Phật niết bàn (hơn 2561 năm) năm trước.
Mối liên hệ giữa Đạo Mẫu và Đạo Phật
Lịch sử hình thành Đạo Phật ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết quê hương của Đạo Phật là Ấn Độ sau đó được truyền bá vào Việt Nam. Hiện nay nhiều tư liệu lịch sử cũng chứng minh Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trước cả Trung Quốc.
Dưới thời nhà thời Trần, Đạo Phật được xem là Quốc Đạo. Các nhà sư được phép còn tham gia công việc triều chính. Ngoài ra các quan lại thậm chí vua nhà là Trần Nhân Tông còn từ bỏ ngai vàng, cuộc sống vinh hoa phú quý để lên núi Yên Tử để tu hành. Sau này ông đã trở thành Phật Hoàng của Việt Nam.
Trải qua nhiều thế kỷ, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn bên cạnh rất nhiều các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Sức ảnh hưởng và lan tỏa của Phật pháp ngày một sâu rộng đến đời sống người Việt.
Mối liên hệ giữa Đạo Mẫu và Đạo Phật
Như đã nói ở trên, tín ngưỡng thờ Mẫu có từ rất lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên chỉ khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh và trở thành Thần Chủ thì Đạo Mẫu mới được hình thành. Và cũng chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã có công “trần thế hóa” Đạo Mẫu giúp nó đi sâu vào đời sống dân gian, bắt rễ vào xã hội và lưu truyền mãi trong đời sống tâm linh của người Việt.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Thần Chủ của Đạo Mẫu
Mẫu Liễu Hạnh sau này đã quy y nhà Phật. Chính vì Mẫu quy y nhà Phật nên Mẫu không để lại bất cứ một pháp môn nào cho Đạo Mẫu. Vì vậy người đời sau cho rằng Mẫu muốn chúng ta hãy thực hiện theo các giáo lý của Nhà Phật.
Chính vì lẽ đó, Đạo Phật và Đạo Mẫu luôn đồng hành và không thể tách rời nhau. Nơi đâu có bàn thờ Phật thì chắc chắn sẽ có ban Mẫu. Khi đến đền điện nào thờ Mẫu và thờ Thánh hầu thì bên cạnh nhất định có bàn thờ Phật
>>> Xem thêm: Đạo mẫu là gì?
Đạo Mẫu Việt Nam xuất hiện phải chăng đó là xã hội nông nghiệp, nông thôn và nông dân với đặc trưng là nền canh tác lúa nước và xã hội mang đậm tính mẫu hệ coi trọng vai trò to lớn của người phụ nữ ? Đó còn là một xã hội manh nha phát triển nền “thương nghiệp” với hình thức chợ quê vào thế kỷ XV- XVII, đặc biệt là thời kỳ Nhà Mạc vai trò trụ cột của người phụ nữ vẫn rất cao. Và ngày nay trong khung cảnh xã hội công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường mở cửa lại là mảnh đất mới cho sự “phục hưng” của hình thức tín Thờ Mẫu trở lại.
Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Nếu cần được trợ giúp các thông tin về phong thủy, bạn có thể liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM