Quản trị nguồn nhân sự (HR) có thể nói là tiền đề của một doanh nghiệp và nó bao gồm một loạt các khái niệm kinh doanh cơ bản, bao gồm từ tuyển dụng, phúc lợi, thăng tiến, cũng như những vấn đề đặc biệt về thuế và luật lao động.
Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà tuyển dụng giỏi nói riêng, hay một nhà quản trị nguồn nhân sự tốt nói chung, thì việc theo học ngành Quản trị nhân sự có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình tuyển dụng và những vấn đề khác mà các nhà quản lý nhân sự hay gặp phải.
Thế nào là ngành Quản trị nguồn nhân sự?
Không cần phải giải thích quá nhiều, Quản trị nhân lực là việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực của một công ty, tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả. Hay theo giáo sư Felix Migro: “Quản trị nhân lực là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”.
Nếu như nói Marketing là bộ phận nòng cốt, Sales là bộ phận mũi nhọn của một doanh nghiệp, thì Nhân sự là bộ phận hậu phương vững chắc giúp cho doanh nghiệp phát triển.
Ngành Quản trị nhân sự dạy những gì?
Nếu các bạn đã tìm hiểu qua, môn Quản trị nhân sự là một trong những môn học bắt buộc thuộc nhóm ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh, nhưng nếu bạn yêu thích và muốn theo đuổi ngành học này cho nghề nghiệp tương lai, bạn hoàn toàn theo học những cấp bậc cao hơn chuyên biệt của ngành Nhân sự: bậc Cử nhân và bậc Cao học.
- Ở bậc Cử nhân, các bạn sẽ chủ yếu được giảng dạy những kiến từ đại cương đến chuyên sâu. Các bạn sẽ được học cách sắp xếp, tổ chức và quản lý nhân sự. Ngoài ra, cũng sẽ có một vài môn học liên quan đến kỹ năng cần thiết cho một người làm việc trong ngành quản trị.
- Còn nếu theo đuổi ngành Quản trị nhân sự bậc Cao học, các bạn sẽ được dạy những kiến thức nâng cao hơn của ngành, đồng thời những kiến thức về cách lập chiến lược và hoạch định kế hoạch tổ chức nhân sự cho một doanh nghiệp cũng sẽ giúp bạn có thể phát triển vị trí công việc hiện tại của mình.
Những lợi ích khi du học Quản trị nhân sự
Học quản lý nhân sự ở bất kỳ cấp độ nào, các bạn cũng sẽ được hưởng những quyền lợi từ triển vọng nghề nghiệp cao, hiểu biết sâu hơn về vai trò và phát triển năng lực chuyên môn. Bằng cấp khi du học sẽ được công nhận toàn cầu, giúp hồ sơ xin việc sau này của bạn nổi bật hơn và triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn.
Dưới đây là một vài lợi ích của việc du học ngành Quản trị nhân sự:
-
Bạn có thể giữ vị trí dẫn đầu
Nhân sự là một trong những bộ phận được ưu tiên hàng đầu của một doanh nghiệp, những người làm nhân sự luôn phải đối mặt với những thách thức và đưa ra quyết định về quản lý nguồn nhân sự của doanh nghiệp dựa trên những kiến thức có được. Ngoài ra, bạn còn phải đóng vai trò là người thúc đẩy để phát triển kỹ năng, kiến thức và thái độ của người lao động.
-
Thu nhập của bạn sẽ hơn mức trung bình
Với việc có mức thu nhập trên trung bình sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn, nếu bạn muốn đi du lịch, mua nhà hoặc là tiết kiệm cho tương lai, bạn cũng sẽ không phải quá cân nhắc khi chi tiêu. Công việc Nhân sự thường có mức lương ổn định và tốt hơn so với một số ngành nghề khác.
-
Bạn sẽ ảnh hưởng đến cách sống của mọi người
Bên cạnh việc đưa ra những giải pháp để tối đa hóa hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty. Quản lý nhân sự còn là người trực tiếp đánh giá và áp dụng những phúc lợi cho nhân viên. Hiểu được nhu cầu của mọi người là cách tốt nhất để khuyến khích họ cố gắng hơn trong công việc.
-
Bạn giúp mọi người cùng phát triển
Các nhà quản lý nhân sự có liên quan trực tiếp với nhân viên từ đầu đến cuối vai trò của họ trong tổ chức. Điều này có nghĩa là họ ở đó để cung cấp hỗ trợ và huấn luyện liên tục cho mỗi nhân viên. Các nhà quản lý nhân sự giỏi nhất có mối quan tâm thực sự đối với sự phát triển của mỗi nhân viên. Họ dành thời gian để tư vấn và cung cấp phản hồi hữu ích cho mỗi cá nhân.
-
Ngành Quản trị nhân sự là một ngành không ngừng HOT
Các công ty sẽ luôn cần các chuyên gia trong việc quản lý nguồn nhân lực khi họ muốn phát triển doanh nghiệp của mình. Điều này có nghĩa là học Quản trị Nhân sự mang đến cho bạn sự an toàn khi biết rằng sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực này.
-
Học được cách giải quyết vấn đề
Nếu bạn có được sự hài lòng trong cách giải quyết vấn đề của mình, thì ngành Quản lý nhân sự chắc chắn là lĩnh vực dành cho bạn. Các chuyên gia nhân sự giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru bằng cách phân loại các mối quan tâm và tranh chấp của nhân viên. Điều này là cần thiết trong việc giữ cho nhân viên được đánh giá cao và làm việc có năng suất.
-
Không có ngày nào giống ngày nào!
Làm việc trong ngành Quản lý nhân lực, bạn sẽ luôn luôn được thử thách với các tình huống khác nhau. Nhiệm vụ của bạn sẽ thường xuyên thay đổi từ việc xử lý các chiến lược tuyển dụng đến phúc lợi của nhân viên và thậm chí cả những ảnh hưởng của việc đổi mới luật lao động đối với các quy định tại nơi làm việc.
Bạn cần những tố chất gì để học và làm việc trong ngành Nhân sự?
Trước khi theo học và làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cần tìm hiểu thật kỹ những tố chất hoặc kỹ năng mình cần có để đảm bảo việc theo đuổi lâu dài.
Dưới đây là những tố chất đòi hỏi một người học và làm nhân sự phải có:
-
Tính đa nhiệm
Khả năng “đa nhiệm” là một tố chất cần phải nhắc đến đầu tiên khi nói về người làm nghề nhân sự. Với đặc thù công việc, các bạn phải đảm bảo hoàn thành những công việc được giao từ tuyển dụng, đánh giá, bồi dưỡng, sa thải cũng như duy trì các hoạt động nhằm đảm bảo văn hóa công ty.
-
Đánh giá và khả năng định hướng
Nếu muốn trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi, thì tố chất đánh giá và định hướng bạn bắt buộc phải có, bởi vì những tố chất này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác nhất về nguồn nhân sự của công ty, từ đó các bạn có thể tự tin đánh giá và định hướng được năng lực của mỗi người nhằm phát huy tối đa nhất những thế mạnh của họ.
-
Sự tận tâm, đồng cảm
Làm nghề nào cũng vậy, sự tận tâm giúp bạn luôn hết mình hoàn thành công việc được giao, còn đồng cảm giúp bạn hiểu được người lao động cũng như ban lãnh đạo của mình cần gì để hoàn thành một cách tốt nhất.
-
Giao tiếp tốt, hiểu biết rộng
Kỹ năng giao tiếp trôi chảy, lưu loát sẽ có thể khiến người đối diện cảm thấy bạn là một người đáng tin cậy. Và điều kiện lại vô cùng cần thiết đối với người làm nhân sự, và sẽ còn hiệu quả hơn khi bạn biết cách kiềm chế cảm xúc trong những tình huống bất ngờ để xử lý chúng hợp lý nhất.
Ngoài ra, một chuyên viên nhân sự giỏi cần am hiểu các kiến thức xã hội, những vấn đề liên quan đến pháp luật như luật lao động, quy định về bảo hiểm y tế-xã hội, thuế thu nhập cá nhân… để kịp thời thông tin và tư vấn một cách chính xác khi nhân viên của mình có những thắc mắc cần giải đáp.
Ngoài ra, còn một số kỹ năng cần có:
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng tổ chức và quản lý
- Kỹ năng đào tạo
- Kỹ năng quản lý ngân sách
Điều kiện du học ngành Quản trị nhân sự
Để biết được yêu cầu đầu vào chính xác nhất, các bạn cần liên hệ với bộ phận tuyển sinh của trường hoặc EasyUni để được hỗ trợ thông tin.
Về cơ bản, điều kiện đầu vào sẽ được yêu cầu dựa trên chương trình học mà bạn chọn, chung quy sẽ có những yêu cầu cơ bản về trình độ học vấn và trình độ Anh ngữ (đối với các chương trình học không dạy bằng tiếng Anh, các bạn cần tìm hiểu chính xác về yêu cầu ngôn ngữ):
Chương trình Cử nhân
- Tốt nghiệp THPT, GPA tối thiểu 6.0
- IELTS tối thiểu 5.5 hoặc TOEFL tối thiểu 60
Chương trình Cao học
- Tốt nghiệp THPT, GPA tối thiểu 6.5
- IELTS tối thiểu 6.0 hoặc TOEFL tối thiểu 80
Nên du học Quản trị nhân sự ở đâu?
Sau khi tìm hiểu kỹ về tính chất và yêu cầu của ngành Quản trị nhân sự, điều bạn nên quan tâm tiếp theo có lẽ là lựa chọn một địa điểm du học thích hợp. Thế nào là địa điểm du học thích hợp? Quốc gia đó phải có nền giáo dục phát triển, nhiều trường Đại học lớn tọa lạc và quan trọng là phải phù hợp với ngân sách du học của bạn.
Top 10 quốc gia gợi ý cho bạn lựa chọn du học ngành Quản trị nhân sự:
Top 10 trường Đại học dạy ngành Quản trị nhân sự tốt nhất thế giới 2019
(*): Theo bảng xếp hạng QS World Universities 2019.
Cơ hội việc làm và mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị nhân sự
Bạn có thể làm những công việc gì khi có trong tay văn bằng Quản trị nhân sự?
Nếu bạn tốt nghiệp Cử nhân Quản trị nhân sự:
- Quản lý nhân sự
- Quản lý chế độ phúc lợi
- Quản lý hệ thống thông tin HR
- Quản lý đào tạo và phát triển
- Quản lý quan hệ người lao động
Còn khi bạn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân sự:
-
Giám đốc Quản trị nhân sự
Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị nhân sự
Nguồn hình: allbusinessschools.com