Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cẩm nang Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020 văn hóa, phong tục tập quán ở các địa phương tại Việt Nam… là như thế nào nhé!
[Cẩm Nang] Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020
Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020
=>Bạn có thể click xem các: Giỏ Trái Cây Đám Tang để đi viếng người đã mất
Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra từ ngày 09h00 ngày 24/8/2020. Sau đây là thể lệ chi tiết cuộc thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung cuộc thi tập trung vào các chủ đề: Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ; nội dung cơ bản trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh; những thành tựu, kết quả trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong 34 năm đổi mới (1986 – 2020), những chủ trương lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Thực hiện Quyết định số 1748/QĐ-BGDĐT ngày 02/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020 (gọi tắt là Cuộc thi); Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch Cuộc thi, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
– Chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và 109 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2020).
– Tuyên truyền Lễ kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945- 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945- 2/9/2020) và kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2020.
– Góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
– Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
– Tổ chức Cuộc thi là hoạt động có ý nghĩa góp phần tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Ngành nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII.
2. Yêu cầu
– Triển khai Cuộc thi sâu rộng đến toàn thể học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh niên ở trong nước và lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài.
– Các nhà trường và cơ sở giáo dục, đào tạo chủ động tuyên truyền và tổ chức cho các tập thể và cá nhân tham gia, để Cuộc thi lan tỏa và thu hút các thí sinh dự thi.
II. NỘI DUNG CUỘC THI
– Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ; tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục Việt Nam; những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Nội dung cơ bản trong: “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm “Dân vận” và tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
– Tư tưởng Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam.
– Những nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Những thành tựu, kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong 34 năm đổi mới (1986-2020), những chủ trương lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
– Đảm bảo phù hợp đối tượng dự thi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ triển khai
1.1. Công tác chuẩn bị (từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2020)
– Ban hành Thể lệ Cuộc thi, Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Soạn thảo câu hỏi thi, Ban Thẩm định câu hỏi thi, Ban Giám khảo Cuộc thi;
– Tổ chức biên soạn, thẩm định câu hỏi và đáp án;
– Chạy thử phần mềm Cuộc thi;
– Ban hành công văn chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở đào tạo chủ trì, phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội hướng dẫn HSSV, đoàn viên, thanh niên; lưu học sinh ở nước ngoài để hưởng ứng tham gia Cuộc thi.
– Thí sinh đăng ký và thi thử.
Thông tin chính thức về Cuộc thi được Ban tổ chức cập nhật trên trang thông tin điện tử: http://hocvalamtheobac.vn từ 09h00 ngày 24/8/2020.
1.2. Tổ chức Lễ phát động Cuộc thi, Vòng loại và Vòng bán kết (Tháng 9 và 11 năm 2020).
– Tổ chức Lễ phát động Cuộc thi (dự kiến ngày 14/9/2020 tại Thủ đô Hà Nội).
– Tổ chức trao giải Vòng loại và Vòng Bán kết Cuộc thi.
– Thông báo danh sách thí sinh tham dự Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc.
1.3. Tổ chức Vòng thi Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc, Lễ Tổng kết – Trao giải chung cuộc Cuộc thi
– Vòng thi Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc: dự kiến 07h30 ngày 11/12/2020 tại Thủ đô Hà Nội.
– Lễ Tổng kết – Trao giải chung cuộc Cuộc thi: dự kiến 19h00 ngày 12 tháng 12 năm 2020 tại Thủ đô Hà Nội (địa điểm sẽ thông báo sau).
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.1. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên: Là đơn vị thường trực Cuộc thi, đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Xây dựng Thể lệ, Kế hoạch tổ chức Cuộc thi; trình Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Soạn thảo, Ban Thẩm định câu hỏi, Ban Giám khảo.
– Tổ chức soạn thảo, thẩm định câu hỏi của Cuộc thi.
– Tổ chức xét giải và công bố danh sách thí sinh đoạt giải các tuần thi, vòng thi và thí sinh tham dự Vòng thi Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc của Cuộc thi.
– Phối hợp các đơn vị liên quan vận động xã hội hóa để tổ chức Cuộc thi.
– Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở GDĐT, cơ sở đào tạo trong ngành Giáo dục tham gia thi.
– Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cho các cá nhân đoạt giải Vòng loại, Vòng bán kết Cuộc thi.
– Tổ chức tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các cá nhân, tập thể đoạt giải Nhất, Nhì của Vòng Chung kết cá nhân xếp hạng toàn quốc Cuộc thi; các cá nhân, tập thể có đóng góp cho Cuộc thi
2.2. Vụ Kế hoạch – Tài chính: phối hợp bố trí kinh phí triển khai Cuộc thi.
2.3. Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Vụ Thi đua – Khen thưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục: tham gia Ban Tổ chức.
2.4. Cục Công nghệ Thông tin: Chủ trì công tác đảm bảo an ninh mạng cho Cuộc thi.
2.5. Cục Hợp tác Quốc tế: Đầu mối tuyên truyền về Cuộc thi tới lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài biết và tham gia thi.
2.6. Văn phòng Bộ: Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình tổ chức tuyên truyền trước, trong và sau Cuộc thi.
2.7. Báo Giáo dục và Thời đại: Tham gia tuyên truyền trước, trong và sau Cuộc thi.
2.8. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam:
– Hỗ trợ công tác tổ chức Cuộc thi.
– Tài trợ và vận động tài trợ kinh phí giải thưởng, phối hợp tổ chức các hoạt động của Cuộc thi.
3. Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh/thành phố
– Chủ trì thành lập Ban Tổ chức và Bộ phận thường trực Cuộc thi của địa phương để chỉ đạo tổ chức cho thí sinh dự thi Vòng loại và Vòng bán kết; căn cứ vào Thể lệ Cuộc thi chọn các thí sinh tham dự Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc Cuộc thi.
– Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ hỗ trợ và cấp quyền truy cập, quản lý số liệu và kết quả thí sinh dự thi của địa phương và các trường trên địa bàn.
– Ban hành văn bản chỉ đạo các nhà trường và cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để học sinh, học viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc thi.
– Xác minh thông tin thí sinh đạt kết quả cao của Vòng loại và Vòng Bán kết; tổng hợp danh sách thí sinh đạt kết quả cao, lọt vào các vòng thi kế tiếp.
– Thành lập và tổ chức Đoàn cán bộ, thí sinh tham gia Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc (nếu có thí sinh vào thi ở Vòng Chung kết toàn quốc).
– Khen thưởng các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho Cuộc thi tại địa phương.
4. Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm
– Chủ trì thành lập Ban Tổ chức và Bộ phận thường trực Cuộc thi ở nhà trường để tổ chức thí sinh dự thi Vòng loại và Vòng Bán kết; căn cứ vào Thể lệ Cuộc thi chọn thí sinh tham dự Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc Cuộc thi. Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ hỗ trợ và cấp quyền truy cập, quản lý số liệu và kết quả thí sinh dự thi của nhà trường.
– Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc thi.
– Xác minh thông tin thí sinh đạt kết quả cao của Vòng loại và Vòng Bán kết, tổng hợp danh sách thí sinh đạt kết quả cao, lọt vào các vòng thi kế tiếp.
– Thành lập và tổ chức Đoàn cán bộ, thí sinh tham gia Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc (nếu có thí sinh vào thi ở Vòng Chung kết toàn quốc).
– Khen thưởng các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho Cuộc thi tại nhà trường.
5. Kinh phí
Kinh phí tổ chức sử dụng từ nguồn ngân sách được cấp và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ tổ chức và trao giải thưởng Cuộc thi.
Trong quá trình triển khai, nếu có thông tin cần trao đổi đề nghị liên hệ: Điện thoại đường dây nóng, hỗ trợ các nội dung liên quan về đăng ký tạo tài khoản dự thi, đăng nhập thi, hỗ trợ sở giáo dục và đào tạo các tỉnh/thành phố và các cơ sở đào tạo thống kê và kết xuất dữ liệu: 0967.345.456, email: hocvalamtheobac@egroup.vn và bộ phận thường trực Ban tổ chức Cuộc thi: đ/c Nguyễn Xuân Hà, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ĐT: 083.748.5979 (Ghi chú: số điện thoại này chỉ hỗ trợ công tác tổ chức và kết nối với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo) email: nxha@moet.gov.vn.
Thể Lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1748/QĐ-BGDĐT
Ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
– Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị.
– Chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và 109 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-05/6/2020).
– Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020) và kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2020.
– Góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
– Góp phần thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
2. Yêu cầu
– Triển khai Cuộc thi sâu rộng đến toàn thể học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh niên ở trong nước và lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài.
– Các nhà trường và cơ sở giáo dục, đào tạo chủ động tuyên truyền và tổ chức cho các tập thể và cá nhân tham gia để Cuộc thi lan tỏa và thu hút các thí sinh dự thi.
– Nội dung thi đảm bảo phù hợp với từng đối tượng thí sinh dự thi.
II. Đối tượng dự thi, nội dung, hình thức thi
1. Đối tượng dự thi
1.1. Bảng A: Dành cho học sinh phổ thông (bao gồm học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên).
1.2. Bảng B: Dành cho sinh viên đang theo học tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm, học sinh trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi là các cơ sở đào tạo) và lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.
1.3. Bảng C: Dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh niên (không thuộc đối tượng của Bảng A và Bảng B, dưới 35 tuổi).
2. Nội dung
– Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ; tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục Việt Nam; những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Nội dung cơ bản trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm “Dân vận” và tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
– Tư tưởng Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam.
– Những nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Những thành tựu, kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong 34 năm đổi mới (1986-2020), những chủ trương lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
3. Cách thức đăng ký, hình thức thi và thứ tự các vòng thi
3.1. Cách thức đăng ký và hình thức thi
– Thí sinh đăng ký tài khoản và tham gia làm bài thi trực tuyến tại trang điện tử của Cuộc thi: http://hocvalamtheobac.vn từ 09h00 ngày 24/8/2020. Tài khoản sẽ được xác nhận qua thư điện tử cá nhân. Mỗi thí sinh chỉ được phép đăng ký, sử dụng một tài khoản duy nhất để tham gia Cuộc thi.
– Thí sinh có thể tải ứng dụng (app) hocvalamtheobac để đăng ký và tham dự thi.
– Thông tin chính thức về Cuộc thi được Ban tổ chức cập nhật trên các trang thông tin điện tử: http://hocvalamtheobac.vn, http://www.moet.gov.vn, http://www.doanthanhnien.vn, http://www.gdtd.vn và Fanpage: https://www.facebook.com/hocvalamtheobac/.
3.2. Vòng loại (gồm 04 tuần thi)
– Vòng loại gồm có 04 tuần thi, thí sinh được quyền thi tối đa 04 lần/tuần thi. Bài thi có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất sẽ là kết quả ghi nhận thành tích của thí sinh trong mỗi tuần thi.
– Thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút. Thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm số tối đa của thí sinh trong vòng thi này là 300 điểm. Trong quá trình thi, thí sinh có thể quay lại chỉnh sửa phương án đã trả lời hoặc lựa chọn kết thúc bài thi bất kỳ lúc nào.
– Kết thúc vòng loại, điểm của thí sinh là tổng điểm của 04 tuần thi (xét theo điểm thi và thời gian thi được ghi nhận mỗi tuần thi) là tiêu chí lựa chọn thí sinh được tham dự Vòng Bán kết, cụ thể:
+ Bảng A: Mỗi trường phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên chọn tối đa 03 thí sinh có kết quả thi cao nhất tham dự Vòng Bán kết (điểm thi tối thiểu của mỗi tuần là 150 điểm[D1] [D2] [D3] ).
+ Bảng B: Mỗi cơ sở đào tạo chọn tối đa 03 thí sinh có kết quả thi cao nhất tham dự Vòng thi bán kết (điểm thi tối thiểu của mỗi tuần thi là 150 điểm).
+ Bảng C: Mỗi cơ sở đào tạo chọn tối đa 03 thí sinh; mỗi tỉnh/thành phố chọn tối đa 03 thí sinh có kết quả thi cao nhất tham dự Vòng Bán kết (điểm thi tối thiểu của mỗi tuần thi là 150 điểm).
3.3. Vòng thi bán kết (01 đợt thi)
– Cách thức tổ chức thi Vòng Bán kết: Thí sinh trả lời 30 câu hỏi trong vòng 10 phút. Thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu thi cho đến khi bấm nút kết thúc bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm số tối đa của thí sinh trong vòng thi này là 300 điểm. Trong quá trình thi, thí sinh có thể quay lại chỉnh sửa phương án đã trả lời hoặc lựa chọn kết thúc bài thi bất kỳ lúc nào. Thí sinh được quyền thi tối đa 04 lần. Bài thi có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất sẽ là kết quả ghi nhận thành tích của thí sinh.
– Kết thúc thi Vòng Bán kết, Ban Tổ chức chọn mỗi bảng thi 30 thí sinh có thành tích cao nhất vào thi Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc, cụ thể như sau:
+ Bảng A: Lấy tổng số 30 thí sinh sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp (mỗi tỉnh/thành phố chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất).
+ Bảng B: Lấy tổng số 30 thí sinh sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp (mỗi cơ sở đào tạo chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất).
+ Bảng C: Lấy tổng số 30 thí sinh sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp (mỗi cơ sở đào tạo và mỗi tỉnh/thành phố chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất).
3.4. Vòng Chung kết (gồm 02 vòng thi)
– Vòng đấu loại trực tiếp;
– Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc.
3.4.1. Vòng đấu loại trực tiếp
Số lượng thí sinh tham gia: 30 thí sinh/mỗi bảng.
– Thí sinh dự thi làm bài trắc nghiệm trực tuyến trên máy tính bố trí tại địa điểm thi.
+ Thí sinh sẽ trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu hỏi là 30 giây. Hết 30 giây thí sinh chưa có câu trả lời, hệ thống sẽ tự động chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
– Tổng thời gian tối đa của phần thi là 15 phút. Điểm tối đa là 300 điểm.
– Kết thúc Vòng đấu loại trực tiếp, Ban Tổ chức chọn ra 10 thí sinh/bảng có điểm cao nhất và thời gian làm bài ngắn nhất tham gia Vòng Chung kết xếp hạng toàn quốc.
3.4.2. Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc
3.4.2.1. Bảng A
a) Phần 1: Theo dấu chân Bác
Số lượng thí sinh tham gia: 10 thí sinh.
Hình thức thi: Các thí sinh cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính. Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu hỏi là 20 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
04 thí sinh có điểm số cao nhất sẽ bước vào phần thi thứ hai. Trường hợp các thí sinh bằng điểm nhau sẽ phân định chiến thắng bằng tổng thời gian của phần thi. Điểm tối đa cho phần thi này là 100 điểm.
b) Phần 2: Học và làm theo Bác
Số lượng thí sinh tham gia: 04 thí sinh.
– Hình thức thi: 04 thí sinh, thi trên sân khấu, trả lời câu hỏi lật mở miếng ghép.
– Phần thi đưa ra một khung hình ảnh được chia thành 08 ô tương ứng với 08 câu hỏi trắc nghiệm. Các thí sinh được lựa chọn thứ tự các ô để trả lời (mỗi thí sinh có 02 lượt lựa chọn). Khi chọn vào mỗi ô, hệ thống sẽ đưa ra câu hỏi với thời gian suy nghĩ và trả lời là 30 giây, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Thí sinh được sử dụng ngôi sao hy vọng 01 lần trước khi đọc câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm. Trả lời sai bị trừ 10 điểm.
+ Nếu thí sinh trả lời sai hoặc chưa đầy đủ (hỏi ý kiến Ban giám khảo để chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án trả lời của thí sinh), các thí sinh còn lại được giành quyền trả lời bằng cách ra tín hiệu chuông sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình: “Mời các thí sinh còn lại bổ sung”. Thời gian cho các thí sinh bổ sung câu trả lời là 15 giây. Mỗi câu hỏi chỉ được bổ sung 01 lần. Bổ sung câu trả lời đúng được 05 điểm, trả lời sai không được điểm.
+ Miếng ghép sẽ được mở nếu có câu trả lời đúng và sẽ bị khóa nếu cả thí sinh trả lời chính và thí sinh trả lời bổ sung đều trả lời sai.
+ Sau khi kết thúc 8 miếng ghép, các thí sinh có 30 giây suy nghĩ và bấm chuông trả lời từ khóa liên quan đến hình ảnh. Thời gian trả lời từ khóa là 01 phút. Trả lời đúng được 50 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm.
Lưu ý: Sau 04 miếng ghép đầu tiên được mở, Ban Tổ chức sẽ đưa ra 01 gợi ý để thí sinh trả lời từ khóa. Thí sinh có quyền trả lời từ khóa trong suốt thời gian thi còn lại. Thí sinh trả lời đúng từ khóa, phần thi sẽ kết thúc. Thí sinh trả lời sai từ khóa sẽ bị dừng lại phần thi của mình.
– Kết thúc phần thi này, 04 thí sinh sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm đã đạt được của cả 02 phần thi. Trong trường hợp các thí sinh bằng điểm nhau, sẽ phân định bằng câu hỏi phụ. Thí sinh giành quyền trả lời câu hỏi phụ bằng cách ra tín hiệu chuông sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi và đưa ra hiệu lệnh “Hết”. Thí sinh trả lời đúng sẽ giành chiến thắng.
3.4.2.2. Bảng B
a) Phần 1: Theo dấu chân Bác
– Số lượng thí sinh tham gia: 10 thí sinh.
– Nội dung thi: Tương tự như hình thức thi của bảng A (Phần a) Mục 3.4.2.1).
b) Phần 2: Học và làm theo Bác
Số lượng thí sinh tham gia: 04 thí sinh.
Mỗi thí sinh được lựa chọn gói câu hỏi theo các mức 40 điểm, 50 điểm, 60 điểm (mỗi gói gồm 03 câu hỏi, mức điểm từng gói câu hỏi tương ứng là 10-10-20; 10-20-20; 10-20-30). Thời gian suy nghĩ và trả lời của mỗi câu hỏi là 30 giây. Trả lời đúng được trọn số điểm, trả lời sai hoặc không đầy đủ đáp án sẽ không có điểm. Thí sinh được lựa chọn “Ngôi sao hi vọng” cho 01 câu hỏi trong gói câu hỏi của mình trước khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ 50% số điểm của câu hỏi.
Thí sinh lựa chọn câu hỏi, trả lời sai hoặc chưa đầy đủ (hỏi ý kiến Ban giám khảo để chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án trả lời của thí sinh), các thí sinh còn lại được giành quyền trả lời bằng cách ra tín hiệu chuông sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình: “Mời các thí sinh còn lại bổ sung”. Thời gian cho bổ sung câu trả lời là 10 giây. Mỗi câu hỏi chỉ được bổ sung 01 lần. Trả lời bổ sung đúng được 50% số điểm gốc của câu hỏi, bổ sung sai hoặc không đầy đủ đáp án sẽ không có điểm.
Kết thúc phần thi này, 04 thí sinh sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm đã đạt được của 02 phần thi. Trong trường hợp các thí sinh bằng điểm nhau, sẽ phân định bằng câu hỏi phụ. Thí sinh giành quyền trả lời câu hỏi phụ bằng cách ra tín hiệu chuông sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi và đưa ra hiệu lệnh “Hết”. Thí sinh trả lời đúng sẽ giành chiến thắng.
3.4.2.3. Bảng C: Hình thức thi giống như Bảng B tại mục 3.4.2.2.
3.5. Lễ Tổng kết – Trao giải chung cuộc Cuộc thi
a) Thời gian: Dự kiến tổ chức vào 19h00 ngày 12 tháng 12 năm 2020.
b) Địa điểm: Thủ đô Hà Nội (địa điểm sẽ được công bố sau).
III. Thời gian tổ chức Cuộc thi
1. Thời gian tổ chức Cuộc thi
– Thời gian thi thử: Bắt đầu từ 09h00 ngày 31/8/2020 đến 22h00 ngày 13/9/2020.
– Lễ phát động Cuộc thi: Dự kiến 09h00 sáng thứ Hai ngày 14/9/2020, tại Thủ đô Hà Nội.
– Thời gian thi trắc nghiệm cá nhân Vòng loại: Từ 10h00 ngày 14/9/2020 đến 22h00 ngày 01/11/2020.
2. Các vòng thi
2.1. Vòng loại: Từ 10h00 ngày 14/9/2020 đến 22h00 ngày 01/11/2020
+ Tuần 1: Từ 10h00 ngày 14/9/2020 đến 22h00 ngày 20/9/2020.
+ Tuần 2: Từ 09h00 ngày 28/9/2020 đến 22h00 ngày 04/10/2020.
+ Tuần 3: Từ 09h00 ngày 12/10/2020 đến 22h00 ngày 18/10/2020.
+ Tuần 4: Từ 09h00 ngày 26/10/2020 đến 22h00 ngày 01/11/2020.
Sau khi kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức công bố danh sách thí sinh đoạt giải tuần (có 10 thí sinh/bảng/tuần), vào 09h00 ngày thứ sáu của tuần kế tiếp.
– Công bố danh sách thí sinh được tham dự Vòng Bán kết của Cuộc thi, vào 09h00 ngày 05/11/2020.
2.2. Vòng Bán kết: Từ 9h00 ngày 09/11/2020 đến 22h00 ngày 15/11/2020.
– Công bố danh sách thí sinh được tham dự Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc của Cuộc thi vào 09h00 ngày 25/11/2020.
2.3. Vòng Chung kết: dự kiến tổ chức 07h30 ngày 12/12/2020 tại Thủ đô Hà Nội (địa điểm sẽ thông báo sau).
2.4. Lễ Tổng kết – Trao giải chung cuộc Cuộc thi: Dự kiến tổ chức 19h00 ngày 12 tháng 12 năm 2020 tại Thủ đô Hà Nội (địa điểm sẽ thông báo sau).
IV. Giải thưởng
1. Giải cá nhân (dành cho 03 bảng)
Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho các cá nhân có số điểm cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất (tính giá trị đến phần trăm giây), là kết quả ghi nhận thành tích của thí sinh trong mỗi tuần thi, vòng thi, cụ thể như sau:
1.1. Giải thưởng tuần, Vòng loại, Vòng bán kết:
a) Giải thưởng tuần: Mỗi tuần thi sẽ trao 10 giải mỗi bảng cho 10 thí sinh đạt kết quả thi trắc nghiệm cao nhất trong tuần (01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba), mỗi cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo chỉ được chọn 01 thí sinh kết quả cao nhất.
b) Giải thưởng Vòng loại: Trao 30 giải/Bảng (01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba và 20 giải tư). Ban Tổ chức công bố giải thưởng trong vòng 07 ngày sau khi kết thúc tuần thi cuối cùng.
c) Giải thưởng Vòng Bán kết: Trao 30 giải/Bảng (01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba và 20 giải tư).
d) Cách thức xét giải Vòng loại, Vòng Bán kết:
– Bảng A: Chọn từ 63 tỉnh/thành phố, mỗi địa phương lấy 01 thí sinh có kết quả thi cao nhất, sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp của 63 thí sinh để chọn ra 30 thí sinh có kết quả tốt nhất.
– Bảng B: Chọn 30 thí sinh từ các cơ sở đào tạo có kết quả thi cao nhất, mỗi trường chỉ lấy tối đa 01 thí sinh, sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp.
– Bảng C: Lựa chọn 30 thí sinh từ các trường đào tạo và các tỉnh/thành phố có kết quả thi cao nhất, sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp,, mỗi trường đào tạo chỉ lấy 01 thí sinh; mỗi tỉnh/thành phố chỉ lấy 01 thí sinh.
đ) Giá trị giải thưởng của Vòng loại, Vòng Bán kết:
– Mỗi giải được trao Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức và thẻ học tập của Tập đoàn Giáo dục Egroup (thẻ được sử dụng trong học trực tuyến và các ứng dụng của Tập đoàn Giáo dục Egroup).
1.2. Giải thưởng Vòng Chung kết
– Căn cứ kết quả Vòng Chung kết, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Trung ương Đoàn trao bằng khen và giải thưởng cho thí sinh đoạt giải Vòng chung kết cá nhân xếp hạng toàn quốc
– Cơ cấu giải thưởng Vòng Chung kết 03 bảng, mỗi bảng như sau:
+ 01 giải nhất và 03 giải nhì: Mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng.
+ 06 giải ba và 20 giải tư: Mỗi giải được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tiền thưởng.
2. Giải tập thể
– 10 giải cho 10 Sở giáo dục và đào tạo có tỷ lệ học sinh tham gia làm bài thi/tổng số thí sinh của địa phương nhiều nhất.
– 20 giải cho 20 cơ sở đào tạo có tỷ lệ sinh viên tham gia làm bài thi/tổng số thí sinh của trường nhiều nhất.
– 10 giải cho 10 trường phổ thông có tỷ lệ học sinh tham gia làm bài thi/tổng số thí sinh của nhà trường nhiều nhất (ưu tiên những trường có nhiều thí sinh đoạt giải tuần, vòng loại và vòng bán kết).
– Mỗi giải tập thể được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng.
3. Khen thưởng Ban tổ chức
Xem xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho Cuộc thi.
V. Một số quy định chung
– Thí sinh chỉ được sử dụng 01 tài khoản duy nhất đã đăng ký để dự thi.
– Thí sinh có biểu hiện gian lận sẽ không được Ban tổ chức công nhận kết quả và xét giải.
– Nếu thí sinh có bất kỳ thông tin cá nhân nào sai lệch so với thẻ học sinh, thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh thì không được tính kết quả và xét giải.
VI. Thông tin liên hệ
Thường trực Ban tổ chức Cuộc thi:
1. Điện thoại đường dây nóng, hỗ trợ các thí sinh về nội dung liên quan: đăng ký tạo tài khoản dự thi, đăng nhập thi, hỗ trợ sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo thống kê, kết xuất dữ liệu: 0967345456, email: hocvalamtheobac@egroup.vn.
2. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đ/c Nguyễn Xuân Hà, chuyên viên chính, ĐT: 083.748.5979; email: nxha@moet.gov.vn (Ghi chú: số điện thoại này chỉ hỗ trợ công tác tổ chức và kết nối với Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đào tạo).
Trên đây là Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.
Trong quá trình tổ chức, Thể lệ Cuộc thi có thể được bổ sung từ Ban Tổ chức Cuộc thi để phù hợp với thực tiễn và thông báo kịp thời đến thí sinh.
Mời các bạn tham khảo thêm:
Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin kiến thức về về chủ đề Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020 rồi đấy! Nếu bài viết này còn thiếu sót thông tin gì, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới, để giúp chúng tôi cập nhật thêm đầy đủ hơn cho các bạn đọc khác được biết.
Từ khoá tìm kiếm về Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020 mới nhất
#Thể #lệ #Cuộc #thi #Tuổi #trẻ #học #tập #và #làm #theo #tư #tưởng #đạo #đức #phong #cách #Hồ #Chí #Minh #năm #mới #nhất
Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin của chúng tôi. Chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui, kiến thức mới trong cuộc sống!
Nguồn: hoatieu.vn.