[New] Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cẩm nang Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em văn hóa, phong tục tập quán ở các địa phương tại Việt Nam… là như thế nào nhé!

[Cẩm Nang] Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

=>Bạn có thể click xem các: Giỏ Trái Cây Đám Tang để đi viếng người đã mất

TÌm hiểu Luật trẻ em 2016

Suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt để dành cho trẻ em sự quan tâm và phát triển tốt nhất. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý làm bài viết suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em để các bạn có thể nêu ý kiến của mình về vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay.

Gợi ý viết suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

I. Mở bài

– Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (UNESCO).

II.Thân bài

1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường”, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.

2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.

a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:

– Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

– Năm 1990, Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:

(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam… về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)

III. Kết bài

– Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.

  • Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.

Đoạn văn hay suy nghĩ về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Quan tâm chăm sóc trẻ em – mẫu 1

Trẻ em vốn là măng non của đất nước, sau này tiếp bước thế hệ đi trước để gây dựng sự nghiệp nước nhà. Nhưng một thực tế không thể chối bỏ đó là trẻ em ở những vùng nông thôn của Việt Nam đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong điều kiện phát triển. Nếu trẻ em thành phố được tiếp cần với tiếng anh và công nghệ thông tin từ rất sớm và sử dụng thành tạo chúng thì với trẻ em ở nông thôn thì những thứ đó còn khá “mơ màng”. Các em được tiếp xúc với tiếng anh khi học lớp 3 ở tiểu học và chỉ vỏn vẹn những từ hết sức đơn giản. Vì không có giáo viên người nước ngoài và không có điều kiện giao tiếp nên chủ yếu các em không thể hiểu và giao tiếp được. Hơn nữa, việc phát âm tiếng anh của các em không được “chuẩn” như các bạn đồng trang lứa ở thành phố. Vài năm trước và đến tận bây giờ nhiều học sinh ở những vùng thôn được tiếp cận với máy tính và môn tin học ở trường THCS. Tuy nhà nước đã có nhiều chính sách để cải thiện về điều kiện học tập nhưng đối với quốc gia nông nghiệp như chúng ta thì chưa thể kiểm soát hết và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nơi giống nhau. Không chỉ ở điều kiện học tập mà trong điều kiện chăm sóc sức khỏe của các em cũng còn nhiều hạn chế. Ở những vùng nông thôn còn đói nghèo, trẻ em phải lao động từ rất sớm và thường xuyên ăn uống không đủ dinh dưỡng. Từ thực tế này đã dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng và phát triển không tốt. Từ những thực trạng đáng báo động trên, nhà nước cần có nhiều chính sách hơn nữa để quan tâm đến trẻ em vùng thôn đồng thời cũng cần đến sự chung tay của những con người chúng ta để thế hệ trẻ vùng nông thôn có nhiều điều kiện phát triển hơn nữa góp phần giúp đất nước này ngày càng tốt đẹp hơn.

Quan tâm chăm sóc trẻ em – mẫu 2

Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường”, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng: Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.


Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin kiến thức về về chủ đề Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em rồi đấy! Nếu bài viết này còn thiếu sót thông tin gì, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới, để giúp chúng tôi cập nhật thêm đầy đủ hơn cho các bạn đọc khác được biết.

Từ khoá tìm kiếm về Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em mới nhất



#Suy #nghĩ #của #về #tầm #quan #trọng #của #vấn #đề #bảo #vệ #chăm #sóc #trẻ #mới #nhất

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin của chúng tôi. Chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui, kiến thức mới trong cuộc sống!




Nguồn: hoatieu.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *