Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cẩm nang Bức tranh khái quát về tôn giáo ở Nhật Bản văn hóa, phong tục tập quán ở các địa phương tại Việt Nam… là như thế nào nhé!
[Cẩm Nang] Bức tranh khái quát về tôn giáo ở Nhật Bản
Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về Bức tranh khái quát về tôn giáo ở Nhật Bản
=>Bạn có thể click xem các: Liễn Đám Tang để đi viếng người đã mất
Có thể nói đặc điểm cơ bản cuả tôn giáo ở Nhật Bản là sự uyển chuyển linh hoạt. Tất cả đã được Nhật Bản hoá để cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.
Thần đạo (Shintò) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản. Người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực linh thiêng trong tự nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão, các vị anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại. Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh của Hoàng tộc đã trở thành một phần quan trong của giáo lý Thần đạo.
Từ Thần đạo (Shintò) chỉ những nghi lễ tế thần và đền thờ được thấy xuất hiện rất sớm, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII thuật ngữ này mới mang ý nghĩa chỉ một loại giáo lý tôn giáo nhất định. Thần đạo có một quá trình kết hợp lâu dài với Phật giáo dưới dạng tín ngưỡng Thần Phật tập hợp.
Đầu thế kỷ XIX một phong trào Thần đạo phục cổ đã nổi lên và dần chiếm ưu thế, Phật giáo bị tách ra khỏi Thần đạo vì bị coi là một tôn giáo ngoại lai. Sau cải cách Minh Trị và đặc biệt trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Thần đạo được các nhà chức trách đưa lên thành quốc giáo.
Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II quân Đồng Minh đã chiếm đóng Nhật Bản, giải thể Thần đạo Nhà nước- một tổ chức Thần đạo được coi là có liên quan đến việc cổ súy tư tưởng dân tộc cực đoan và chủ nghĩa quân phiệt. Theo Hiến pháp Nhật Bản sau chiến tranh, Thần đạo không còn được hưởng bất kỳ một đặc quyền nào và tồn tại bình đẳng như các tôn giáo khác. Ngày nay trong ý thức dân chúng Thần đạo tồn tại song song và đôi khi hoà trộn với Phật giáo. Nhiều người Nhật kết hôn theo nghi thức Thần đạo và được mai táng theo nghi thức Phật giáo.
Theo thống kê, Nhật Bản là quốc gia Phật giáo, với hơn 85% dân số theo Đạo Phật. Hiện ở Nhật Bản có 75.000 chùa với gần 200.000 sư. Phật giáo được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ vương quốc Bách Tế (nay thuộc Triều Tiên). Lúc bấy giờ quốc vương Bách Tế đã cử một sứ đoàn mang đến biếu Thiên hoàng Nhật Bản một pho tượng Phật quý và một số sách kinh điển nhà Phật.
Tuy lúc đầu có gặp một số khó khăn, song nhờ được sự bảo trợ của Nữ hoàng Suiko (593-628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật giáo được truyền bá rộng khắp đất nước. Đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc cung đình.
Đến thời Hei-an (794- 1185) đã xuất hiện và phát triển hai tông phái lớn là Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông. Bước vào thời Kamakura (1185-1333) Phật giáo trên quần đảo này phát triển rực rỡ với sự truyền bá của hàng loạt các tông phái mới khác từ Trung Quốc như Thiền tông (Zen), Tào Động tông, Tịnh Thổ tông… đem lại hy vọng được giải thoát cho đông đảo các tầng lớp dân chúng.
Dưới thời Tokugawa (1603-1867), do sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Kitô giáo, Phật giáo và sinh hoạt của hệ thống chùa chiền trên khắp Nhật Bản cũng gặp nhiều trở ngại.
Trong thời Minh Trị, chính sách quốc giáo hoá Thần đạo đã làm cho Phật giáo phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, không ít chùa chiền, tượng Phật bị huỷ hoại.
Sau Thế chiến thứ II, xuất hiện hàng loạt tổ chức tôn giáo mới với tư cách những phong trào Phật giáo mà một số tổ chức lớn trong đó là Soka Gakkai, Risshò Kòseikai, Reiyùkai…Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nền nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản.
Kitô giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến đầu thế kỷ XVII. Những tín đồ đầu tiên là những người đang cần một biểu tượng tinh thần mới trong một xã hội có nhiều biến động rối ren, những người hy vọng làm giàu trong buôn bán hay muốn có kỹ nghệ mới, nhất là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của phương Tây.
Tuy nhiên, chính quyền Tokugawa (1603-1867) cho rằng Kitô giáo là nguy cơ đe doạ sự ổn định của trật tự vừa được thiết lập nên đã cấm nó hoạt động. Kitô giáo bị cấm cho đến tận giữa thế kỷ XIX- khi Nhật Bản lại mở cửa ra thế giới bên ngoài. Trong số tín đồ Kitô giáo ở Nhật Bản hiện nay tín đồ Tin lành nhiều hơn tín đồ Thiên chúa.
Ngoài Thần đạo và Phật giáo ra, Nho giáo, du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ VI cũng góp phần rất lớn vào việc tạo ra cái gọi là tư tưởng Nhật Bản. Tương tự ở Việt nam và Triều tiên, Nho giáo đã giúp Nhật Bản tạo ra thiết chế chính trị chặt chẽ và tạo ra một xã hội có đẳng cấp trên dưới. Cho đến thời điểm hiện bây giờ Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản.
Bên cạnh đó còn phải kể đến Cơ đốc giáo. Một tôn giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến đầu thế kỷ XVII. Tôn giáo này đã tạo ra một luồng gió mới thổi vào xã hội phong kiến Nhật bản. Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạo nên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay.
Có thể nói đặc điểm cơ bản cuả tôn giáo Nhật Bản là sự uyển chuyển linh hoạt. Tất cả đã được Nhật Bản hoá để cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.
Theo CINET.VN
Tags: Nhật Bản, Tôn giáo, Văn hóa Nhật Bản
Vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin kiến thức về về chủ đề Bức tranh khái quát về tôn giáo ở Nhật Bản rồi đấy! Nếu bài viết này còn thiếu sót thông tin gì, mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới, để giúp chúng tôi cập nhật thêm đầy đủ hơn cho các bạn đọc khác được biết.
Từ khoá tìm kiếm về Bức tranh khái quát về tôn giáo ở Nhật Bản mới nhất
#Bức #tranh #khái #quát #về #tôn #giáo #ở #Nhật #Bản #mới #nhất
Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin của chúng tôi. Chúc bạn khoẻ mạnh và có nhiều niềm vui, kiến thức mới trong cuộc sống!
Nguồn: redsvn.net.