Nằm lòng bí quyết cách rã đông sữa mẹ đúng cách, nhanh chóng cho các mẹ bỉm sữa

Không thể phủ nhận được vai trò dinh dưỡng của sữa mẹ trong sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, cách rã đông sữa mẹ đúng cách sau quá trình bảo quản đúng cách không phải ai cũng biết. Lưu lại ngay một số mẹo rã đông sữa mẹ được các chuyên gia khuyến cáo trong bài viết này của VinID nhé!

1. Lưu ý trước khi rã đông sữa mẹ

Trước khi rã đông, sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá ở thể rắn. Các mẹ cần đặt sữa xuống ngăn mát tủ lạnh trước một đêm để sữa bớt đông đá trước khi rã đông. 

Bên cạnh đó, việc vệ sinh tay và dụng cụ rã đông sạch sẽ bằng loại nước rửa chuyên dụng, an toàn với trẻ trước khi tiến hành rã đông là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của bé.

Sữa mẹ đóng túi

Quá trình rã đông sữa cần tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây để giữ trọn hương vị và dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

  • Không rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng:

    Nhiệt độ thường rất dễ làm vi khuẩn xâm nhập, gây biến chất trong sữa.

  • Không thay đổi nhiệt nhanh chóng:

    Dù với biện pháp rã đông nào cũng cần duy trì nhiệt độ ổn định để sữa giữ được trọn vẹn dinh dưỡng.

  • Không lắc bình sữa quá mạnh sau khi rã đông:

    Khi lắc mạnh, các liên kết phân tử trong sữa bị phá vỡ, đứt gãy, làm mất đi kháng thể vốn có.

2. Các cách rã đông sữa mẹ đúng cách

2.1. Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:

  • Bước 1:

    Đặt sữa mẹ từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh 1 ngày trước khi rã đông. Nếu không, phải đặt sữa ra thau nước đá lạnh.

Cách rã đông sữa mẹ

  • Bước 2:

    Khi sữa chuyển thể lỏng, các mẹ lắc nhẹ bình để hoà quyện phần sữa và lớp chất béo trong sữa. 

  • Bước 3:

    Lấy sữa ra, ngâm vào thau nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 độ C đến khi nóng vừa đủ. Các mẹ cần kiểm tra lại trước khi cho các bé uống để tránh bị bỏng nhé!

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

Ngâm sữa với tô nước ấm khoảng 40 độ C đến khi nóng vừa đủ. Ngâm sữa với nhiệt độ quá nóng dễ làm sữa mất đi dinh dưỡng và khoáng chất vốn có.

Lưu ý: Sữa sau khi lấy khỏi tủ lạnh và rã đông, các mẹ chỉ nên cho bé sử dụng không quá 24 giờ. Khi quá thời gian, tuyệt đối không lưu lại hay hoà tan sữa thừa cùng sữa mới vắt để sử dụng lần sau. Bởi vậy, cần phân chia lượng sữa hợp lý cho từng bữa ăn của bé để tránh lãng phí sữa.

2.2. Cách rã đông sữa mẹ bằng tay

Phương pháp này cũng khá giống cách rã đông sữa mẹ ở trên với những bước đơn giản dưới đây:

Rã đông sữa mẹ bằng tay

  • Bước 1:

    Lấy túi sữa đông đá ra ngoài, trực tiếp xả nước ấm vào đến khi phần sữa chuyển dạng lỏng hoàn toàn.

  • Bước 2:

    Lắc nhẹ cho phần sữa và lớp chất béo hoà quyện vào nhau. 

  • Bước 3:

    Ngâm sữa trong tô nước ấm (lý tưởng nhất là 37 – 40 độ C) và hâm sữa trong khoảng thời gian nhất định trước khi cho bé uống.

Tuy nhiên, cách thức này khá tiêu tốn thời gian và công sức. Khi các mẹ cần rã đông sữa gấp, phương pháp rã đông này không được khuyến cáo áp dụng.

2.3. Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Đây là cách rã đông sữa mẹ phổ biến nhất hiện nay, vừa tiết kiệm thời gian, công sức của các mẹ, vừa giữ trọn chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ.

Rã đông sữa mẹ với máy hâm sữa

Dưới đây là các bước nhanh chóng để rã đông sữa mẹ với máy hâm sữa:

  • Bước 1:

    Đổ lượng nước vừa đủ vào khoang máy hâm sữa. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại máy hâm sữa để đổ lượng nước phù hợp.

  • Bước 2:

    Khởi động chế độ rã đông để máy chạy. Máy sẽ tự động điều chỉnh và nâng mức nhiệt phù hợp cho sữa.

  • Bước 3:

    Kết thúc chu trình hâm sữa, kiểm tra lại nhiệt độ sữa trước khi cho bé sử dụng nhé!

Lưu ý: Không phải máy hâm sữa nào cũng có chế độ rã đông sữa. Các mẹ cần tìm hiểu công dụng và chức năng của từng loại máy. Đối với các dòng máy không có chế độ rã đông, cần phải chờ sữa chuyển thể lỏng hoàn toàn trước khi hâm sữa nóng.

3. Thời gian sử dụng sau khi rã đông sữa mẹ

Sữa mẹ sau khi rã đông chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo không bị biến chất và an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của các bé. Sau khoảng thời gian này, tuyệt đối không lưu lại sữa để sử dụng lần sau hoặc hoà trộn sữa dưa thừa cùng sữa mới để cho bé uống.

Sữa mẹ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, thời gian lý tưởng để sử dụng sữa mẹ sau khi rã đông là:

  • Rã đông sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh:

    Cho bé uống không quá 24 tiếng.

  • Rã đông sữa mẹ và đặt ở nhiệt độ phòng:

    Cho bé sử dụng không quá 2 tiếng.

Lưu ý: Thời gian sử dụng cho bé tính từ thời điểm sữa mẹ được rã đông và chuyển thể lỏng hoàn toàn. 

4. Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Quy trình rã đông sữa mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để sữa được rã đông đúng cách, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bé.

  • Sữa rau khi rã đông đặt ở nhiệt độ phòng dễ làm vi khuẩn sinh sôi nhanh và xâm nhập làm biến chất trong sữa. Bởi vậy, các mẹ nên ưu tiên rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh trước khi hâm nóng.

  • Tuyệt đối không đun sữa mẹ trên bếp hoặc quay trong lò vi sóng. Sóng điện từ và nhiệt độ quá cao từ các thiết bị này sẽ phá huỷ các liên kết hợp chất trong sữa, làm mất đi các giá trị dinh dưỡng tuyệt vời trong sữa mẹ. Ngoài ra, nhiệt độ quá cao còn dễ làm bỏng các bé khi uống.

Sữa mẹ

  • Lắc mạnh bình sữa hoặc thay đổi nhiệt độ bảo quản sữa quá đột ngột dễ khiến các kháng thể tốt trong sữa như Lysozyme, Lactoferrin… giảm hiệu quả. 

  • Sau khi rã đông, hương vị của sữa mẹ dễ dàng thay đổi, chuyển mùi và có vị chua do ảnh hưởng của loại enzyme “lipase”. Hầu hết các bé vẫn sử dụng bình thường, an toàn và không có phản ứng nào.

  • Sau khi rã đông, sữa sẽ xuất hiện những cặn trắng bởi đặc tính khó tan đặc trưng trong sữa mẹ do thiếu nước. Để sữa được ngon nhất, các mẹ cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, uống nước đầy đủ.

  • Nếu sữa mẹ xuất hiện mùi lạ như xà phòng sau quá trình rã đông, các mẹ không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường của hầu hết mọi loại sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu sữa có mùi chua khó chịu và hơi hôi, khả năng cao sữa đã hỏng và biến chất. Bạn nên kiểm tra kĩ càng và tuyệt đối không cho bé sử dụng nhé!

Hy vọng với chia sẻ những cách rã đông sữa mẹ trên sẽ giúp bạn có phương pháp rã đông phù hợp, không làm sữa sẽ mất đi dinh dưỡng cũng như không gây hại cho bé. Để tham khảo nhiều kiến thức và mẹo vặt hay, truy cập ngay tại: https://vinid.net/blogs/ nhé!

Banner CTA Blog

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *