Một vài suy nghĩ xung quanh mối tình Chí Phèo – Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

       Không hiểu sao khi đọc “Chí Phèo” của Nam Cao tôi luôn luôn hình dung ra một con đường in
bóng hình những bước chân loạng choạng, ngật ngưỡng đầy phẫn uất của một Chí
Phèo say – tỉnh. Và trên con đường – 
hành trình đời đầy nỗi đau và bi kịch ấy, những giây phút hạnh phúc,
những cử chỉ yêu thương mà Chí được hưởng thật hiếm muộn. Song dù chỉ là một
giọt nước giữa sa mạc đời bao la của Chí thì bát cháo hành của thị Nở vẫn làm tròn nhiệm vụ của một nguồn nước
mát lành góp phần thức tỉnh, hồi sinh tâm hồn Chí sau bao tháng năm đọa đày
trong kiếp quỷ dữ. Cùng với những ám ảnh về bi kịch nhân sinh của con người,
hương cháo hành thoang thoảng trong “Chí
Phèo”
mãi mãi còn vương vấn trong hồn người đọc như một biểu tượng của tình
cảm nhân đạo sâu sắc, đậm đà trong siêu phẩm này.

       Hình ảnh “bát
cháo hành”
mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong truyện gắn liền với
mối tình “đôi lứa xứng đôi” Chí Phèo – thị Nở. Trước khi gặp thị, Chí đã từng
là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có
tuổi thơ bất hạnh, bị chuyên tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn những vẻ
đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái, đúng
sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay của bọn cường hào phong kiến (mà đại diện là
Bá Kiến) và cái nhà tù thực dân không cho con người ấy sống đời lương thiện.
Chúng hùa với nhau, tước đi cả nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện,
để biến anh Chí thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ
thành kẻ lưu manh có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ. Sau 7, 8 năm đi khỏi làng
Vũ Đại, Chí Phèo hồi hương trong tình cảnh vô sản. Sự hiện hữu của Chí Phèo ở
làng Vũ Đại là một con số “không” tròn trĩnh, không nhà không cửa, không bạn bè
người thân, không một tấc đất cắm dùi, không được thừa nhận là một con người.
Đó là cái bi kịch đau đớn của con người cô đơn đi giữa đồng loại. Chí chửi mong
nhận được sự hồi đáp – dù là sự hồi đáp thấp hèn nhất nhưng cũng không có.
Chẳng ai cho Chí chút quan tâm, không ai coi hắn là người. Hắn chửi vào khoảng
không bao la của sự vô tình, lạnh lẽo. Hắn chửi thì tai gần miệng đấy, hắn lại
nghe. Chỉ còn một thằng say rượu cùng ba con chó dữ. Còn gì thê thảm hơn thân
phận của con người ấy – thân phận của con người – vật.

       Cái lần đầu tiên ra tù rồi đến nhà Bá Kiến chửi
đổng, hình như Chí Phèo đã lờ mờ nhận ra kẻ thù đã dìm mình xuống vũng bùn tha
hóa. Nhưng ở cái mảnh đất “quần ngư tranh thực” này, trước một Bá Kiến gian
hùng, “khôn róc đời”, Chí Phèo thật thảm hại biết bao. Chí không những không
trả thù được mà còn trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến – kẻ thù của mình,
tiếp nối đời Năm Thọ, Binh Chức. Từ đó, Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha
hóa, xuống đáy vực của nó để thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Người ta tránh
hắn, sợ hắn vì hắn làm bao nhiều việc cướp bóc, đốt phá, làm chảy máu và nước
mắt của bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc ấy trong cơn say triền
miên, vô tận, đến nỗi chính hắn không biết về chính bản thân mình. Gương mặt
quỷ dữ, hành động tác quái theo kiểu quỷ dữ của Chí đã khiến con đường trở về
của Chí cụt lối. Cánh cửa của xã hội lương thiện đã đóng sầm trước mặt hắn khi
hắn hồi hương thì đến nay nó được chèn cài kỹ lưỡng, im ỉm như một khối băng.
Chí hiện diện như một bóng hình hắc ám đi bên lề cuộc sống của làng Vũ Đại.

       Thế nhưng, phía cuối đường hầm vẫn còn chút ánh
sáng le lói để Chí hy vọng. Trong cái làng Vũ Đại ấy vẫn còn một con người nhìn
đến Chí, không sợ Chí Phèo và luôn đi qua vườn nhà hắn để kín nước. Đó là một
người đàn bà khốn nạn, khổ đau, chịu nhiều thiệt thòi – thị Nở. Chao ôi! Sao
Nam Cao lại dùng những lời văn lạnh lùng đến tàn nhẫn, mỉa mai để tả người đàn
bà khốn khổ ấy? Đã mang một dung nhan “xấu ma chê quỷ hờn”, Thị lại còn dở hơi
“ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”, mà thị lại còn nghèo nếu trái lại
thì ít nhất có một người đàn ông khổ sở. Chưa hết, thị Nở còn có dòng giống mả
hủi nên người ta vẫn “tránh thị như tránh một con vật rất tởm”. Ngoài 30 tuổi
thị vẫn chưa lấy chồng trong khi ở cái làng Vũ Đại người ta kết bạn từ lúc lên
tám, lên chín, có con từ lúc 15, không đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ
nhất. Trong tình hình đó ta có thể nói quách thị không có chồng.

       Ông trời nhiều khi run rủi, thương người nhưng thực
sự ở trường hợp Chí Phèo – thị Nở này ta có thể nói ông thương hay ông ác, gây
nghịch cảnh trớ trêu? Trách trời chi cho xa, trách nhà văn Nam Cao sao không
tác thành cho mối tình “đôi lứa xứng đôi” ấy? Song làm sao mà tác thành được,
ai cho phép họ đến với nhau. Cả một xã hội với bao định kiến không cho họ đến
với nhau, không cho họ hạnh phúc trọn vẹn. Đọc kỹ, ngẫm ở chiều sâu văn bản tác
phẩm, ta mới thấy Nam Cao thương người! Nếu không có ngòi bút của ông thì những
kẻ tha hóa như Chí Phèo, những người đàn bà cùng khốn như thị Nở chẳng bao giờ
được biết đến chút ít hạnh phúc của yêu thương, của tình ái. Họ đã gặp nhau
trong một đêm gió mát, rười rượi ánh trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông mà những
tàu chuối bị gió bay lại “giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Khung cảnh lãng
mạn đang tác thành cho họ. Chí Phèo uống rượu ở nhà Tự Lãng đã say từ nửa
đường; thị Nở đi kín nước cũng hớ hênh tựa vào gốc chuối ngủ trong cái gió mát
như quạt hầu. Hai con người dị dạng, hai số phận trớ trêu đã trải qua một đêm
tình lãng mạn đúng kiểu “Chí Phèo – thị Nở”. Nhưng Nam Cao dựng lên mối tình
“người – ngợm” này không phải để câu khách rẻ tiền mà làm tỏa sáng tình người,
tình yêu thương và sự săn sóc ấm áp của một người đàn bà xấu xí ngoại hình
nhưng lại có một tấm lòng vàng.

20110801-tncp.jpg
Ảnh minh họa từ tác phẩm điện ảnh cùng tên. Nguồn: Internet

       Vì thế, thị đem cho Chí nồi cháo hành còn nóng
nguyên để hắn ăn cho khỏi ốm. Hơn một chi tiết nghệ thuật, bát cháo hành của thị Nở đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật,
một siêu mẫu trong văn học hiện đại Việt Nam. Bát cháo ấy do thị Nở nấu có thể
chẳng mấy ngon nhưng quan trọng nó là tình thương, tình yêu, tình người ấm áp.
Nó là sự chăm sóc ân cần mang theo những nỗi lo âu thực sự của tấm lòng thị Nở
dành cho Chí. Đặt trong quãng đời dài dặc đầy bi kịch của Chí, trong hoàn cảnh
dưới đáy hiện tại của Chí, bát cháo ấy là tình người hiếm hoi mà Chí nhận được,
là hạnh phúc tình yêu muộn mằn, quý giá vô ngần mà lần đầu tiên trong đời hắn
được hưởng. Hương vị cháo hành – hương vị tình yêu tỏa sáng, vượt lên hoàn
cảnh, lên trên mọi định kiến của xã hội. Nó mãi mãi còn thoang thoảng, lan tỏa
theo suốt cuộc đời của Chí. Một điều độc đáo ở đây là Nam Cao đã miêu tả quá
tình diễn biến tâm lý nhân vật Thị Nở rất tinh, rất sâu theo một tiến trình,
một quá trình. Cách miêu tả tâm lý ấy cộng hưởng cùng nghệ thuật đối lập (giữa ngoại
hình và tâm hồn nhân vật thị Nở) khiến mỗi người đọc cũng xúc động rưng rưng
cùng nhân vật. Hóa ra Nam Cao không thóa mạ, hay hạ thấp con người bằng những
nét vẽ ngoại hình trần trụi, mà ngược lại, ông đề cao, tôn vinh con người. Vẻ
đẹp cao quý nhất của con người là vẻ đẹp tâm hồn, là tình người, là tấm lòng
cao cả. Đó là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị người của con người. Nhìn như
thế, ta sẽ thấy Thị Nở là người phụ nữ đẹp nhất làng Vũ Đại và đẹp nhất trong
văn học Việt Nam.

       Nói Thị Nở đẹp không hề quá đáng bởi bát cháo
hành kia đâu chỉ là tình thương, tình yêu, là sự chăm sóc ân cần mà nó có tác
dụng diệu kỳ – cảm hóa con người, thức tỉnh phần người, phần nhân tính bị vùi
lấp bao lâu nay trong Chí Phèo. Nói đúng hơn là Thị Nở đã thức tỉnh Chí, cứu
vớt Chí, làm hồi sinh tâm hồn, nhân tính trong Chí. Điều đó không phải ai cũng
làm được. Và như thế, ta thấy chi tiết bát
cháo hành
không thể thiếu trong tác phẩm. Nó thể hiện tình cảm, tư tưởng
nhân văn sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Ông luôn luôn băn khoăn, trăn trở về vấn
đề nhân tính của con người. Ông luôn mang trong mình niềm tin mãnh liệt vào con
người, vào phần lương thiện thiêng liêng, quý báu trong mỗi con người. Thiên
lương ấy không bao giờ bị mất đi, không một thế lực nào giết được. Nó như một
thứ lửa luôn âm ỉ cháy trong trái tim của con người, kể cả những con người ở
giữa vũng bùn lầy của sự tha hóa như Chí Phèo – không còn chút nhân hình, nhân
tính nào nữa – theo cái nhìn từ bên ngoài, từ người ngoài.

Những dòng Nam Cao miêu tả Chí Phèo ăn cháo hành
có thể nói là những dòng văn sâu sắc, xúc động nhất tác phẩm. Nhìn thấy bát
cháo hành “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như
ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay,
nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì…”. Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc động
nghẹn ngào. Đây là lần thứ nhất trong đời hắn khóc sau những năm tháng bị đọa
đày và cũng là lần thứ nhất trong đời hắn nhận được một thứ người ta cho, cho
vô tư, không tính toán. Hắn không phải dọa nạt hay cướp giật mà vẫn có được.
Quan trọng, đây là lần đầu tiên trong đời Chí được một người đàn bà quan tâm,
săn sóc, dành tình cảm cho; cũng là lần đầu tiên sau khi ra tù Chí được một con
người nhìn nhận mình như một con người, đối xử với mình theo cách con người
dành cho nhau. Và hắn thấy thị có duyên bởi trong mắt kẻ si tình người yêu của
mình bao giờ chẳng đẹp, chẳng duyên. Để rồi sau đó, Chí Phèo tỉnh, tỉnh để suy
tư, chiêm nghiệm. Chí thực sự đã tỉnh rượu, đã tỉnh ngộ và ý thức được về cuộc
sống sau những tháng năm say triền miên, vô tận, say để không biết có sự hiện
hữu của mình trên cõi đời. “Hắn thấy vừa vui, vừa buồn. Và một cái gì nữa giống
như là ăn năn”. Chí cảm nhận được tất cả vị thơm ngon của nồi cháo hành: “Trời
ơi cháo mới thơm sao! Chỉ khói xông lên mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp
một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết
rằng cháo hành rất ngon…”. Hơi cháo hành, bàn tay chăm sóc và tình cảm của thị
Nở đã làm cho Chí tỉnh, tỉnh để mà nhận ra mình, nhận thức về những việc mình
đã làm. Hơi cháo làm Chí nhẹ người, chí khỏi ốm để ăn năn, sám hối. Hơn lúc
nào, Chí cảm thấu tình cảnh thê thảm, bi đát của mình cho nên hắn vừa vui lại
vừa buồn. Vui vì tình yêu, hạnh phúc muộn mằn, dù muộn nhưng đã đến; buồn vì
thân phận, vì cuộc sống quá loài vật của bản thân. Cháo hành rất ngon nhưng
“tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?”. Hắn hỏi rồi hắn tự trả
lời: “có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao
giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Thê thảm quá! Bi kịch quá! Xót xa
muôn phần! Một chút gì như cay đắng nghẹn lòng nữa! Chí nghĩ đến những tháng
ngày nhục nhã bị bà ba nhà Bá Kiến – “con quỷ cái” cứ hay gọi hắn đấm lưng, bóp
chân “mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa”. Hắn thấy nhục chứ sung sướng gì.
“Hai mươi tuổi người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt.
Người ta không thích những cái người ta khinh …”. Rõ ràng đến đây, Chí hiện lên
là một chân dung con người đầy đủ, vẹn toàn có cả quá khứ, hiện tại, có những
suy nghĩ sâu xa, những tâm trạng phong phú, ý thức đầy đủ về bản thân. Người
nông dân lương thiện trong Chí đang trở về sau những năm tháng dài bị đi đày xa
tắp. Nhưng có ai nhận thấy đâu, họa chăng chỉ có thị Nở vì thị thấy chí rất
hiền, “ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém
người?”

       Nam Cao vốn là một nhà văn có cái nhìn đời thấu
suốt, tinh sắc. Ông không dừng lại ở sự thức tỉnh của Chí Phèo nhờ bát cháo
hành mà ông còn đưa người đọc đi xa hơn đến chân trời ước mơ, hy vọng của Chí.
Với ước mơ quá khứ sống dậy, ước mơ trong hiện tại bùng cháy thiêu đốt tâm can,
Chí đã thực sự hồi sinh, là một con người hoàn toàn theo đúng nghĩa của hai chữ
CON NGƯỜI viết hoa (chữ của M.Gorki).

       Bát cháo húp xong, thị Nở đỡ lấy bát và múc thêm
bát nữa. Hắn thấy đẫm bao nhiêu mồ hôi, những giọt mồ hôi to như giọt nước. Chí
biết mình đã đến cái dốc bên kia của cuộc đời và chí thấy “thèm lương thiện,
hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể
sống yên ổn với hắn sao người khác không thể… Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội
bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Hạnh phúc chớm nở như hoa
hàm tiếu và hy vọng được nhen lên rồi bùng cháy mãnh liệt như ngọn lửa được
tiếp ôxi. Chí khao khát cuộc đời lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Thị
Nở sẽ là cầu nối, là hy vọng, mở ra cánh cửa của thế giới lương thiện vẫn đóng
im ỉm cho Chí. Bát cháo hành của tình yêu, tình người đã làm tươi lại, thanh
lọc tâm hồn Chí. Cái ước mơ của Chí rất giản dị mà thiêng liêng, cao cả xiết
bao. Nó mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Nam Cao. Bởi đã là
con người, dù dị dạng, dù tha hóa nhưng họ vẫn có quyền được sống lương thiện,
vẫn không thôi ước mơ, không hết sự khát thèm cuộc đời bình dị trong hạnh phúc
và tình yêu.

       Song xã hội lương thiện mà Chí Phèo thấy bằng
phẳng kia không hề bằng phẳng. Nó còn bao định kiến, bao sự cách ngăn, bao điều
nghi kỵ. Tất cả đã không cho Chí một cơ hội nào trở về cuộc đời bình thường như
bao người bình thường. Bị thị Nở cự tuyệt, hắn phẫn uất, cùng cực tìm đến rượu.
Nhưng hắn “càng uống lại càng tỉnh ra”. “Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang
thoảng thấy hơi cháo hành”. Hơi cháo hành ấy là dư ảnh của bát cháo kia xuất
hiện lần cuối để giữ Chí lại bên bờ tỉnh, để hắn tự ngấm, tự thấm bi kịch nhân
sinh cuộc đời. Tất cả hy vọng của Chí đã tan biến theo làn khói hành mong manh,
hư ảo. Nhưng hắn không thể sống như trước nữa vì hắn đã tỉnh, hắn vẫn không
thôi ước mơ. Chí khóc rưng rức trong tuyệt vọng, trong những tỳ vết tâm hồn. Những
vết cứa, vết xước của tội ác trong tim hắn biểu hiện lên khuôn mặt dị dạng của
hắn vĩnh viễn không thể mất đi. Tất cả đưa Chí Phèo đến kết cục bi thảm, cùng
cực khiến người đọc bao năm nay vẫn thôi day dứt trong ám ảnh về những câu nói
của Chí: “Ai cho tao lương thiện? … Tao không thể làm người lương thiện nữa…”

       Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật
song chỉnh thể ấy chỉ có được từ sự phối hợp hài hòa các yếu tố nhỏ hơn, thậm
chí chỉ là một chi tiết. Một chi tiết nhiều khi mang sức nặng, cất chứa toàn bộ
tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa thâm nghập vào thế giới nghệ
thuật trong tác phẩm. Chi tiết bát cháo
hành
mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thật ấn tượng,
mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc. Nó thúc đẩy sự phát triển, tạo bước
ngoặt cho cốt truyện. Đồng thời, nó cũng đầy ám gợi để khắc họa sắc nét, tinh
tế thế giới tâm hồn, diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp của các nhân vật.
Từ đó, chi tiết làm bật nổi tính cách và bi kịch của các nhân vật ấy như những
hồi chuông gióng giả, vang vọng đầy ám ảnh về con người. Bát cháo hành của thị Nở có thể không thể toàn vẹn, thơm tho như
chính con người nhân vật nhưng nó là bát cháo của tình yêu thương, của tình
người ấm áp, của tình cảm nhân đạo sâu sắc và mối quan hoài thường trực mà nhà
văn Nam Cao dành cho con người, nhất là con người có số phận bi kịch. Chính cái
nhỏ nhoi, bình dị ấy là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên tầm vóc kinh
điển cho kiệt tác “Chí Phèo”

Ngô
Thanh Hải
– THPT Lạng Giang 2

Hình ảnhmà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong truyện gắn liền với mối tình “đôi lứa xứng đôi” Chí Phèo – thị Nở. Trước khi gặp thị, Chí đã từng là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có tuổi thơ bất hạnh, bị chuyên tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái, đúng sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay của bọn cường hào phong kiến (mà đại diện là Bá Kiến) và cái nhà tù thực dân không cho con người ấy sống đời lương thiện. Chúng hùa với nhau, tước đi cả nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện, để biến anh Chí thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ thành kẻ lưu manh có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ. Sau 7, 8 năm đi khỏi làng Vũ Đại, Chí Phèo hồi hương trong tình cảnh vô sản. Sự hiện hữu của Chí Phèo ở làng Vũ Đại là một con số “không” tròn trĩnh, không nhà không cửa, không bạn bè người thân, không một tấc đất cắm dùi, không được thừa nhận là một con người. Đó là cái bi kịch đau đớn của con người cô đơn đi giữa đồng loại. Chí chửi mong nhận được sự hồi đáp – dù là sự hồi đáp thấp hèn nhất nhưng cũng không có. Chẳng ai cho Chí chút quan tâm, không ai coi hắn là người. Hắn chửi vào khoảng không bao la của sự vô tình, lạnh lẽo. Hắn chửi thì tai gần miệng đấy, hắn lại nghe. Chỉ còn một thằng say rượu cùng ba con chó dữ. Còn gì thê thảm hơn thân phận của con người ấy – thân phận của con người – vật.Cái lần đầu tiên ra tù rồi đến nhà Bá Kiến chửi đổng, hình như Chí Phèo đã lờ mờ nhận ra kẻ thù đã dìm mình xuống vũng bùn tha hóa. Nhưng ở cái mảnh đất “quần ngư tranh thực” này, trước một Bá Kiến gian hùng, “khôn róc đời”, Chí Phèo thật thảm hại biết bao. Chí không những không trả thù được mà còn trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến – kẻ thù của mình, tiếp nối đời Năm Thọ, Binh Chức. Từ đó, Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha hóa, xuống đáy vực của nó để thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Người ta tránh hắn, sợ hắn vì hắn làm bao nhiều việc cướp bóc, đốt phá, làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc ấy trong cơn say triền miên, vô tận, đến nỗi chính hắn không biết về chính bản thân mình. Gương mặt quỷ dữ, hành động tác quái theo kiểu quỷ dữ của Chí đã khiến con đường trở về của Chí cụt lối. Cánh cửa của xã hội lương thiện đã đóng sầm trước mặt hắn khi hắn hồi hương thì đến nay nó được chèn cài kỹ lưỡng, im ỉm như một khối băng. Chí hiện diện như một bóng hình hắc ám đi bên lề cuộc sống của làng Vũ Đại.Thế nhưng, phía cuối đường hầm vẫn còn chút ánh sáng le lói để Chí hy vọng. Trong cái làng Vũ Đại ấy vẫn còn một con người nhìn đến Chí, không sợ Chí Phèo và luôn đi qua vườn nhà hắn để kín nước. Đó là một người đàn bà khốn nạn, khổ đau, chịu nhiều thiệt thòi – thị Nở. Chao ôi! Sao Nam Cao lại dùng những lời văn lạnh lùng đến tàn nhẫn, mỉa mai để tả người đàn bà khốn khổ ấy? Đã mang một dung nhan “xấu ma chê quỷ hờn”, Thị lại còn dở hơi “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”, mà thị lại còn nghèo nếu trái lại thì ít nhất có một người đàn ông khổ sở. Chưa hết, thị Nở còn có dòng giống mả hủi nên người ta vẫn “tránh thị như tránh một con vật rất tởm”. Ngoài 30 tuổi thị vẫn chưa lấy chồng trong khi ở cái làng Vũ Đại người ta kết bạn từ lúc lên tám, lên chín, có con từ lúc 15, không đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Trong tình hình đó ta có thể nói quách thị không có chồng.Ông trời nhiều khi run rủi, thương người nhưng thực sự ở trường hợp Chí Phèo – thị Nở này ta có thể nói ông thương hay ông ác, gây nghịch cảnh trớ trêu? Trách trời chi cho xa, trách nhà văn Nam Cao sao không tác thành cho mối tình “đôi lứa xứng đôi” ấy? Song làm sao mà tác thành được, ai cho phép họ đến với nhau. Cả một xã hội với bao định kiến không cho họ đến với nhau, không cho họ hạnh phúc trọn vẹn. Đọc kỹ, ngẫm ở chiều sâu văn bản tác phẩm, ta mới thấy Nam Cao thương người! Nếu không có ngòi bút của ông thì những kẻ tha hóa như Chí Phèo, những người đàn bà cùng khốn như thị Nở chẳng bao giờ được biết đến chút ít hạnh phúc của yêu thương, của tình ái. Họ đã gặp nhau trong một đêm gió mát, rười rượi ánh trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông mà những tàu chuối bị gió bay lại “giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Khung cảnh lãng mạn đang tác thành cho họ. Chí Phèo uống rượu ở nhà Tự Lãng đã say từ nửa đường; thị Nở đi kín nước cũng hớ hênh tựa vào gốc chuối ngủ trong cái gió mát như quạt hầu. Hai con người dị dạng, hai số phận trớ trêu đã trải qua một đêm tình lãng mạn đúng kiểu “Chí Phèo – thị Nở”. Nhưng Nam Cao dựng lên mối tình “người – ngợm” này không phải để câu khách rẻ tiền mà làm tỏa sáng tình người, tình yêu thương và sự săn sóc ấm áp của một người đàn bà xấu xí ngoại hình nhưng lại có một tấm lòng vàng.Đêm tình ấy khiến thị Nở xao xuyến, suy nghĩ nhiều, đặc biệt về Chí Phèo, về trận ốm của Chí. Thị về nhà sau cuộc tình, sau khi dìu Chí vào nhà và trằn trọc không sao ngủ được. Thị nghĩ “thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc nhừ”. Và thị thấy phải cho hắn ăn một tí gì mới được, “Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà”. “Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo để nấu cháo cho Chí. Hành thì nhà thị may lại còn”. Nam Cao đã miêu tả chiều sâu tâm lý nhân vật với những rung cảm, những suy tư tinh tế. Tâm lí của thị Nở vừa rất ngô nghê lại vừa sâu sắc. Đó là những rung động, những tình cảm tha thiết của một người đàn bà, nhất là một người đàn bà đang yêu và muốn chăm sóc cho người yêu của mình. Thị không dở hơi mà ta thấy thị rất lo cho Chí, lo với tình cảm của nhân tình, nhân ngãi, của người làm ơn và cũng là của người chịu ơn. Thị nghĩ: “mình bỏ hắn lúc này cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích…”. Thiên tính nữ, thiên chức của người đàn bà thức dậy trong thị. Thị khao khát hạnh phúc, tình yêu như mọi người, dù chỉ là làm vợ của thằng… Chí Phèo. Cho nên bát cháo hành của thị Nở đem cho Chí không chỉ là trách nhiệm mà còn là cả một tấm lòng. Hơn tất cả những người đẹp đẽ ở làng Vũ Đại, thị có một tấm lòng vàng, tấm lòng chân thành và cao cả. Trong thâm tâm của thị, thị lo cho Chí, một nỗi lo thực sự của những người thân yêu dành cho nhau. Thị còn thấy thương Chí: “cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình”. Đồng thời bát cháo ấy còn có lòng yêu, tình yêu: “Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn”.Vì thế, thị đem cho Chí nồi cháo hành còn nóng nguyên để hắn ăn cho khỏi ốm. Hơn một chi tiết nghệ thuật,của thị Nở đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, một siêu mẫu trong văn học hiện đại Việt Nam. Bát cháo ấy do thị Nở nấu có thể chẳng mấy ngon nhưng quan trọng nó là tình thương, tình yêu, tình người ấm áp. Nó là sự chăm sóc ân cần mang theo những nỗi lo âu thực sự của tấm lòng thị Nở dành cho Chí. Đặt trong quãng đời dài dặc đầy bi kịch của Chí, trong hoàn cảnh dưới đáy hiện tại của Chí, bát cháo ấy là tình người hiếm hoi mà Chí nhận được, là hạnh phúc tình yêu muộn mằn, quý giá vô ngần mà lần đầu tiên trong đời hắn được hưởng. Hương vị cháo hành – hương vị tình yêu tỏa sáng, vượt lên hoàn cảnh, lên trên mọi định kiến của xã hội. Nó mãi mãi còn thoang thoảng, lan tỏa theo suốt cuộc đời của Chí. Một điều độc đáo ở đây là Nam Cao đã miêu tả quá tình diễn biến tâm lý nhân vật Thị Nở rất tinh, rất sâu theo một tiến trình, một quá trình. Cách miêu tả tâm lý ấy cộng hưởng cùng nghệ thuật đối lập (giữa ngoại hình và tâm hồn nhân vật thị Nở) khiến mỗi người đọc cũng xúc động rưng rưng cùng nhân vật. Hóa ra Nam Cao không thóa mạ, hay hạ thấp con người bằng những nét vẽ ngoại hình trần trụi, mà ngược lại, ông đề cao, tôn vinh con người. Vẻ đẹp cao quý nhất của con người là vẻ đẹp tâm hồn, là tình người, là tấm lòng cao cả. Đó là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị người của con người. Nhìn như thế, ta sẽ thấy Thị Nở là người phụ nữ đẹp nhất làng Vũ Đại và đẹp nhất trong văn học Việt Nam.Nói Thị Nở đẹp không hề quá đáng bởi bát cháo hành kia đâu chỉ là tình thương, tình yêu, là sự chăm sóc ân cần mà nó có tác dụng diệu kỳ – cảm hóa con người, thức tỉnh phần người, phần nhân tính bị vùi lấp bao lâu nay trong Chí Phèo. Nói đúng hơn là Thị Nở đã thức tỉnh Chí, cứu vớt Chí, làm hồi sinh tâm hồn, nhân tính trong Chí. Điều đó không phải ai cũng làm được. Và như thế, ta thấy chi tiếtkhông thể thiếu trong tác phẩm. Nó thể hiện tình cảm, tư tưởng nhân văn sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Ông luôn luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề nhân tính của con người. Ông luôn mang trong mình niềm tin mãnh liệt vào con người, vào phần lương thiện thiêng liêng, quý báu trong mỗi con người. Thiên lương ấy không bao giờ bị mất đi, không một thế lực nào giết được. Nó như một thứ lửa luôn âm ỉ cháy trong trái tim của con người, kể cả những con người ở giữa vũng bùn lầy của sự tha hóa như Chí Phèo – không còn chút nhân hình, nhân tính nào nữa – theo cái nhìn từ bên ngoài, từ người ngoài.Những dòng Nam Cao miêu tả Chí Phèo ăn cháo hành có thể nói là những dòng văn sâu sắc, xúc động nhất tác phẩm. Nhìn thấy bát cháo hành “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì…”. Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc động nghẹn ngào. Đây là lần thứ nhất trong đời hắn khóc sau những năm tháng bị đọa đày và cũng là lần thứ nhất trong đời hắn nhận được một thứ người ta cho, cho vô tư, không tính toán. Hắn không phải dọa nạt hay cướp giật mà vẫn có được. Quan trọng, đây là lần đầu tiên trong đời Chí được một người đàn bà quan tâm, săn sóc, dành tình cảm cho; cũng là lần đầu tiên sau khi ra tù Chí được một con người nhìn nhận mình như một con người, đối xử với mình theo cách con người dành cho nhau. Và hắn thấy thị có duyên bởi trong mắt kẻ si tình người yêu của mình bao giờ chẳng đẹp, chẳng duyên. Để rồi sau đó, Chí Phèo tỉnh, tỉnh để suy tư, chiêm nghiệm. Chí thực sự đã tỉnh rượu, đã tỉnh ngộ và ý thức được về cuộc sống sau những tháng năm say triền miên, vô tận, say để không biết có sự hiện hữu của mình trên cõi đời. “Hắn thấy vừa vui, vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn”. Chí cảm nhận được tất cả vị thơm ngon của nồi cháo hành: “Trời ơi cháo mới thơm sao! Chỉ khói xông lên mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon…”. Hơi cháo hành, bàn tay chăm sóc và tình cảm của thị Nở đã làm cho Chí tỉnh, tỉnh để mà nhận ra mình, nhận thức về những việc mình đã làm. Hơi cháo làm Chí nhẹ người, chí khỏi ốm để ăn năn, sám hối. Hơn lúc nào, Chí cảm thấu tình cảnh thê thảm, bi đát của mình cho nên hắn vừa vui lại vừa buồn. Vui vì tình yêu, hạnh phúc muộn mằn, dù muộn nhưng đã đến; buồn vì thân phận, vì cuộc sống quá loài vật của bản thân. Cháo hành rất ngon nhưng “tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?”. Hắn hỏi rồi hắn tự trả lời: “có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Thê thảm quá! Bi kịch quá! Xót xa muôn phần! Một chút gì như cay đắng nghẹn lòng nữa! Chí nghĩ đến những tháng ngày nhục nhã bị bà ba nhà Bá Kiến – “con quỷ cái” cứ hay gọi hắn đấm lưng, bóp chân “mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa”. Hắn thấy nhục chứ sung sướng gì. “Hai mươi tuổi người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Người ta không thích những cái người ta khinh …”. Rõ ràng đến đây, Chí hiện lên là một chân dung con người đầy đủ, vẹn toàn có cả quá khứ, hiện tại, có những suy nghĩ sâu xa, những tâm trạng phong phú, ý thức đầy đủ về bản thân. Người nông dân lương thiện trong Chí đang trở về sau những năm tháng dài bị đi đày xa tắp. Nhưng có ai nhận thấy đâu, họa chăng chỉ có thị Nở vì thị thấy chí rất hiền, “ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?”Nam Cao vốn là một nhà văn có cái nhìn đời thấu suốt, tinh sắc. Ông không dừng lại ở sự thức tỉnh của Chí Phèo nhờ bát cháo hành mà ông còn đưa người đọc đi xa hơn đến chân trời ước mơ, hy vọng của Chí. Với ước mơ quá khứ sống dậy, ước mơ trong hiện tại bùng cháy thiêu đốt tâm can, Chí đã thực sự hồi sinh, là một con người hoàn toàn theo đúng nghĩa của hai chữ CON NGƯỜI viết hoa (chữ của M.Gorki).Bát cháo húp xong, thị Nở đỡ lấy bát và múc thêm bát nữa. Hắn thấy đẫm bao nhiêu mồ hôi, những giọt mồ hôi to như giọt nước. Chí biết mình đã đến cái dốc bên kia của cuộc đời và chí thấy “thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn sao người khác không thể… Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Hạnh phúc chớm nở như hoa hàm tiếu và hy vọng được nhen lên rồi bùng cháy mãnh liệt như ngọn lửa được tiếp ôxi. Chí khao khát cuộc đời lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cầu nối, là hy vọng, mở ra cánh cửa của thế giới lương thiện vẫn đóng im ỉm cho Chí. Bát cháo hành của tình yêu, tình người đã làm tươi lại, thanh lọc tâm hồn Chí. Cái ước mơ của Chí rất giản dị mà thiêng liêng, cao cả xiết bao. Nó mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Nam Cao. Bởi đã là con người, dù dị dạng, dù tha hóa nhưng họ vẫn có quyền được sống lương thiện, vẫn không thôi ước mơ, không hết sự khát thèm cuộc đời bình dị trong hạnh phúc và tình yêu.Song xã hội lương thiện mà Chí Phèo thấy bằng phẳng kia không hề bằng phẳng. Nó còn bao định kiến, bao sự cách ngăn, bao điều nghi kỵ. Tất cả đã không cho Chí một cơ hội nào trở về cuộc đời bình thường như bao người bình thường. Bị thị Nở cự tuyệt, hắn phẫn uất, cùng cực tìm đến rượu. Nhưng hắn “càng uống lại càng tỉnh ra”. “Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Hơi cháo hành ấy là dư ảnh của bát cháo kia xuất hiện lần cuối để giữ Chí lại bên bờ tỉnh, để hắn tự ngấm, tự thấm bi kịch nhân sinh cuộc đời. Tất cả hy vọng của Chí đã tan biến theo làn khói hành mong manh, hư ảo. Nhưng hắn không thể sống như trước nữa vì hắn đã tỉnh, hắn vẫn không thôi ước mơ. Chí khóc rưng rức trong tuyệt vọng, trong những tỳ vết tâm hồn. Những vết cứa, vết xước của tội ác trong tim hắn biểu hiện lên khuôn mặt dị dạng của hắn vĩnh viễn không thể mất đi. Tất cả đưa Chí Phèo đến kết cục bi thảm, cùng cực khiến người đọc bao năm nay vẫn thôi day dứt trong ám ảnh về những câu nói của Chí: “Ai cho tao lương thiện? … Tao không thể làm người lương thiện nữa…”Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật song chỉnh thể ấy chỉ có được từ sự phối hợp hài hòa các yếu tố nhỏ hơn, thậm chí chỉ là một chi tiết. Một chi tiết nhiều khi mang sức nặng, cất chứa toàn bộ tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa thâm nghập vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiếtmà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩmcủa Nam Cao thật ấn tượng, mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc. Nó thúc đẩy sự phát triển, tạo bước ngoặt cho cốt truyện. Đồng thời, nó cũng đầy ám gợi để khắc họa sắc nét, tinh tế thế giới tâm hồn, diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp của các nhân vật. Từ đó, chi tiết làm bật nổi tính cách và bi kịch của các nhân vật ấy như những hồi chuông gióng giả, vang vọng đầy ám ảnh về con người.của thị Nở có thể không thể toàn vẹn, thơm tho như chính con người nhân vật nhưng nó là bát cháo của tình yêu thương, của tình người ấm áp, của tình cảm nhân đạo sâu sắc và mối quan hoài thường trực mà nhà văn Nam Cao dành cho con người, nhất là con người có số phận bi kịch. Chính cái nhỏ nhoi, bình dị ấy là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên tầm vóc kinh điển cho kiệt tác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *