Mẫu thẻ kho hàng hóa mới nhất theo thông tư 200 và 133 của Bộ Tài Chính
Thẻ kho giúp quá trình quản lý kho hàng hóa hiệu quả hơn. Thông qua số liệu được ghi chú trong thẻ kho, chủ doanh nghiệp sẽ bao quát được tình hình xuất nhập tồn, kinh doanh của từng loại mặt hàng cụ thể, từ đó sẽ đưa ra các kế hoạch kinh doanh cũng như giải pháp phù hợp cho hàng tồn kho.
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẻ kho hàng cũng như cung cấp mẫu thẻ kho hàng hóa chuẩn nhất theo thông tư 200 và 133 của bộ Tài Chính.
Thẻ kho là gì? Mục đích của thẻ kho?
Thẻ kho là một dạng sổ tờ rời. Mục đích của thẻ kho là nhằm theo dõi số lượng xuất nhập tồn của từng loại hàng hóa, nguyên liệu, công cụ, dụng cụ hay sản phẩm cụ thể trong kho.
Mỗi thẻ kho chỉ dùng cho một loại sản phẩm, hàng hóa, nguyên liệu, công cụ, dụng cụ,…có cùng quy cách, tính chất hay nhãn hiệu. Khi thẻ kho rời được ghi xong thì đóng thành cuốn, gọi là sổ kho hàng hóa. Và sổ kho này phải có chữ ký của Giám đốc hoặc người phụ trách chính lĩnh vực kho bãi.
Thẻ kho có bắt buộc hay không?
Theo pháp luật, thẻ kho là không bắt buộc. Bởi tùy theo quy mô kho hàng mà bạn tổ chức quản lý sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm của những doanh nghiệp có kho bãi, thì lời khuyên được được ra đó là: Thẻ kho là rất cần thiết và nên được áp dụng. Điều này sẽ giúp bạn quản lý và vận hành kho hàng đạt hiệu quả cao hơn và hạn chế các rủi ro, sai sót. Bạn có thể dựa vào mẫu thẻ kho chuẩn để bổ sung sửa đổi lại một chút nhằm phù hợp hơn với doanh nghiệp của mình.
Mẫu thẻ kho hàng tiêu chuẩn theo thông tư 200 và thông tư 133
Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tuân theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Trong trường hợp này, mẫu thẻ kho hàng cho doanh nghiệp là không có gì khác biệt giữa hai thông tư.
Hướng dẫn cách lập sổ thẻ kho hàng hóa
Thẻ kho hàng hóa sẽ do phòng kế toán lập, cập nhật đầy đủ các thông tin về sản phẩm (tên, mã số, nhãn hiệu, quy cách,…)
Thẻ kho sau đó sẽ được chuyển cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng ngày để cập nhật thông tin vào thẻ kho một cách chính xác và đầy đủ. Thẻ kho cần có chữ ký của Thủ Kho, Kế Toán và Ban lãnh đạo.
Theo đó:
Cột A: Số thứ tự
Cột B: Thời gian ghi trên Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho
Cột C, D: Số hiệu ghi trên Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho
Cột E: Nội dung liên quan nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
Cột F: Thời gian nhập, xuất kho cụ thể
Cột 1: Số lượng hàng hóa nhập kho
Cột 2: Số lượng hàng hóa xuất kho;
Cột 3: Số lượng hàng hóa còn tồn kho sau mỗi đợt xuất hoặc nhập. Ghi vào cuối mỗi ngày.
Tùy quy định của từng doanh nghiệp mà hàng tuần hoặc hàng tháng, hoặc khi có yêu cầu, Kế toán sẽ xuống kho và đối chiếu nhằm đảm bảo các số liệu khớp với nhau và khớp với kiểm đếm thực tế. Cột G dành cho chữ ký của Kế toán sau mỗi lần kiểm tra.
Nếu có bất kỳ chênh lệch nào cần rà soát lại ngay. Nếu số liệu trên thẻ kho sai cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại cho chính xác.
Ngoài thẻ kho hàng hóa, còn rất nhiều phương pháp khác giúp nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng mà SEC Warehouse đã tập hợp sẵn, mời bạn tham khảo Tại đây.
5
/
5
(
1
bình chọn
)