Mẫu Sơ Đồ Tư Duy: Khái Niệm, Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy Đẹp Giúp Bạn Thỏa Sức Thiết Kế

Sơ đồ tư duy từ lâu đã không còn xa lạ với giới học sinh, sinh viên và nhiều người đi làm. Sơ đồ tư duy còn được xem như là “công cụ ghi nhớ tối ưu” đối với nhiều người, giúp họ hệ thống một lượng thông tin lớn một cách đơn giản. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Có lợi ích gì? Cách tạo sơ đồ tư duy như thế nào? Hãy cùng Glints theo dõi bài viết dưới đây và tải ngay những mẫu sơ đồ tư duy đẹp, đơn giả nhé!

Sơ đồ tư duy (Mind map) là gì?

Sơ đồ tư duy (Mind map) – được phát minh bởi Tony Buzan – là một dạng hình ảnh trực quan dùng để biểu diễn các khái niệm, định nghĩa, nhiệm vụ hoặc các mục được liên kết với nhau dựa trên khái niệm tổng quát hoặc chủ đề cụ thể. Sơ đồ tư duy không chú trọng đến cách ghi chú theo mẫu bố cục hàng ngang truyền thống, ngược lại còn cho phép người dùng tự do sáng tạo theo cách riêng.

Đơn giản hơn, thay vì sử dụng một câu văn để diễn giải toàn bộ ý nghĩa thì sơ đồ tư duy cho phép bạn trực quan hóa nội dung bằng các hình ảnh, từ khóa, đường nối. Qua đó, những ghi chú đơn điệu sẽ được thể hiện thành “bức tranh” đẹp đẽ, đầy màu sắc và không kém phần logic, chặt chẽ. 

mẫu sơ đồ tư duy là gì?mẫu sơ đồ tư duy là gì?

Thiết kế mẫu sơ đồ tư duy đơn giản mà đẹp sẽ cần gì?

  • Ý tưởng và chủ đề chính được đặt tại trọng tâm trang ghi chú. 
  • Các chủ đề nhỏ hơn tỏa ra từ chủ đề trung tâm gọi là các “nhánh”.
  • Mỗi nhánh bao gồm hình ảnh chính hoặc các từ khóa.
  • Các nhánh được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.

Một số lợi ích khi sử dụng công cụ ghi chú là sơ đồ tư duy

Kiểu ghi chú truyền thống (diễn đạt toàn bộ thông tin bằng các câu văn) có thể chưa thỏa mãn khả năng kết nối giữa các thông tin cũ và mới, nhưng mind map thì ngược lại. Những mẫu sơ đồ tư duy có thể tạo ra một bức tranh toàn thể giúp bạn dễ dàng truy xuất thông tin dù là trong ngữ cảnh nào.  

Sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn chuyển đổi một đoạn thông tin dài ngoằng và đơn điệu thành một bản đồ đầy màu sắc, dễ dàng ghi nhớ và vô cùng “ăn khớp” với cách hoạt động tự nhiên của não bộ.

lợi ích của mind map (sơ đồ tư duy)lợi ích của mind map (sơ đồ tư duy)

1. Ghi nhớ và gợi nhớ tốt hơn

Có nhiều nghiên cứu khoa học kết luận rằng khả năng ghi nhớ của người đọc sẽ được cải thiện 10% – 15% khi sử dụng sơ đồ tư duy. Nghiên cứu còn cho thấy người sử dụng sơ đồ tư duy làm công cụ ghi chú thể hiện rõ sự hứng thú và động lực vì họ được tự do sáng tạo theo ý thức của bản thân.

2. Sáng tạo không giới hạn 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều nghiên cứu ủng hộ trẻ em học cách lập bản đồ tư duy để phát triển tính sáng tạo ngay từ khi còn nhỏ. Thiết kế sơ đồ tư duy cho phép bạn phát huy tối đa sự sáng tạo và trí tưởng tượng, không bị “rập khuôn”.

Ứng dụng của các mẫu sơ đồ tư duy trong đời sống

Trước đây, sơ đồ tư duy chỉ được các học sinh sinh viên sử dụng trong mỗi mùa thi cần hệ thống hóa kiến thức. Trong khoảng thời gian trở lại đây, tính ứng dụng của sơ đồ tư duy đã được phổ biến rộng rãi và ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau.

  1. Giải quyết vấn đề: Sơ đồ tư duy cho phép bạn khả năng tư duy hệ thống bằng việc tập trung vào vấn đề trọng tâm và cân nhắc các khía cạnh (nhánh) xung quanh. Khi có câu trả lời cho một câu hỏi, bạn có thể thêm vào bản đồ và nghiên cứu câu trả lời đó – và tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi hơn để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. 
  2. Quản lý dự án: Một nghiên cứu cho thấy các sinh viên có ý định làm luận văn hoặc bắt tay thực hiện một dự án có thể sử dụng mẫu sơ đồ tư duy để “nâng cấp” cấu trúc của dự án, củng cố tính mạch lạc, cải thiện chất lượng công việc.
  3. Làm việc nhóm: Thay vì viết ra toàn bộ thông tin được đề cập trong cuộc họp, sơ đồ tư duy cho phép bạn lựa chọn và tổng hợp ý kiến đóng góp của các thành viên trong nhóm một cách chủ động và sáng tạo, dễ dàng theo dõi trong những lần thảo luận tiếp theo. 

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy

Bạn đã biết được lợi ích siêu to của sơ đồ tư duy rồi chứ? Tham khảo ngay cách vẽ sơ đồ tư duy dễ thương ngay thôi.

hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản hiệu quảhướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản hiệu quả

Bước 1: Xác định chủ đề và từ khóa

Trước khi bắt tay vào thiết kế, kiến trúc sư là bạn trước tiên phải có trong tay chủ đề, các từ khóa và khía cạnh liên quan. Đây là giai đoạn rất quan trọng, bạn sẽ không muốn thấy mình bị “bí’ ý tưởng giữa chừng đâu.

Nhớ chuẩn bị cả bút màu nữa nhé (nếu bạn vẽ sơ đồ trên giấy). 

Bước 2: Dùng hình ảnh hoặc từ khóa tại trung tâm 

Một trang giấy trắng là lý tưởng nhất, bạn sẽ không bị các đường thẳng hay ô vuông làm cản trở dòng suy nghĩ và phóng tác của mình. Bạn có thể chọn một từ khóa hoặc hình ảnh để cho vào trung tâm và phát triển ý ra xung quanh (có thể theo chiều kim đồng hồ hoặc không).  

Bước 3: Vẽ tiêu đề phụ 

Từ trung tâm, bạn hãy vẽ ra các nhánh cây chính (nhánh cấp 1). Từ đó, bạn có thể khám phá các khía cạnh chuyên sâu hơn bằng việc thêm các nhánh con nhỏ hơn. Đừng quên phân biệt các nhánh bằng cách thêm màu sắc và hình ảnh minh họa riêng nhé. 

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, 3, 4

Đến bước này, các bạn tiếp tục vẽ các nhánh cấp 2 từ nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 từ nhánh cấp 2, v.v. Hãy vẽ các nhánh thật uyển chuyển và hạn chế dùng thước kẻ, sơ đồ của bạn sẽ mượt mà hơn nhiều. 

Bước 5: Sáng tạo bằng hình minh họa

Đây là lúc bạn thể hiện trí tưởng tượng và trình hội họa của mình! Bạn hoàn toàn có thể thay một từ khóa bằng hình ảnh gợi nhớ theo sở thích khiến sơ đồ trở nên sinh động và dễ ghi nhớ hơn. 

Có một số lưu ý sau:

  • Chỉ tận dụng từ khóa quan trọng và hình ảnh để trang trí sơ đồ tư duy, mỗi nhánh chỉ sử dụng một từ khóa. Sơ đồ của bạn sẽ trực quan hơn và không bị lan man nhiều chữ.
  • Có thể dùng chữ viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian.
  • Các nhánh phụ nên cùng màu với nhánh chính (nhánh cấp 1).

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng PowerPoint

Không chỉ dừng lại ở việc vẽ tay, các công cụ thiết kế sơ đồ tư duy trực tuyến cũng rất được ưa chuộng ngày nay đấy. Tính năng thiết kế sơ đồ tư duy trên Microsoft PowerPoint sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

1. Khởi động Microsoft PowerPoint và tạo trang mới.

2. Tìm thẻ Insert và chọn Shapes để khung theo ý thích.

3. Sử dụng mũi tên và đường thẳng để kết nối thông tin. Thay đổi màu sắc của ô và các kiểu định dạng chữ trong thẻ “Shape Format”.

4. Sử dụng SmartArt trong thẻ Insert. Một cửa sổ mới hiện ra cho phép bạn lựa chọn cấu trúc được thiết kế sẵn.

5. Sau khi chọn kiểu thiết kế, thêm từ khóa vào ô và dọc theo các đường dẫn.

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể TẢI NGAY các templates sơ đồ tư duy mẫu từ Glints để dễ dàng thiết kế hơn đó:

Một số ví dụ về sơ đồ tư duy vẽ tay

Sơ đồ tư duy vẽ tay hay bằng phần mềm? Đâu mới là chân ái?

Cả hai loại sơ đồ đều có ưu nhược điểm riêng. Lựa chọn sẽ phụ thuộc phần lớn vào mục đích sử dụng mindmap của bạn. Nếu sử dụng mindmap cho mục đích cá nhân, bạn có thể ưu tiên vẽ tay để dễ dàng sáng tạo và vẽ hình ảnh minh họa. Nếu sơ đồ tư duy được dùng để thuyết trình trước tập thể thì thiết kế trên phần mềm chuyên dụng sẽ rất thuận tiện đấy. 

Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy đơn giản, hiệu quả

Nếu bạn chưa hình dung được cách vẽ thì hãy tham khảo ngay các ý tưởng vẽ sơ đồ tư duy dưới đây nhé.

1. Sơ đồ tư duy “mạng nhện” (Spider map)

Sử dụng không gian tự do, màu sắc và hình ảnh sáng tạo để phân tích những chủ đề phức tạp, cho bạn góc nhìn tổng quan về những thông tin quan trọng theo cách sắp xếp vô cùng dễ hiểu.

mẫu sơ đồ tư duy truyền thốngmẫu sơ đồ tư duy truyền thống

2. Sơ đồ tư duy quy trình (Flow map)

Nếu bạn đang phải làm việc cùng rất nhiều dữ liệu và gặp khó khăn trong khi trình bày chúng theo một trật tự nhất quán, Flow Map chính là cứu tinh của bạn!

Loại sơ đồ tư duy này có thể được thiết kế theo cả chiều ngang hoặc dọc. Bạn có thể tham khảo template mẫu của Glints và tự do thiết kế theo ý thích nhé. 

mẫu sơ đồ tư duy theo quy trìnhmẫu sơ đồ tư duy theo quy trình

3. Sơ đồ tư duy hình tròn (Circle map)

Sơ đồ này được tạo nên từ một hình tròn trung tâm và các “vành tròn” đặt bên ngoài. Trung tâm của sơ đồ là nơi đặt chủ đề chính, các khái niệm nhỏ hơn được đặt trong các vành tròn. Thông tin thuộc vành tròn càng xa trung tâm thì càng ít quan trọng hơn. 

cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quảcách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

4. Sơ đồ tư duy hệ thống (System map)

Là một trong những kiểu mẫu sơ đồ tư duy phức tạp nhất – và là “phiên bản nâng cấp” của Spider map. Mẫu sơ đồ tư duy này cho phép bạn hệ thống linh hoạt khi muốn phân tích nhiều phần của khái niệm và những kết nối phức tạp giữa các khái niệm với nhau.

mẫu sơ đồ tư duy đơn giảnmẫu sơ đồ tư duy đơn giản

Lời kết 

Thông qua bài viết trên, Glints hi vọng bạn đọc đã có thêm góc nhìn về cách ghi chú vô cùng hữu ích và sáng tạo này. Đừng chần chừ gì mà hãy tự thiết kế sơ đồ tư duy theo phong cách riêng hoặc tải ngay các mẫu có sẵn bên trên cho lần thuyết trình tiếp theo của bạn nhé!

    Họ tên

    Địa chỉ email

    Bạn đang làm việc hoặc quan tâm tìm việc trong lĩnh vực nào?

    Bạn biết đến bài viết này từ đâu?

    Bạn có đồng ý cho phép Glints gửi các nội dung tương tự tới hộp thư cá nhân không?

    Δ

    TẢI TẠI LINK DỰ PHÒNG: https://forms.gle/4PPXzbjMXDiZz9RL6

    Bài viết có hữu ích đối với bạn?

    Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

    Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

    Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

    Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

    Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

    Tác Giả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *