Mẫu sổ đăng ký khai sinh (mẫu II-01) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu sổ đăng ký khai sinh là gì? Mẫu sổ đăng ký khai sinh? Hướng dẫn soạn thảo mẫu sổ đăng ký khai sinh là gì? Quy định về đăng ký khai sinh?

Theo quy định của pháp luật, đăng ký khai sinh là việc các chủ thể đăng ký sự kiện ra đời cho đứa trẻ mới được sinh ra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên của mỗi người và khẳng định trẻ em là công dân của một quốc gia, là một công dân bình đẳng như mọi công dân khác. Đăng ký khai sinh còn là cơ sở quan trọng để từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân, mà quyền đầu tiên của trẻ em đó là quyền được bảo vệ, chăm sóc. Khi thực hiện đăng ký khai sinh sẽ có sổ đăng ký khai sinh. Vậy, sổ đăng ký khai sinh được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Mẫu sổ đăng ký khai sinh là gì?

Trên thực tế, ta nhận thấy, quyền khai sinh của trẻ em là một trong những quyền cơ bản có vai trò quan trọng và là tiền đề để trẻ em được hưởng các quyền cơ bản khác của trẻ em, cụ thể như: quyền được chăm sóc, quyền được học tập, quyền có tài sản, quyền thừa kế,… Khi thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định pháp luật và biểu mẫu cụ thể. Mẫu sổ đăng ký khai sinh là một trong số đó. Mẫu sổ đăng ký khai sinh được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.

Mẫu sổ đăng ký khai sinh là mẫu sổ được lập ra nhằm mục đích để ghi chép về việc đăng ký khai sinh. Mẫu sổ nêu rõ thông tin của người được khai sinh, thông tin cha mẹ, thông tin cơ quan đăng ký hộ tịch, thông tin người đăng ký khai sinh cho trẻ, thông tin về họ, chữ đệm, tên, chức vụ người ký Giấy khai sinh/Trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh,… Cần lưu ý rằng, sau khi hoàn thành việc lập mẫu sổ đăng ký khai sinh thì người thực hiện sổ đăng ký khai sinh và người đi khai sinh ký và ghi rõ họ tên của mình.

2. Mẫu sổ đăng ký khai sinh:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ TƯ PHÁP

SỔ

ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Xem thêm: Mẫu sổ cổ đông và cách lập sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần

Cơ quan đăng ký hộ tịch (1)…..…

Quyển số(2): ………

Mở ngày(3) …… tháng ……..năm……

Khóa ngày(4)…….tháng …….năm……..

Số(5):………                                                                                       Ngày, tháng, năm đăng ký: ……/……/……

Người được đăng ký khai sinh

Họ, chữ đệm, tên: …………………………….………………..……..

…………………………………….………………..………………….………

Ngày, tháng, năm sinh: …../…./…..… ghi bằng chữ: ………………

…………………………………….………………..…………………………

…………………………………….………………..…………………………

Giới tính: …………… Dân tộc: ……………Quốc tịch: ……………

Nơi sinh: ………………………….………………..…………….………

……………………….………………..………………………………….….

Quê quán: ……………………….………………..………………..……

Số định danh cá nhân: ……..……………………………….

Họ, chữ đệm, tên mẹ: ………………..…….………………..…

……………………….………………..………………………………………

Năm sinh: ………….. Dân tộc: ……………Quốc tịch: ……………

Nơi cư trú: ……………………….………………..………………….…

……………………….………………..………………………………..……

Họ, chữ đệm, tên cha: ……………………….………………..

……………………….………………..……………………………………..

Năm sinh: ………….. Dân tộc: ……………Quốc tịch: ……………

Nơi cư trú: ……………………….………………..……………………

……………………….………………..………………………………..……

Họ, chữ đệm, tên người đi khai sinh: …………………

Giấy tờ tùy thân: ……………………..…………………………….…

Họ, chữ đệm, tên, chức vụ người ký Giấy khai sinh/Trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh: ………………………….…….….

……………….………………………………….……………………..….

……………………….………………..…………………………………..…

Người đi khai sinh
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) Người thực hiện
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

Đúng hạn:

Quá hạn:

Đăng ký lại:

Trẻ chưa xác định
được cha, mẹ:

Trẻ bị bỏ rơi:

Ghi vào sổ hộ tịch
việc khai sinh:

 

Ghi chú (6)

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

…….………………..

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu sổ đăng ký khai sinh:

1. Tên cơ quan đăng ký hộ tịch (1) phải ghi rõ tại trang bìa của sổ:

– Trường hợp Sổ đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp xã thì ghi đủ 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh);

– Trường hợp Sổ đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ghi đủ 02 cấp hành chính (huyện, tỉnh);

– Trường hợp Sổ đăng ký khai sinh của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện Việt Nam.

2. Mục quyển số (2) ghi số thứ tự của Sổ đăng ký khai sinh trong năm; ngày mở sổ (3) là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ; ngày khóa sổ (4) là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng của sổ; trường hợp chưa hết sổ mà hết năm thì ngày khoá sổ là ngày 31 tháng 12.

3. Số đăng ký (5) được ghi liên tục từ số 01 đến hết năm, không được để trùng số đăng ký.

Số ghi trong Giấy khai sinh là số ghi tại đầu trang Sổ đăng ký khai sinh về việc khai sinh của người đó.

4. Sổ phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ ngay tại thời điểm mở sổ.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty? Hợp đồng cho mượn nhà ở và các lưu ý khi soạn thảo?

5. Công chức làm công tác hộ tịch phải tự mình ghi vào sổ, nội dung ghi phải chính xác, theo đúng hồ sơ đăng ký khai sinh.

Chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa, viết bằng loại mực tốt, không sử dụng nhiều màu mực trong một sổ, không dùng mực đỏ.

6. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.

Ngày, tháng, năm xác định theo dương lịch.

Ngày, tháng, năm sinh phải ghi bằng số và bằng chữ.

Nơi sinh ghi theo địa danh hành chính 3 cấp (xã, huyện, tỉnh). Trường hợp sinh
tại cơ sở y tế thì ghi tên của cơ sở y tế trước địa danh hành chính. Trường hợp trẻ em sinh ở nước ngoài thì nơi sinh ghi theo tên thành phố và tên quốc gia hoặc tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó nếu là quốc gia liên bang, nơi trẻ em được sinh ra.

Nơi cư trú ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú.

Trường hợp cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

Xem thêm: Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa?

Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ.

7. Cột bên phải tùy theo loại việc thực hiện cần đánh dấu vào ô tương ứng: đăng ký đúng hạn; đăng ký quá hạn; đăng ký lại; trẻ chưa xác định được cha, mẹ; trẻ bị bỏ rơi; ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh (đối với trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).

8. Mục “Ghi chú” (6) để ghi thông tin trong trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (ghi rõ số Giấy khai sinh, ngày, tháng, năm đăng ký khai sinh, tên cơ quan, tên quốc gia cấp); ghi chú những thông tin thay đổi sau này; thông tin sửa chữa trong trường hợp có sai sót khi ghi sổ.

9. Trường hợp có sai sót khi ghi sổ, công chức làm công tác hộ tịch phải trực tiếp gạch bỏ phần sai sót, không được tẩy, xóa để viết lại, không chữa đè lên chữ cũ; nội dung sửa chữa được ghi vào mục “Ghi chú” (6); công chức làm công tác hộ tịch phải ghi rõ ngày, tháng, năm sửa chữa, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch duyệt, cho phép đóng dấu vào nội dung sửa chữa.

10. Năm đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12.

Hết năm đăng ký phải thực hiện khóa sổ, thống kê tổng số sổ đã sử dụng, tổng số sự kiện khai sinh đã đăng ký trong năm, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch.

Sổ đăng ký hộ tịch chỉ sử dụng trong năm, không sử dụng để tiếp tục đăng ký cho năm sau.

4. Quy định về đăng ký khai sinh:

Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh:

Xem thêm: Đăng ký khai sinh cho con ở nơi tạm trú được không?

– Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh sẽ có trách nhiệm kiểm tra ngay trên bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Đối với trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy tiếp nhận, trong đó cần ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.

– Đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ sau khi đã được cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn mà vẫn không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó người tiếp nhận hồ sơ cần phải ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhận thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân (đối với các địa phương đã triển khai cấp số định danh cá nhân khỉ đăng ký khai sinh), ghi nội dung khai sinh vào Sổ đãng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh.

– Cần lưu ý rằng người tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định cùa pháp luật về hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

Cách thức thực hiện:

Các chủ thể thực hiện đăng ký khai sinh có thể lựa chọn một trong các cách thức nộp hồ sơ cụ thể sau đây:

– Cách thứ nhất: Các chủ thể thực hiện đăng ký khai sinh thực hiện nộp hồ sơ/ văn bản yêu cầu trực tiếp.

– Cách thứ hai: Các chủ thể thực hiện đăng ký khai sinh thực hiện nộp hồ sơ/ văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính.

– Cách thứ ba: Các chủ thể thực hiện đăng ký khai sinh thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.hanoi.gov.vn.

Thời hạn giải quyết:

Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ.

Đối với trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện:

– Ủy ban nhân dân phường nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em.

– Ủy ban nhân dân phường nơi lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

Kết quả thực hiện: Giấy khai sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *