Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ đùng trong mọi trường hợp bổ nhiệm mới nhất

Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là gì? Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ? Hướng dẫn làm Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ? Một số quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ?

Bổ nhiệm là những công việc thường thấy trong các tổ chức, đơn vị, Nhũng người được bổ nhiệm thường là công chức hoặc viên chức. Khi quyết định bổ nhiệm thì phải đi kèm với Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ để làm bằng chứng xác nhận quyết định đó. Vì vậy mà rất cần tới Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc thông tin về Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ đùng trong mọi trường hợp bổ nhiệm mới nhất hiện nay.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là gì?

– Bổ nhiệm là việc giao cho một người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước bằng quyết định của cá nhân hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bổ nhiệm là việc làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định để góp phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả và hiệu lực trên thực tế.

– Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là mẫu với các nội dung và thông tin để bổ nhiệm chức vụ với các điều khoản liên quan về chức danh cho cá nhân đó.

Khi công ty bổ nhiệm, đề cử một cá nhân vào vị trí mới thì công ty sẽ phải ra quyết định về việc bổ nhiệm chức vụ. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ thường được sử dụng khi quyết định bổ nhiệm trưởng phòng, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng…….

2. Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ:

ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-

QUYẾT ĐỊNH

(Về việc bổ nhiệm ……………)

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY………

Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi giữ chức vụ, xin từ nhiệm mới nhất năm 2022

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của Công ty ……….;

Xét năng lực và phẩm chất của Ông …………

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Bổ nhiệm chức danh: …… Đối với ông/bà ………..

Ông/Bà: ……… Giới tính: …….

Sinh ngày: ……… Dân tộc: ……

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: …

Xem thêm: Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc, trưởng phòng, kế toán trưởng mới nhất năm 2022

Nơi cấp:………………………… Ngày cấp: ……

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : .……

Nơi ở hiện tại : ………

Điều 2: Kể từ ngày được bổ nhiệm, Ông …….. có nghĩa vụ thực hiện các công việc được phân công, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Trưởng Phòng, Giám đốc Trung tâm, và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định tại Điều lệ, quy chế của Công ty và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký cho đến khi có Quyết định khác về việc này được ban hành. Ông ………… và các Phòng/Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

– Như điều 3 (để thực hiện)

– Lưu HCNS

Xem thêm: Chức vụ, chức danh và số lượng của cán bộ, công chức cấp xã

TM. HỘI ĐÔNG THÀNH VIÊN

Chủ tịch HĐTV:

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ:

– Ghi đầy đủ các thông tin về mẫu quyết định bổ nhiệm như trên

Phần Mở đầu gồm:

–  Biểu mẫu quyết định bổ nhiệm là một biểu mẫu quan trọng, chính vì vậy mà  quốc hiệu và tiêu ngữ là phần không thể thiếu trong văn bản hành chính.

– Tên cơ quan người được bổ nhiệm chức vụ, tổ chức ban hành văn bản

– Số, ký hiệu của văn bản cần phải có đầy đủ và rõ ràng

Xem thêm: Quy định về xin thôi chức vụ, từ chức chủ tịch công đoàn công ty

– Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản để mọi người có thể nắm bắt được rõ thời gian ra quyết định và thi hành.

Phần nội dung: Với phần này bạn cần bám sát vào các điều lệ của công ty và doanh nghiệp, để đưa ra những quyết định bổ nhiệm, nội dung bổ nhiệm…

Phần cuối: là phần kết của biểu mẫu bổ nhiệm chức vụ, cần phải ký tên, đống dấu của những người có liên quan và có thẩm quyền, cùng với đó là thời gian thực hiện.

4. Một số quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ:

4.1. Trường hợp nào cần đến quyết định bổ nhiệm:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, có rất nhiều trường hợp cần đến quyết định bổ nhiệm như:

– Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên, Hội đồng quản trị công ty cổ phần bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác theo Điều lệ công ty (khoản 2 Điều 56 và khoản 1 Điều 157);

– Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc quyền của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (khoản 2 Điều 64);

– Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên bổ nhiệm Chủ tịch công ty, kiểm soát viên (khoản 1 Điều 82)

4.2. Thẩm quyền bổ nhiệm:

Thông thường thì người có thẩm quyền, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao và nhu cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm, ra quyết định bổ nhiệm.

Xem thêm: Xử lý buộc thôi việc đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ, chức danh trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Khi quyết định bổ nhiệm có hiệu lực thì  người được bổ nhiệm giữ chức vụ được bổ nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật đã quy định đối với chức vụ đó cho đến khi có quyết định cho về hưu trí và quyết định cách chức hoặc miễn nhiệm của người đã bổ nhiệm đối với người đó.

4.3. Quy định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý:

4.3.1. Căn cứ để bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý:

Tại Điều 51 Luật cán bộ, công chức quy định, căn cứ để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là:

– Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị

– Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý

Để hướng dẫn chi tiết quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2020/NĐ-CP. Trong đó, Điều 42 Nghị định này nêu rõ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo gồm:

+ Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.

+ Thứ hai, phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.

+ Thứ ba, Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập.

Xem thêm: Quy định tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

+ Thứ tư, đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm:

Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;

Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

+ Thứ năm, có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

+ Thứ sáu, Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

4.3.2. Thẩm quyền bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý:

Theo quy định tại Nghị định 138/2020/ NĐ-CP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm thì:

+ Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.

Xem thêm: Cách tính mức phụ cấp trách nhiệm chức vụ kế toán trưởng

+  Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.

4.3.3 Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

4.3.4  Hồ sơ bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý:

Điều 48 Nghị định 138/2020/NĐ-CP nêu rõ, hồ sơ bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý gồm:

– Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);

– Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;

– Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

– Bản tự kiểm điểm 03 năm công tác gần nhất;

Xem thêm: Quy định về hưởng phụ cấp chức vụ hay phụ cấp trách nhiệm

– Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất;

– Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình;

– Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;

– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu;

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;

– Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng

Như vậy có thể thấy quyết định bổ nhiệm chức vụ dùng trong mọi trường hợp bổ nhiệm được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể có quyết định bổ nhiệm khác nhau và có các cơ chế quản lý bổ nhiệm khác nhau. Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ dùng trong mọi trường hợp, Hướng dẫn làm Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ đùng trong mọi trường hợp bổ nhiệm mới nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *