Mẫu phiếu xuất kho mới nhất 2022 TT 133 và 200 Bộ Tài Chính

Ghi phiếu xuất kho là một nghiệp vụ quen thuộc trong các doanh nghiệp để theo dõi được lượng vật tư, công cụ, hàng hóa trong kho, là cơ sở để theo dõi, đối chiếu với định mức tồn kho ở thời điểm hiện tại. Bài viết dưới đây của Dân Tài Chính sẽ hướng dẫn các bạn cách viết phiếu xuất kho theo thông tư 133 và thông tư 200 của Bộ Tài Chính ban hành. Hãy cùng theo dõi nhé. 

Mẫu phiếu xuất kho mới nhất

1. Phiếu xuất kho là gì?

Mẫu phiếu xuất kho là mẫu phiếu được kế toán lập ra để theo dõi về thông tin hàng hóa, số lượng vật tư, công cụ dụng cụ đã xuất dùng, làm căn cứ để hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra định mức tiêu hao vật tư. Mẫu phiếu ghi chi tiết thông tin của người nhận hàng, lý do xuất kho, thông tin hàng hóa, số lượng xuất kho.

Phiếu xuất kho ghi chép số lượng hàng hóa vật tư đã được xuất ra, kèm theo đơn giá và tổng tiền để các doanh nghiệp theo dõi và quản lý việc biến động hàng hóa trong kho, từ đó có sự điều chỉnh và kiểm soát cho hợp lý. Phiếu xuất kho cũng là căn cứ để đánh giá tình hình kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa của các đơn vị, là một loại chứng từ thực hiện, thuộc lĩnh vực nghiệp vụ về việc thay đổi trạng thái sở hữu trong kho cho một loại sản phẩm hàng hóa còn ở trong kho. Những người có trách nhiệm và liên quan cần nắm vững quy trình ghi chép, xuất phiếu xuất kho để đảm bảo sự hợp lệ, chính xác, đồng thời tạo thuận lợi cho bộ phận kế toán tính giá xuất kho, đối chiếu chứng từ vào cuối kỳ.

Sử dụng phiếu xuất kho sẽ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý kho hiện nay, hỗ trợ các khâu lập kế hoạch, lập mô hình tiêu thụ, giảm thiểu chi phí, tính toán nhập kho hợp lý để đảm bảo quá trình luân chuyển trong kho được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, phiếu xuất kho còn là cơ sở để bên quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý được tình trạng kho, tránh được tình trạng thất thoát trong nội bộ. 

Phiếu xuất kho không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý một cách đơn thuần mà qua đó, bên doanh nghiệp sẽ có được những kế hoạch dự toán, tính toán để chuẩn bị nhập số lượng hàng hóa đang thiếu hụt và có nhu cầu lớn sử dụng, số lượng hàng cần dự trữ trong kho để nắm bắt được những cơ hội làm giàu cho doanh nghiệp, tránh những rủi ro về lượng tồn kho quá nhiều. Muốn quản lý kho hiệu quả, kế toán cần phải ghi chép các thông tin chi tiết về hàng hóa, theo dõi lượng hàng nhập và hàng xuất, thường xuyên kiểm kê lại hàng hóa trong kho và đối chiếu với phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để đưa ra số liệu chính xác nhất.

2. Cách viết phiếu xuất kho

Lưu ý khi viết phiếu xuất kho

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị và bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa trong kho dùng cho một  một mục đích sử dụng hoặc cùng một đối tượng hạch toán chi phí.

Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu xuất kho; lý do tiến hành xuất kho và kho nơi xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

Phiếu xuất kho do bộ phận quản lý hoặc bộ phận kho lập (tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Liên 1: Lưu giữ ở bộ phận lập phiếu.

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi chép và ghi vào sổ kế toán.               

Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ 

Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên), người nhận sẽ cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi rõ ngày, tháng, năm xuất kho. Thủ kho và người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ký và ghi rõ họ tên).

Nội dung của phiếu xuất kho

Cột A. B: Ghi số thứ tự và tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (số vật tư,sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn)..

Cột C: Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn), (có thể bỏ qua).

Cột D: Đơn vị tính (ghi theo hóa đơn).

Cột 1: Ghi số lượng xuất theo yêu cầu của người (bộ phận) sử dụng trên chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh xuất).

Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng này có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

Cột 3: Giá xuất kho là giá chưa bao gồm thuế GTGT cho một đơn vị hàng hóa.

Cột 4: Thành tiền bằng đơn giá nhân với số lượng.

Dòng cộng: Cộng tổng giá trị cho các cột số lượng, đơn giá, thành tiền.

Dòng số viết bằng chữ: Ghi diễn giải số tiền bằng chữ tổng số tiền ở cột thành tiền trên phiếu xuất kho.

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu phiếu xuất kho mới nhất

Tải về TẠI ĐÂY

Mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu phiếu xuất kho mới nhất

Tải về TẠI ĐÂY

Trên đây là mẫu phiếu xuất kho mới nhất theo thông tư 133 và thông tư 200. Quý độc giả hãy truy cập Dân Tài Chính mỗi ngày để tham khảo các bài viết hữu ích về các lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế,…nhé!

4.8/5 – (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *