Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất – Chuyên Tư Vấn Luật

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất được sử dụng phổ biến trong giao dịch chuyển nhượng (mua bán) nhà đất giữa các bên. Tuy nhiên, để tránh phát sinh TRANH CHẤP, các bên cần nắm rõ quy định của pháp luật về loại hợp đồng đặt cọc này. Phạm vi bài viết dưới đây xin được cung cấp mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất kèm theo hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng này đến quý bạn đọc.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất theo quy định của pháp luật
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất theo quy định của pháp luật

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ……………………. chúng tôi gồm:          

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ……………………………………………………………………………………

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: ………………… do ……………………………….. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………….

Bà: ………………………………………………………………………………….. .

Sinh năm:………………………………………………………………………………….. .

CMND/CCCD số: …………………. do ……………………………….. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………..

Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông:………………………………………………………………………………….. .

Sinh năm: ………………………………………………………………………………….. .

CMND/CCCD số: ………………. do …………………………………. cấp ngày ……………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………….

Bà: ……………………………………………………………………………………

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: ………………. do …………………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………..

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền ………………… đồng (Bằng chữ : ………………………………đồng chẵn) mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng thửa đất số…………, tờ bản đồ số ……..tại địa chỉ……………………………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………………… số ……………..; số vào sổ cấp GCN số ……….. do ……………………………..cấp ngày ……………… mang tên…………………………………………………………………………………

Thông tin cụ thể như sau:

  • Diện tích đất chuyển nhượng: …….. m2 (Bằng chữ: ………………… mét vuông)
  • Thửa đất:……………………….. – Tờ bản đồ:…………………………………………….
  • Địa chỉ thửa đất: 

    …………………………………………………………………………………..

  • Mục đích sử dụng:…………………………….m2
  • Thời hạn sử dụng: ………………………………
  • Nguồn gốc sử dụng:

    …………………………………………………………………………………

Điều 2: Thời hạn đặt cọc và giá chuyển nhượng

2.1. Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: …………….. kể từ ngày ……………………………, hai bên sẽ tới tổ chức công chứng để lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2.2. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng thửa đất nêu trên được hai bên thỏa thuận là:…………..(Bằng chữ: …………………………………………….đồng chẵn).

Giá chuyển nhượng này cố định trong mọi trường hợp (sẽ thỏa thuận tăng hoặc giảm nếu được bên còn lại đồng ý).

Điều 3: Mức phạt cọc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể :

  • Nếu Bên A từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mất số tiền đặt cọc.
  • Nếu Bên B từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trả lại cho Bên A số tiền đặt cọc và chịu phạt cọc với số tiền tương ứng.

Điều 4: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Cam đoan của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau:

5.1. Bên A cam đoan

  • Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.
  • Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.
  • Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc nhà đất nhận chuyển nhượng nêu trên.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

5.2. Bên B cam đoan

  • Những thông tin về nhân thân, về quyền sử dụng đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.
  • Quyền sử dụng đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng.
  • Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này Bên B cam đoan thửa đất nêu trên có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch, chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  • Bên B cam đoan kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực sẽ không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.    

Điều 6: Điều khoản chung

  • Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.
  • Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành văn bản, có xác nhận của người làm chứng và chữ ký của hai bên.
  • Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm …. ….. tờ, …. ……. trang và được lập thành ….…… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ  ……… bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.

BÊN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

>>> Click tải xuống: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Khi tiến hành mua nhà đất, người mua đặt cọc cho bên bán một khoản tiền
Khi tiến hành mua nhà đất, người mua đặt cọc cho bên bán một khoản tiền

Ghi đầy đủ thông tin của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc

  • Thông tin bao gồm: họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại.
  • Những thông tin này cần được ghi đầy đủ và chính xác.

Đối tượng đặt cọc

  • Là số tiền mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (ghi thông tin thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: diện tích, thửa đất số bao nhiêu, tờ bản đồ số bao nhiêu, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng)
  • Tài sản đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất thông thường là tiền.

Giá và phương thức thanh toán

  • Giá trị đặt cọc bao nhiêu là do sự THỎA THUẬN của các bên.
  • Phương thức thanh toán: các bên có thể lựa chọn một trong hai phương thức là thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua số tài khoản ngân hàng.

Nộp thuế, phí, lệ phí:

  • Thuế thu nhập cá nhân: có thể thỏa thuận
  • Tiền sử dụng đất (nếu có): do hai bên thỏa thuận
  • Phí, lệ phí khác thông thường do bên chuyển nhượng chịu.

Lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Có nên công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất không?
Có nên công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất không?

Công chứng hợp đồng đặt cọc

Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, các loại hợp đồng, giao dịch khi được công chứng sẽ có giá trị như một chứng cứ và không phải chứng minh các sự kiện, tình tiết trong đó trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Hiện nay pháp luật  không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc mà tùy thuộc vào thỏa thuận và nhu cầu của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng và tránh những hậu quả không thể lường trước được, các bên nên công chứng hợp đồng đặt cọc tại tổ chức hành nghề công chứng.

Cơ sở pháp lý: Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.

>>> Tham khảo thêm: Đặt cọc mua nhà có cần công chứng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Hiện nay, giao dịch mua bán nhà đất đang diễn ra rầm rộ và ở khắp mọi nơi, đặt cọc là một trong những bước đầu để tiến hành việc mua bán nhà đất. Tuy nhiên, tình trạng mất cọc nhà đất và không bàn giao nhà đất là vấn nạn phổ biến dẫn đến việc TRANH CHẤP hợp đồng đặt cọc.

Để biết được cách thức giải quyết như thế nào, bạn đọc tham khảo thêm: Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc do bên mua không tách được sổ

Và thêm một điều lưu ý, để đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro pháp lý khi tiến hành đặt cọc nhà đất, người mua đất cần tìm hiểu thông tin pháp lý cụ thể và chi tiết về thửa đất trước khi giao dịch.

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin thông tin đất đai trước khi tiến hành đặt cọc mua bán

Nội dung bài viết trên là những hướng dẫn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên và cần sự hỗ trợ của tư vấn luật đất đai, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua đất hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan đến đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết Xin cảm ơn.

4.6 (10 bình chọn)

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *