Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2022

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hiện nay, việc mua bán, giao dịch về nhà đất rất phổ biến. Khi bạn muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải giao kết hợp đồng chuyển nhượng và hợp thức hóa hợp đồng để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mình khi có tranh chấp. Luật sư 247 sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới năm 2022.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Trong giao dịch mua bán đất đai, có rất nhiều hình thức được pháp luật bảo hộ như: cho thuê, thừa kế, cho thuê lại, chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng, thế chấp, góp vốn,…Trong đó, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phương thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ bên A sang bên B theo đúng quy định của pháp luật. Để giao dịch có hiệu lực, mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất cần được soạn thảo đầy đủ các thỏa thuận của hai bên, kèm theo đó là số tiền thể hiện giá trị quyền sử dụng BĐS.

Cách làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dựa trên sự điều chỉnh của luật về đất đai và dân sự để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình trước những rủi ro có thể xảy ra. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giấy tay hoặc in đều bắt buộc phải có dấu công chứng.

Trong quy định của pháp luật về nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất, cần phải đảm bảo rõ những thông tin như: thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, quyền và nghĩa của các bên tham gia. Để có đủ điều kiện xác lập quyền sử dụng đất, mọi thông tin cần được những người có thẩm quyền xác nhận chính xác mới cấp quyền sử dụng cho những cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển quyền sử dụng đất là một hợp đồng dân sự nhằm thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đẩt từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Các chủ thể trong hợp đồng này là bên chuyển giao quyền sử dụng đất (gọi là bên chuyển nhượng) và bên được chuyển nhượng quyền sử dụng đất (gọi là bên nhận chuyển nhượng).

Hộ gia đình và cá nhân có thể trở thành chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhựng phải thoả mãn các yêu cầu được quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.

Hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các đỉều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai năm 2013.

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Tuy nhiên, pháp luật có các quy định hạn chế về điều kiện chuyển nhượng cũng như một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng, áp dụng với đối tượng là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (khoản 1 Điều 39 Nghị định 43/2014/NĐ-CP); đất đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng do được giao theo chính sách hỗ trợ (Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) và đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở (Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới năm 2022Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới năm 2022

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định của Điều 698 Bộ luật dân sự năm 2015 và pháp luật về đất đai thì nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ của các bên; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Phương thức, thời hạn thanh toán; Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất; Trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng.

  • Thông tin bên chuyển nhượng: họ và tên, năm sinh, căn cước công dân và hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng.
  • Thông tin bên nhận chuyển nhượng: họ và tên, năm sinh, căn cước công dân và hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng.
  • Thông tin đất chuyển nhượng: diện tích, địa chỉ, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và nguồn gốc sử dụng.
  • Giá trị chuyển nhượng: ghi rõ số tiền VNĐ bằng chữ và bằng số, phương thức thanh toán.
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: bên chuyển nhượng cung cấp đầy đủ giấy tờ đất cho bên nhận chuyển nhượng và thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Nộp thuế: bên nhận chuyển nhượng chịu hoàn toàn trách nhiệm về thuế và lệ phí liên quan đến đất chuyển nhượng khi hợp đồng có hiệu lực.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng trên nguyên tắc tôn trọng hoặc nhờ đến sự giải quyết của tòa án.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyến nhượng quyền sử dụng đất

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền:

– Được nhận tiền quyền sử dụng đất như đã thoả thuận ttong hợp đồng;

– Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì phải chịu trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ:

– Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận.

– Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền:

Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vi trí, sổ hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

Được sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn.

Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ:

Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

Đăng kí quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

Đảm bảo quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể thực hiện nếu:

  • Sự xác nhận của các bên tham gia hợp đồng chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng đất bị hủy.
  • Quá trình vô hiệu hóa hợp đồng cần được thực hiện bởi công chứng viên đã thực hiện công chứng đối với bản hợp đồng trong thời điểm soạn thảo hợp đồng. (Lưu ý: nếu công chứng viên không thể thực hiện thì các thành viên khác trong tổ chức có thể tiếp nhận hồ sơ được lưu trữ).
  • Hợp đồng sau khi đã được hủy bỏ sẽ hoàn toàn vô giá trị và mọi giao dịch chuyển nhượng sẽ trở về thời điểm trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Bởi vậy, nếu bên chuyển nhượng không muốn bán đất nhưng bên nhận chuyển nhượng không đồng ý thì hợp đồng không thể được hủy bỏ. 

Tải xuống mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2022

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Phí dịch vụ công chứng tại nhà, Thành lập công ty, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được phép chuyển nhượng?

– Nhóm đất nông nghiệp.
– Đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong nhóm đất phi nông nghiệp (trừ Trường hợp không được nhận chuyển nhượng theo quy định của Điều 39, 40 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng?

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và thực hiện thông qua hợp đồng. Phải làm thủ tục và nộp tại văn phòng đãng kí quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình để giảm bớt khó khăn trong việc đi lại cho những cá nhân sử dụng đất ở nông thôn, pháp luật tạo điều kiện cho họ nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất.

Chuyển nhượng như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài không bị hạn chế về quyền giao dịch đất và được bảo hộ như những đối tượng khác. Khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cấp sổ đỏ thể hiện quyền sử dụng đất, chủ sở hữu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

5/5 – (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *