Mẫu Hóa Đơn Bán Lẻ Nhà Thuốc (Mới nhất 2022)

Hóa đơn bán lẻ đang được sử dụng phổ biến trong đời sống của các cá nhân, tổ chức. Như vậy, hóa đơn bán lẻ là gì? Mẫu Hóa Đơn Bán Lẻ Nhà Thuốc? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của ACC:

InvoiceInvoice

Mẫu Hóa Đơn Bán Lẻ Nhà Thuốc

1. Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hoá đơn bán lẻ là một loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi người đi mua hàng hoá, dịch vụ. Loại hóa đơn này không có nhiều giá trị pháp lý và không được cơ quan thuế quản lý. Các cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế và in ấn hóa đơn để thuận tiện cho việc sử dụng

Hoá đơn bán lẻ bao gồm các nội dung:

  • Số hóa đơn
  • Ngày phát hành hóa đơn
  • Chi tiết về người mua
  • Chi tiết của người bán
  • Số lượng, trọng lượng
  • Đơn giá
  • Tổng cộng
  • Giảm giá (nếu có)
  • Chữ ký của người bán

Trên thị trường hiện nay đang được lưu hành 3 loại hóa đơn bán lẻ và mỗi loại hóa đơn sẽ phù hợp với từng đối tượng kinh doanh nhất định.

– Thứ nhất, đó chính là hóa đơn bán lẻ 1 liên

Đây là loại hóa đơn chỉ có 1 liên duy nhất. Liên này sẽ chỉ được giao cho người mua và mục đích chính là tạo sự minh bạch trong mua bán. Hóa đơn này thường được in thành quyển và dễ dàng xé ra khi bán hàng. Tùy vào nhu cầu mà chỉ kinh doanh có thể lựa chọn khổ giấy phù hợp.

– Thứ hai, đó chính là hóa đơn bán lẻ 2 liên

Loại hóa đơn này thường sẽ gồm 2 liên với 2 màu khác nhau. Liên 1 sẽ được giao cho khách hàng và liên 2 sẽ do cửa hàng giữ. Liên 2 chính là bản sao của liên 1 và người ta thường dùng giấy in kim để in sao kê nội dung của liên 1.

Liên 2 được giữ lại với mục đích chính là giữ lại bản sao để lưu trữ cũng như đối chiếu việc xuất hàng hóa. Hóa đơn bán lẻ 2 liên thường sẽ được dùng ở các doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh sản phẩm có bảo hành, chính sách đổi trả rõ ràng và cần lưu lại thông tin để đối chiếu về sau. Hóa đơn sẽ được đánh số và liên 1, liên 2 sẽ được đánh số giống nhau để việc đối chiếu thông tin được dễ dàng hơn.

– Thứ ba, đó chính là hóa đơn bán lẻ 3 liên

Loại hóa đơn trong đó, liên 2,3 là bản sao của liên 1 thì được gọi với tên gọi đó chính là hóa đơn 3 liên. Hóa đơn này được sử dụng khi doanh nghiệp, cửa hàng cần thêm liên để lưu trữ cũng như giao cho khách hàng và đơn vị trung gian như đơn vị vận chuyển, bán hàng qua mạng,…

Trên thực tế thì hóa đơn bán lẻ không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế nhưng nó cũng đóng những vai trò quan trọng như: Chứng minh được giao dịch đã diễn ra giữa 2 bên, là bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp và thể hiện chi tiết nội dung giao dịch mua bán.

2. Bán lẻ thì có cần hóa đơn hay không? Tại sao cần phải sử dụng hóa đơn bán lẻ

Theo nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC: trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần bán, nếu người mua không lấy hóa đơn hay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung: “người mua không lấy hóa đơn” hay “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”

Trường hợp bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì người bán sẽ không cần phải lập hóa đơn cho từng lần nhưng cuối ngày phải lập một hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền đã bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày kèm theo Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ  hoặc bảng tổng hợp dữ liệu hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ngày. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn sẽ ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Mặc dù không có nhiều giá trị về mặt pháp lý hay về thuế, nhưng hóa đơn bán lẻ cũng có vai trò quan trọng đối với người bán với người mua trong việc:

– Chứng minh được sự mua bán giữa 2 bên. Nếu 2 bên xảy ra tranh chấp thì hóa đơn bán lẻ sẽ là một bằng chứng quan trọng.

– Thể hiện nội dung việc mua bán diễn ra (theo tên hàng hóa, số lượng, thành tiền, ngày tháng,…)

3. Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán lẻ

Theo nội dung được quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC:

  • Đối tượng chính được cấp hóa đơn bán lẻ bao gồm: những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.
  • Đối với những trường hợp tổ chức không phải là DN hay hộ và cá nhân không kinh doanh mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.

4. Nội dung của mẫu hóa đơn bán hàng hợp lệ

Một mẫu hóa đơn bán hàng được gọi là đẹp không chỉ có ở hình thức bên ngoài mà còn cả nội dung bên trong phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết.

  • In tên hóa đơn, ký hiệu và mẫu số hóa đơn có kèm số thứ tự (in số nhảy)
  • Tên liên hóa đơn bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán (mua)
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ. Thành tiền chưa thuế và đã bao gồm thuế VAT
  • Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, người bán, dấu của người bán (nếu có). Và ngày tháng, năm lập hóa đơn.

5. Mẫu hóa đơn bán hàng phổ biến

Hiện nay, có nhiều mẫu hóa đơn bán lẻ đang được lưu hành. Tuy nhiên, hầu hết đều theo mẫu phổ biến dưới đây. Mỗi cửa hàng hay doanh nghiệp có thể “biến hóa” thêm các mẫu hoa văn để hóa đơn thêm bắt mắt. Hoặc có thể mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm, có rất nhiều mẫu hóa đơn bán lẻ để người mua lựa chọn.

5.1. Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia theo Thông tư 78

TÊN ĐƠN VỊ DỰ TRỮ:

HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

(Chỉ sử dụng cho bán hàng dự trữ quốc gia)

Ngày…….tháng …..năm ….

Ký hiệu:… ………. .

Số… ………. ………..

 

Đơn vị bán hàng:………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………..

Số tài khoản:………………………………………………

Điện thoại: ………………………..MST:………………………………………………

 

Tên người mua hàng:…………………………………………………….

Số CMND/CCCD/ Hộ chiếu:………………………………………………

Đơn vị:……………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

Số tài khoản tại ngân hàng:………………………………………………

Hình thức thanh toán:…………………….. MST:……………………….

 

Số TT

Tên hàng hoá

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

a

b

c

1

2

3 = 1×2

Cộng tiền bán hàng:

Số tiền viết bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

5.2. Mẫu Hóa Đơn hàng chung

TÊN CỬA HÀNG HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Địa chỉ:………………………..
ĐT:…………………………….. Mặt hàng bán (Hoặc ngành nghề kinh doanh)

Tên khách hàng:…………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………

Mẫu hóa đơn bán hàng

Thành tiền:………………………………………………………………………………………………………

Ngày ……… tháng ……… năm 20………

KHÁCH HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG

Sửa

5.3. Mẫu hóa đơn bán lẻ của doanh nghiệp

LOGO CÔNG TY CÔNG TY TNHH………..

MST:

Văn phòng đại diện chi nhánh ……….

Địa chỉ: ………………………..

Website: ………………….

HOÁ ĐƠN BÁN LẺ

Họ tên khách hàng:……………………………………………ĐT:………………………..….

Địa Chỉ:…………………………………………………………………………………………..

Số TT TÊN HÀNG HÓA VÀ QUY CÁCH SẢN PHẨM Đơn Vị Tính Số Lượng Đơn Giá Thành Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CỘNG:

Cộng thành tiền (Viết bằng chữ):…………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

Ngày ……tháng……năm 20….

Người mua hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bán hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

5.4. Mẫu Hóa Đơn Bán Lẻ Nhà Thuốc

Image 3Image 3

 

Việc tìm hiểu về hóa đơn bán lẻ sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong trường hợp cần phải sử dụng hóa đơn này, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Mẫu Hóa Đơn Bán Lẻ Nhà Thuốc? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *